Kho bạc Nhà nước Sơn La: 195 đơn vị đã chuyển tiền qua dịch vụ công trực tuyến
Theo báo cáo mới nhất từ Kho bạc Nhà nước Sơn La, tính đến ngày 31/10, trên địa bàn tỉnh có 251/260 đơn vị sử dụng ngân sách kết nối thành công với dịch vụ công trực tuyến của kho bạc.
Đã có tới 195 đơn vị đã thực hiện chuyển tiền qua dịch vụ công trực tuyến.
Thực hiện Công văn số 485/UBND-TH ngày 19/2/2019 của UBND tỉnh Sơn La về chuẩn bị các điều kiện và tham gia dịch vụ công trực tuyến, Kho bạc Nhà nước Sơn La đã liên tục tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn. Nhờ đó, với 251/260 đơn vị tham gia thành công dịch vụ công trực tuyến, Kho bạc Nhà nước Sơn La đã hoàn thành được 97% kế hoạch. Trong đó đã có tới 195 đơn vị thực hiện chuyển tiền qua dịch vụ công trực tuyến.
Theo ông Nguyễn Thế Chất, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Sơn La, thuận lợi lớn nhất của đơn vị là nhận được sự chỉ đạo sát sao của Kho bạc Nhà nước Trung ương cũng như sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La.
“Nhờ tuyên truyền, vận động, đến nay phần lớn các đơn vị đều đồng thuận trong triển khai, tích cực phối hợp và chuẩn bị các điều kiện để tham gia dịch vụ công trực tuyến Kho bạc Nhà nước. Qua sử dụng, các đơn vị này cũng đều nhiệt tình tham gia, thấy được tiện ích trong việc chuyển chứng từ thanh toán qua dịch vụ công là tiết kiệm thời gian, không phải đến trụ sở Kho bạc Nhà nước, có thể chuyển chứng từ ngoài giờ, luôn thấy được trạng thái chứng từ mình chuyển, tự in được chứng từ báo nợ”, ông Nguyễn Thế Chất chia sẻ.
Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Sơn La cũng chia sẻ, 3% hiện chưa tham gia dịch vụ công trực tuyến hầu hết là những đơn vị có thay đổi bộ máy (giải thể, sáp nhập) nên chờ kiện toàn chức danh chủ tài khoản, do vậy còn chậm tham gia dịch vụ công.
Video đang HOT
Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn lớn nhất của dịch vụ công trực tuyến đó là đôi khi đường truyền vào giờ cao điểm còn khá chậm. Hơn nữa, một số đơn vị vẫn còn tư tưởng trọng chứng từ giấy, chưa tin tưởng vào chứng từ điện tử.
Theo ông Nguyễn Thế Chất, từ nay đến cuối năm, Kho bạc Nhà nước Sơn La sẽ tiếp tục đôn đốc, tuyên truyền để hết năm 2019 đạt 100% các đơn vị sử dụng ngân sách tuyến tỉnh.
Bên cạnh đó, hiện KBNN đã bước đầu làm việc với các đơn vị sử dụng ngân sách tuyến huyện, xã. Với những đơn vị này, nhìn chung, khó khăn vướng mắc sẽ nhiều hơn các đơn vị đi trước như yếu tố như cơ sở vật chất, vị trí địa lý và nhất là năng lực của cán bộ kế toán cấp xã (đặc biệt là những xã vùng xa xôi, xã 30A, vùng sâu vùng xa…).
“Tuy nhiên, với dịch vụ công trực tuyến, tôi tin rằng khi những đơn vị này kết nối thành công thì tiện ích mà dịch vụ này mang lại cho họ sẽ rất nhiều, nhất là tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại do quãng đường xa xôi, cách trở. Đó là ý nghĩa lớn nhất là dịch vụ công trực tuyến kho bạc nhà nước mang lại”, ông Nguyễn Thế Chất khẳng định.
Thùy Linh
Theo haiquanonline.com.vn
Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc đang phát huy hiệu quả
Dịch vụ công trực tuyến là một bước quan trọng trong Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Đến nay, dịch vụ công trực tuyến đã và đang được toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước nỗ lực mở rộng tới toàn bộ các đơn vị sử dụng ngân sách.
Lượng khách hàng trực tiếp đến Kho bạc Nhà nước đã giảm hẳn kể từ khi dịch vụ công trực tuyến được triển khai. Ảnh Thuỳ Linh.
Triển khai trên toàn hệ thống
8 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã quyết liệt triển khai dịch vụ công trực tuyến tại tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Kho bạc Nhà nước thành phố, quận, thị xã. Kho bạc Nhà nước đã chủ động nâng cấp, hoàn thiện hiệu năng chương trình dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước cũng đã tích cực tuyên truyền, chủ động triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Theo thống kê mới nhất của Kho bạc Nhà nước, tính đến hết ngày 31/8/2019, trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước đã có 40.273/117.984 đơn vị đăng ký sử dụng dịch vụ công chiếm tỷ lệ 34,13% tổng số đơn vị giao dịch (trong đó có 426 đơn vị giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước và 39.847 đơn vị giao dịch khác tham gia).
