Kho bạc bắt tay ngân hàng tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch
Thực hiện “số hóa” nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Kho bạc Nhà nước tiếp tục mở rộng phối hợp thu ngân sách với các ngân hàng thương mại.
Việc phối hợp thu ngân sách giữa KBNN và các NHTM đã giúp NNT không mất phí giao dịch chuyển tiền. Ảnh minh họa: H.T
Việc phối hợp không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách mà còn tăng cường cải cách hành chính, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Khách hàng tiếp tục hưởng lợi do không mất phí giao dịch
Ông Lưu Hoàng – Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ – Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, để mở rộng không gian, thời gian cho người nộp thuế (NNT), KBNN đã mở rộng phối hợp thu với 5 hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) mà KBNN có mở tài khoản tại đó ( Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và MB). Việc phối hợp thu ngân sách với các NHTM đã nhận được sự hưởng ứng và đồng tình của người dân, doanh nghiệp (DN) và NNT bởi họ nhận được rất nhiều thuận lợi.
Đơn cử như về mặt thời gian, nếu quy định tại KBNN chỉ làm việc tới 5h chiều thì tại các NHTM làm việc tới 6 – 7h chiều và còn làm cả ngày thứ 7. Hơn nữa, ngân hàng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch đặt tại nhiều nơi nên rất dễ dàng cho NNT thực hiện nghĩa vụ ngân sách được cả ngoài giờ hành chính và trong ngày nghỉ.
Phối hợp thu ngân sách với NHTM còn giúp cho việc làm chứng từ đơn giản hơn. “Trước đây khi làm chứng từ thu ngân sách, NNT phải khai báo rất nhiều thông tin. Nhưng bây giờ, các dữ liệu đã được cơ quan thuế và kho bạc truyền sang ngân hàng nên NNT chỉ còn khai báo một vài thông tin, do đó, việc khai báo, làm thủ tục nộp ngân sách đã được giảm đi rất nhiều bước” – ông Hoàng cho biết.
Đồng thời, trước đây, KBNN nhận được rất nhiều chứng từ “thương binh” (thiếu hoặc sai thông tin gì đó) nên các cán bộ kho bạc rất vất vả trong việc tra soát, đối chiếu số liệu rồi lại phải đợi khách hàng bổ sung hồ sơ, chứng từ. Nhưng hiện nay, thực hiện phối hợp thu và các chứng từ đều được đẩy lên mạng để truyền sang ngân hàng nên NNT bắt buộc phải hoàn thiện hồ sơ, chứng từ nên cán bộ kho bạc không phải tra soát nữa. Do đó, việc thanh toán vốn được đầy đủ, kịp thời và chính xác hơn. Việc đối chiếu số liệu giữa các cơ quan thuế – hải quan – kho bạc cũng rất thuận lợi.
Video đang HOT
Về phía các NHTM cũng được lợi rất nhiều vì phát triển thêm được dịch vụ cho khách hàng nên vừa giữ chân được các khách hàng cũ vừa thu hút được thêm khách hàng mới. Đồng thời, qua việc phối hợp thu ngân sách, thương hiệu của ngân hàng cũng được nâng lên nên các NHTM cũng rất hào hứng và quan tâm.
Từ kết quả phối hợp thu với 5 NHTM như vậy, Bộ Tài chính đã chỉ đạo KBNN tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, theo đó, KBNN đã tiếp tục mở rộng thí điểm phối hợp thu với 4 NHTM cổ phần (SHB, VPBank, SeaBank, Techcombank). Sau thời gian thí điểm, dự kiến cuối năm 2020, KBNN sẽ mở rộng phối hợp thu ra toàn hệ thống của 4 ngân hàng này và đến năm 2021 sẽ mở rộng ra tiếp với các hệ thống NHTM khác.
