Khinh thông gia nghèo nên làm đầy tháng cho cháu nội không mời, tới khi nhìn món quà trên tay nhà ngoại tặng cháu mẹ chồng mới đỏ mặt cúi đầu vì ngượng
“Lúc thấy bố mẹ em ngơ ngác đi vào nhà hàng, mẹ chồng em nói mát: ‘Thế mà ông bà cũng lên à…’”, nàng dâu tâm sự.
Chuyện hai bên thông gia không môn đăng hộ đối nên sống “ bằng mặt không bằng lòng” với nhau không phải hiếm gặp. Nàng dâu ở giữa chính là người khó xử nhất. Cũng giống như nàng dâu trong câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây.
Nàng dâu ấy tâm sự: “Ăn hỏi 9 tráp lễ, phong bì lễ đen 20 triệu, ngày cưới được chú rể đón bằng xe sang. Thật sự đám cưới của em có lẽ là ước mơ của nhiều cô gái trẻ. Ngày ấy em cũng nghĩ mình may mắn thật song tới khi bước chân về nhà chồng rồi em mới thấm, mọi thứ không hề nhung lụa như vẻ bề ngoài các chị ạ.
Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ chuyện nhà ngoại em không môn đăng hộ đối với nhà nội. Nhà em kinh tế không khá giả gì. Ngược lại bố mẹ chồng em đều là cán bộ nghỉ hưu, nhà đất rộng, ông bà xây mười mấy phòng cho thuê. Trung bình mỗi tháng cũng thu về hai mấy, ba mươi triệu. Thế nên ai nhìn vào cũng bảo em lấy chồng như kiểu chuột sa chĩnh gạo.
Ảnh minh họa
Bố chồng em thì không vấn đề gì chỉ có mẹ chồng em là ghê gớm tính toán. Ngày trước lúc vợ chồng em yêu nhau là bà không ưng em lắm đâu vì nhà em nghèo bà bảo không xứng về làm dâu nhà bà. Chồng em làm công tác tư tưởng mãi bà mới chịu.
Sau cưới, biết thân biết phận, em lúc nào cũng phải cố gắng dốc tâm dốc sức vì nhà chồng, chiều mẹ chồng quá chiều vong mới được bà dần chấp nhận. Cũng may bản thân em công ăn việc làm ổn định, sống không phụ thuộc kinh tế, tài chính nhà chồng nên cũng đỡ.
Có điều đối với thông gia, mẹ chồng em vẫn xem thường lắm. Từ ngày vợ chồng em lấy nhau có mấy khi bà đặt chân tới cổng nhà em. Có lần bà còn nói thẳng với em là bà không thích về mấy chỗ nhà quê, nhìn thôi đã thấy ghê người.
Thật chứ nghe mẹ chồng nói em thấy tủi thân kinh khủng lại thương bố mẹ mà cũng chỉ biết im lặng. Khổ nỗi, bố mẹ em dưới quê lại sống tình cảm, nhà có việc gì cũng mời thông gia rồi mùa nào thứ đó, hoa quả rau tươi là cứ gửi ô tô biếu bố mẹ chồng em đầu tiên. Nuôi được con gà cũng thế, có khi nhà còn chưa được ăn đã bắt ngay con đầu đàn gửi biếu thông gia. Thế mà mẹ chồng em có hiểu cho tấm lòng của họ.
Video đang HOT
Có hôm thấy em ra bến nhận rau dưa bố mẹ gửi lên, mẹ chồng em chép miệng lắc đầu: ‘Con bảo với mấy người nhà con đừng gửi những thứ này lên, chỉ tổ rác nhà’.
Từ hôm ấy em tuyệt đối không cho bố mẹ gửi đồ lên nữa. Nhất là hôm qua ông bà nội làm đầy tháng cho con em. Vì là con đầu cháu sơm nên ông bà tổ chức lớn lắm. Bà đặt nhà hàng hơn chục mâm mời tất cả họ hàng nhưng tuyệt nhiên không đả động gì tới việc mời ông bà ngoại lên dự.
Sau chồng em nói quá, bà mới cau mặt gọi cho bố mẹ em song giọng bà khó chịu lắm: ‘Nếu ông bà lên được với cháu nó thì tốt, không lên được cũng không sao. Tôi sợ ông bà đã không có lại phải đi lại tốn kém thì khổ’.
Cách nói chuyện của bà đến chồng em nghe còn lắc đầu ngao ngán nhưng anh ấy bảo em: ‘Tính mẹ vậy rồi, em đừng để ý chấp nhặt với bà làm gì’.