Cụ thể tại các địa phương, đơn cử như tại Kho bạc Nhà nước Bắc Giang, đến nay, trên toàn tỉnh Bắc Giang đã có 883/1.487 đơn vị sử dụng ngân sách tham gia dịch vụ công trực tuyến. Riêng tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước Bắc Giang có 193/259 đơn vị sử dụng ngân sách tham gia. Theo lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Bắc Giang, thực hiện kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước và chỉ đạo của UBND tỉnh, Kho bạc Nhà nước Bắc Giang tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị sử dụng ngân sách, phấn đấu đến quý 1/2020, 100% các đơn vị sử dụng ngân sách có giao dịch tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện sử dụng dịch vụ công trực tuyến của kho bạc.
Hay như tại Thái Nguyên, tính đến hết tháng 7 vừa qua, Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên đã triển khai dịch vụ công trực tuyến đến tại 1.310/1.373 đơn vị sử dụng ngân sách, đạt 95% kế hoạch đề ra. Chỉ tính riêng trong tháng 7, đã có 28.524 bộ hồ sơ phát sinh thực tế tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, trong đó có 14.929 bộ hồ sơ phát sinh qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến(chiếm 50% lượng chứng từ phát sinh qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên). Bình quân 1 ngày tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên phát sinh trên 600 chứng từ qua dịch vụ công trực tuyến.Và đến thời điểm hiện tại, đã có tới 100% đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tham gia dịch vụ công trực tuyến.
Thêm một ví dụ nữa tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai, thống kê đến giữa tháng 9, đã có 219 đơn vị sử dụng ngân sách tham gia dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước, đạt 92,4% tổng số đơn vị sử dụng ngân sáchcó giao dịch với Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước thành phố. Trong đó, tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai có 130 đơn vị và tại Kho bạc Nhà nước thành phố Lào Cai có 89 đơn vị. Tổng số bộ hồ sơ giao dịch thành công trên dịch vụ công trực tuyến là 9.471 đạt tỷ lệ 60% tổng số hồ sơ giao dịch và không có hồ sơ giao dịch quá thời hạn.
Đến nay, tại tất cả các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến các đơn vị sử dụng ngân sách. Theo đánh giá từ Kho bạc Nhà nước, hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã hoạt động thông suốt, ổn định, đảm bảo tính pháp lý, an toàn, quy định chi tiết cho từng dịch vụ.
Quy trình thông suốt
Có thể nói, dịch vụ công trực tuyến là một bước quan trọng trong Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Hoạt động này là tiền đề cho việc hiện đại hóa công tác kiểm soát chi của hệ thống Kho bạc Nhà nước theo hướng: Hồ sơ, chứng từ chi ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách được gửi đến dịch vụ công trực tuyến; từ đó những hồ sơ, chứng từ được phân loại, xử lý ở các cấp độ khác nhau trên hệ thống lõi TABMIS như chi thường xuyên, chi đầu tư hay chi khác nên bảo đảm minh bạch.
Qua dịch vụ công trực tuyến, lãnh đạo Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện quản lý được cán bộ của mình bằng việc kiểm soát, nắm tình trạng xử lý hồ sơ kiểm soát chi ở từng bước, từng khâu của quy trình. Từ đó làm tăng tính trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi trong quá trình thực thi nhiệm vụ; làm cho hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước minh bạch hơn, rõ ràng hơn, phục vụ đơn vị, người dân tốt hơn.
Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án sẽ được hưởng nhiều lợi ích như: không phải mang hồ sơ thanh toán trực tiếp đến Kho bạc Nhà nước, tiết kiệm thời gian (do các hồ sơ, chứng từ, yêu cầu thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên đã được đơn vị sử dụng ngân sách nhập và truyền qua mạng đến Kho bạc Nhà nước).
Đồng thời trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến cung cấp các thông tin về thời gian, quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán thông qua các trạng thái như: "Kho bạc Nhà nước từ chối hoặc tiếp nhận hồ sơ"; "Kho bạc Nhà nước đang xử lý hồ sơ"; "Kho bạc Nhà nước đã thanh toán hoặc từ chối thanh toán", lý do từ chối thanh toán; "Hồ sơ sử dụng ngân sáchxử lý quá hạn". Điều này đã góp phần tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của Kho bạc Nhà nước, giúp các đơn vị sử dụng ngân sách biết được tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ của đơn vị mình.
Theo nhận xét của các đơn vị sử dụng ngân sách, các thủ tục như: đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; thủ tục giao, nhận và trả kết quả đối với hồ sơ kiểm soát chi, kê khai yêu cầu thanh toán đều dễ dàng cho các đơn vị tham gia. Các đơn vị sử dụng ngân sách đã truyền được chứng từ sang Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước đã thực hiện hoàn thiện chứng từ trên dịch vụ công trực tuyến, kết nối thành công vào Tabmis và trả báo nợ cho đơn vị theo đúng quy định.
Thùy Linh
Theo haiquanonline.com.vn
Phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm bằng 0,03% doanh thu Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm. Ảnh minh họa Theo dự thảo, người nộp phí là các tổ chức kinh doanh bảo hiểm đã được cấp phép thành lập và hoạt động tại...