Đánh giá về việc mở rộng phối hợp thu với 4 NHTM cổ phần, ông Hoàng cho biết, ngoài những lợi ích tương tự như tại 5 NHTM nhà nước, NNT còn được hưởng lợi thêm ở lĩnh vực phí. Bởi cùng với việc mở rộng phối hợp thu, KBNN cũng đồng thời mở tài khoản tại các ngân hàng này nên DN có thể chọn bất kỳ NHTM mà mình có tài khoản ở đó và KBNN cũng có tài khoản tại đó để thực hiện nộp thuế sẽ không phải mất phí (vì cùng hệ thống, ngân hàng không tính phí). Do đó, ngoài việc nộp thuế, DN và NNT không mất khoản phí giao dịch này nữa.
Ngân hàng cam kết tạo thuận lợi nhất cho khách hàng
Như vậy, cho đến nay, KBNN đã phối hợp thu với 9 hệ thống NHTM (5 hệ thống NHTM nhà nước, 4 hệ thống NHTM cổ phần). Việc ký kết thỏa thuận này phù hợp với những nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa của KBNN đã và đang triển khai thực hiện trong thời gian qua để trở thành Kho bạc điện tử và hướng tới Kho bạc số với 3 không: “Không khách hàng giao dịch, không tiền mặt, không giấy tờ”. Đồng thời, với ngân hàng, đây cũng là bước chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường kinh doanh trong hoạt động, đổi mới phương thức phục vụ khi lấy người dân, DN làm trung tâm.
4 NHTM cổ phần được chọn để ký kết thỏa thuận phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử với KBNN đã cho thấy các cơ quan nhà nước đánh giá cao về mức độ an toàn, nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến, khả năng kết nối, đặc biệt đối với các dịch vụ công nghệ số/ điện tử để tăng cường tự động hóa/ đẩy nhanh tiến độ kết nối và xử lý giao dịch trên toàn mạng lưới của các ngân hàng này tới khách hàng… Việc hợp tác giữa KBNN và các NHTM sẽ giúp các ngân hàng sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, mở ra các kênh thanh toán tiện ích mới.
Ông Nguyễn Văn Lê – Tổng giám đốc SHB cho biết, SHB cam kết việc thực hiện thu, chi ngân sách luôn được triển khai trên hệ thống công nghệ hiện đại nhất, bảo đảm đúng quy trình nghiệp vụ, an toàn, chính xác.
Ông Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn và đầu tư VPBank, cũng cho biết theo thỏa thuận, KBNN sẽ phối hợp với VPBank trong việc mở và sử dụng hệ thống tài khoản chuyên thu của KBNN tại VPBank và thực hiện phối hợp thu, ủy nhiệm thu NSNN, kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu NSNN giữa VPBank và KBNN.
Thông qua đó, toàn bộ các khoản thu NSNN qua VPBank sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống các tài khoản chuyên thu của Kho bạc tại VPBank, đảm bảo tập trung kịp thời vào NSNN. Đồng thời, VPBank cũng thực hiện truyền thông tin về khoản thu sang Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan nhanh chóng, an toàn và thuận lợi…
Có thể thấy, với việc tiếp tục mở rộng phối hợp thu NSNN với các NHTM, KBNN đang thực hiện đúng với các bước cải cách trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã đề ra. Bước cải cách này cho thấy ngoài mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm phục vụ, KBNN còn tinh gọn được bộ máy để hoạt động hiệu lực hiệu quả hơn theo đúng tinh thần tại nghị quyết số 18- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Lãi suất ngân hàng có khả năng giảm tiếp trong các tháng cuối năm
Kết quả cuộc điều tra Xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV/2020 vừa được Vụ Dự báo, Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố.
Lãi suất ngân hàng có khả năng giảm tiếp trong các tháng cuối năm (ảnh minh họa)
Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 25/8/2020 đến ngày 14/9/2020, đối tượng là toàn bộ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 97%.