Tất nhiên, em cũng chẳng dám tỏ thái độ. Đồng thời em vẫn bảo bố em cứ lên dự tiệc đầy tháng của cháu. Lúc thấy bố mẹ em ngơ ngác đi vào nhà hàng, mẹ chồng em nói mát: ‘Thế mà ông bà cũng lên à. Tôi đã bảo rồi, ông bà đã không có điều kiện thì việc gì phải bày đặt đi lại cho khổ’.
Bố em không nói gì, mẹ em cười tươi lấy trong túi chiếc hộp đựng chiếc lắc vàng đưa vào tay em rồi nhìn mẹ chồng em bảo: ‘Đầy tháng cháu chúng tôi chẳng biết cho cháu cái gì nên đánh tặng con bé chiếc lắc 2 cây. Nhờ mẹ nó giữ hộ để khi nào nó lớn hơn chút thì đeo cho nó’.
Ảnh minh họa
Mấy người ngồi bên thấy thế không ngớt lời khen ông bà ngoại chu đáo. Mẹ chồng em cũng nghệt mặt nhìn. Từ đó em để ý thái độ của bà thay đổi hẳn. Bà vồn vã nói cười với thông gia chứ không kiểu kênh kiệu xem thường bên nhà em như trước nữa.
Nói thật, chiếc lắc bà ngoại tặng con em là tiền em bỏ ra mua rồi đưa cho bà cầm tặng cháu cho có hình thức. Em làm vậy là muốn cho mẹ chồng phải thay đổi thái độ với thông gia. Không ngờ em chơi chiêu này lại hiệu quả trông thấy các chị ạ”.
Theo dõi hết câu chuyện của nàng dâu này, ai cũng phải công nhận mẹ chồng cô có phần nghê gớm và cổ hủ. Đúng là đi làm dâu, để chiều được lòng nhà chồng không hề đơn giản, tất cả đều phải lựa vào hoàn cảnh, lựa tính mẹ chồng mà theo. Giống như cách làm của cô con dâu này cũng khá khéo léo, vừa làm đẹp mặt bố mẹ lại vừa thay đổi được thái độ của mẹ chồng, quả là trọn vẹn cả đôi đường.
Theo toquoc
Thông gia gửi đôi gà trống thiến biếu Tết, mẹ chồng nguýt: "Chỉ tổ bẩn nhà", con dâu nghe vậy phản ứng gắt ngờ đâu lại "bẻ gẫy" được thái độ của bà
"Bao năm nay, Tết nào bố mẹ em cũng lễ nghĩa đầy đủ gửi xuống biếu thông gia như thế nhưng có bao giờ nhà chồng em nói được lời cảm ơn...", nàng dâu kể.
Biếu Tết thông gia là nét đẹp văn hóa của người Việt bởi Tết đến xuân về chính là dịp để hai nhà qua lại, thể hiện tình cảm với nhau. Không cần những món quà quá giá trị, đôi khi chỉ là hộp bánh hay cân giò cũng đều đáng trân trọng. Tuy nhiên, bà mẹ chồng trong câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây khi nhận được quà Tết quê của thông gia lại tỏ thái độ miệt thị ra mặt khiến nàng dâu vô cùng bức xúc. Có điều màn phản ứng "gắt" của cô mới thực sự là điều khiến cư dân mạng tỏ ra thích thú.
Cô con dâu chia sẻ: " Không nhắc tới thì thôi, nhắc tới lại thấy chán các chị ạ. Tính tới Tết này là em cũng cưới được 4 năm rồi mà năm nào cũng thế, cứ 22, 23 Tết bố mẹ đẻ em lại gửi lá rong, gạo nếp với gà xuống dưới này biếu bố mẹ chồng em. Gọi là cây nhà lá vườn, của ít lòng nhiều cho hai nhà thêm tình cảm.
Bài chia sẻ đang thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng
Bố mẹ em chỉ làm nông, không lương lậu gì nên quà cáp ngày Tết chỉ có vậy. Em bảo họ không phải cầu kỳ nhưng tính bố mẹ em 'đầu đuôi' lắm. Mỗi lần nghe em gàn, bố em lại gằn giọng: 'Con thì biết gì. Đấy là chuyện người lớn, thông gia với thông gia. Không như thế thì còn gì tình cảm nữa'.
Mà không phải chỉ ngày Tết đâu, trong năm cứ mùa nào thứ ấy nhà có hoa quả, trái cây vào vụ là kiểu gì bố mẹ em cũng gửi theo xe xuống biếu thông gia rồi gọi điện hỏi han ân cần các kiểu.
Bố mẹ em thì như thế nhưng đằng nhà chồng em thì nhạt nhẽo lắm. Nhất là mẹ chồng em lúc nào cũng tính toán sân si từng tí. Bà luôn tự hào với cái hộ khẩu thủ đô của mình, coi thường thông gia quê mùa ra mặt. Ngày trước em với chồng cũng phải đấu tranh khốn khổ bà mới cho cưới nhưng thái độ coi thường thông gia thì vẫn còn nguyên theo năm tháng.
Đến hôm qua cũng thế, 22 Tết bố em lại gói 100 chiếc lá rong, 20 cân gạo nếp cẩm cùng đôi gà trống thiến xuống biếu bố mẹ chồng em. Tắc đường, đi mất gần tiếng đồng hồ em mới ra bến lấy đồ về được. Thế mà vừa thấy con dâu xách lồng gà với tệp lá bánh vào sân, mẹ chồng em chép miệng xua tay luôn: 'Từ sang năm con bảo với bố mẹ con không phải gửi mấy thứ này xuống làm gì nữa cho chật nhà ra nhé. Mấy cái đồ nhà quê này bảo quý hóa chứ tôi ra ngõ ới 1 tiếng là người ta mang tới tận cửa còn làm sạch sẽ chỉ việc cho vào nồi. Đằng này mất công thịt bẩn cả sân'.
Thật chứ nghe mẹ chồng nói mà em nghẹn ứ cổ họng. Bao năm nay, Tết nào bố mẹ em cũng lễ nghĩa đầy đủ gửi xuống biếu như thế nhưng có bao giờ nhà chồng em nói được lời cảm ơn, hay giục con trai con dâu gửi đồ biếu lại. Nhà em đã không trách thì thôi bà còn ăn nói kiểu đó.
Nghĩ ức quá, em nhấc luôn lồng gà lên tay đáp lời: 'Vâng, nếu mẹ không thích thì từ sang năm con sẽ dặn bố mẹ con không gửi xuống biếu nhà mình nữa. Có điều mẹ ạ, với mẹ có thể những thứ đồ nhà quê này là không đáng giá, mẹ hô một tiếng người ta sẽ mang tới tận nhà song đó lại là mồ hôi công sức, là tấm lòng, tình cảm của bố mẹ con dành cho thông gia. Nếu mẹ hiểu được điều đó có lẽ mẹ sẽ thấy khác ạ.
Nếu đôi gà cùng những đồ bố mẹ con chuyển tới làm mẹ khó chịu tới vậy thì để con gửi ngược theo xe trả lại cho bố mẹ con ạ'.
Có lẽ từ ngày về làm dâu, đây là lần đầu tiên mẹ chồng thấy em phản ứng gay gắt như thế. Có điều em không nói sai nên bà cũng tần ngần nhận ra mình có phần quá đáng. Cộng thêm đúng lúc bố chồng em đi chơi về, đứng ngoài nghe hết mọi chuyện ông liền lên tiếng: 'Tôi không biểu bà có đầu óc suy nghĩ không nữa. Thông gia chúc Tết nhau là điều đáng trân trọng mà bà lại nhìn vào giá trị món quà để đánh giá. Con dâu nói đúng, tất cả những đồ ông bà thông gia gửi đều xuất phát từ tình cảm, tấm lòng của họ. Bà không biết cảm ơn thì thôi còn ăn nói linh tinh'.
Ảnh minh họa
Nói xong bố chồng em đỡ lấy đôi gà trên tay em rồi ông sai bà đi đun nước thịt gà, ngâm gạo gói bánh còn ông thì vào nhà gọi điện cho bố mẹ em cảm ơn. Mẹ chồng em lúc đó không nói gì nhưng sáng nay mẹ em gọi xuống kể tối qua bà cũng gọi lên cảm ơn bố mẹ em trên đó, còn nói chuyện rôm rả tình cảm hơn mọi năm nhiều. Em nghĩ phản ứng của em hôm qua đã phát huy tác dụng".
Theo dõi hết câu chuyện của nàng dâu này, hầu hết mọi người đều chung nhận xét rằng mẹ chồng của cô có phần quá đáng thật sự khi không biết trân trọng tấm lòng của thông gia. Với tình huống như vậy thì cô con dâu phản ứng thế cũng là điều dễ hiểu. Trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu đôi khi không phí cứ nín nhịn đã là tốt. Có những lúc ta nên thẳng thắn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình để đôi bên hiểu nhau. Có như thế không khí gia đình mới vui vẻ thoải mái được.
Theo Helino
"Thông gia đại chiến" chỉ vì con cho cháu về quê chơi, đến khi nhân vật này chính thức lên tiếng mẹ chồng mới đuối lý "nhận thua" Rất nhiều chị em muốn nghe hồi kết của câu chuyện, xem cô vợ này sẽ xử lý chuỗi rối ren này thế nào. Bởi có không ít bà mẹ có con nhỏ cũng từng rơi vào hoàn cảnh như trên. Mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đã là vấn đề muôn thuở. Bên cạnh đó, thông gia chỉ bằng mặt mà...