Tiếp tục xu hướng dự báo của kỳ trước, tại kỳ điều tra này, mặt bằng lãi suất huy động-cho vay được kỳ vọng giảm trong quý IV/2020 và cả năm 2020. Bình quân kỳ vọng chung toàn hệ thống, mặt bằng lãi suất thị trường được kỳ vọng giảm 0,1% trong quý IV/2020.
Thực tế ghi nhận từ thị trường, lãi suất kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng ở một số ngân hàng chỉ còn từ 3,1-3,6%/năm, thấp hơn nhiều so với trần quy định 4%. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm hàng loạt lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống. Tại một vài ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng đã về dưới 3%/năm...
Với lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng tiếp tục đưa ra gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cho biết đang triển khai gói tín dụng ưu đãi dành riêng cho bà con nông dân. Khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn đối với mục đích sản xuất, chế biến và thương mại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sẽ được hỗ trợ vay lãi suất từ 9,5%/năm. Gói vay ưu đãi này hỗ trợ khách hàng hạn mức vay đến 85% nhu cầu về vốn, thời hạn vay dài cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác như thủ tục tinh gọn, thời gian xử lý hồ sơ nhanh, ưu đãi phí trả nợ trước hạn...
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng vừa công bố giảm lãi suất vay lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Agribank đã giảm lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên, đưa lãi vay ngắn hạn về tối đa 4,5%/năm; lãi vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm.
Tiếp nối đà giảm, lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng thương mại từ đầu tháng 10 đến nay tiếp tục được điều chỉnh, đặc biệt với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng xuống dưới 6%/năm, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Biểu lãi suất mới nhất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho thấy tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại đây chỉ còn được hưởng lãi suất 5,8%/năm, giảm 0,2%/năm so với đầu tháng 9/2020.
Cũng với bước giảm tương tự, mức lãi suất cao nhất tại Vietcombank nay chỉ còn 5,9%/năm dành cho tiền gửi kỳ hạn 24 tháng. Đặc biệt, với kỳ hạn 6 và 9 tháng, thay vì mức lãi suất từ 4,4 - 4,5%/năm thì nay giảm còn 4 - 4,1%/năm, bằng mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.
Xu hướng giảm cũng ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với bước giảm từ 0,2 - 0,3%/năm tùy từng kỳ hạn. Lãi suất gửi tiền từ 12 tháng trở lên chỉ còn 5,8%/năm, cũng là mức lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này, thay vì mức 6%/năm trước đó.
Không chỉ ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước mà ngay cả tại các ngân hàng tư nhân, lãi suất cũng tiếp tục giảm mạnh. Như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) niêm yết lãi suất huy động 12 tháng giảm từ 6,5%/năm xuống còn 6%/năm, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) dao động từ 5,3 - 5,7%/năm cho kỳ hạn tương tự thay vì mức 5,7 - 6,2%/năm trước đó.
Theo Bộ phận nghiên cứu Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research), lãi suất tiền gửi VND đã giảm mạnh từ đầu tháng 5 đến nay, tổng cộng từ 1,2 - 2,5%/năm ở tất cả các kỳ hạn, đưa lãi suất về mức rất thấp. SSI nhận định yếu tố chính tác động đến lãi suất tiền gửi thời gian tới vẫn là đầu ra tín dụng và kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ giảm thêm từ 0,1 - 0,3%/năm trong quý IV/2020.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 14/9/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, lãi suất ưu đãi cho vay mới đã giảm từ 0,5 - 2,5%/năm so với thời trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, doanh số từ ngày 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310.000 khách hàng.
Doanh nghiệp hưởng lợi từ lãi vay giảm Mặt bằng lãi suất đi xuống đang góp phần giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực chi phí lãi vay, hỗ trợ phục hồi sau dịch Covid-19 Cùng với động thái giảm lãi suất huy động, nhiều ngân hàng (NH) thương mại tiếp tục công bố điều chỉnh giảm lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế. Tín hiệu...