Khinh khí cầu “rơi” xuống đất, được người dân hợp sức đẩy lên
Chiếc khinh khí cầu rất lớn chở theo 12 người bất ngờ gặp sự cố làm mất độ cao, suýt phải hạ cánh xuống khuôn viên một trường học tại Nijkerk, Hà Lan.
Báo Daily Mail ngày 25/9 đưa tin: Vụ việc xảy ra tại khu đô thị Nijkerk thuộc tỉnh Gelderland ở miền Trung Hà Lan. Chiếc khinh khí cầu rất lớn trên đó có 12 người bỗng bị mất độ cao, gần như “rơi” xuống và suýt phải hạ cánh trên tuyến đường đi xe đạp của trường trung học Corlaer.
Chiếc khinh khí cầu bất ngờ mất độ cao, suýt phải hạ cánh bất đắc dĩ.
Cảnh quay trong video sau đó được trường Corlaer đăng lên mạng cho thấy hơn 10 người dân tình cờ chứng kiến sự việc nhanh chóng chạy tới, hợp sức nâng chiếc “giỏ” lớn (khoang chứa hành khách) có 12 người ngồi bên trong lên.
Người dân hợp sức giúp nâng khinh khí cầu lên, trong khi 12 hành khách vẫn ngồi trên “giỏ”.
Cùng lúc người điều khiển cố gắng tác dụng lực đẩy để giữ cho khinh khí cầu vẫn ở trên không trung, rồi dần được đẩy ra khỏi khu vực đông người tới khoảng trống an toàn để hạ cánh và xử lý sự cố.
Loài vật du hành không gian từ khi nào?
Trước khi con người khám phá vũ trụ, nhiều sinh vật sống, từ loài gặm nhấm đến linh trưởng được phóng lên không gian với mục đích nghiên cứu. Trong số này, nhiều con không sống sót trở về. Khoa học không quên ơn chúng.
Video đang HOT
Laika - con chó đầu tiên lên vũ trụ.
Từ khinh khí cầu đến phi thuyền
Khi chưa phát triển tên lửa, loài người đã đưa những loài vật lên bầu trời trên những khinh khí cầu để xem chúng có thể sống được trong điều kiện không khí lạnh và loãng hay không.
Sau Thế chiến thứ Hai, người Mỹ đã tiến hành nhiều chuyến bay khí cầu không người điều khiển ở độ cao tương đối, mang theo những "hành khách" đặc biệt như các loại chuột, mèo, chó, ếch, cá vàng và khỉ.
Chuyến bay chở thú vật thành công đầu tiên lên không trung được thực hiện vào tháng 9/1950,với 8 con chuột bạch trong một khoang điều áp, trên độ cao 30km. Sau 3 giờ 40 phút, khí cầu trở về Trái đất và các chú chuột đều khỏe mạnh.
Trước đó, một số thí nghiệm đã được thực hiện trên tên lửa. Vào ngày 20/2/1947, Mỹ phóng tên lửa V-2 của Đức mang theo những con ruồi giấm. Khi đạt đến độ cao 109 km, khoang chứa ruồi giấm được phóng ra. Cùng một chiếc dù, nó trở về Trái đất thành công, ruồi giấm đã được cứu sống.
Hai năm sau đó, vào tháng 6/1949, một con khỉ nâu tên là Albert II được phóng lên độ cao 134km. Không may, nó chết khi quay trở về do dù không mở. Sau đó, nhiều con khỉ khác được đưa vào vũ trụ trong những năm 1950 và 1960. Phần nhiều trong số chúng được cho dùng thuốc an thần để tránh hoảng loạn khi bị nhốt trong không gian chật hẹp của con tàu. Đáng buồn là hai phần ba trong số này không sống sót.
Người Nga cũng phóng nhiều loài vật vào không gian, hầu hết là chó. Trước khi Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay lịch sử ngày 12/4/1961, rất nhiều con chó được phóng lên trên những chuyến bay quanh Trái đất. Laika là một trong số này. Tuy nhiên, nó đã chết chỉ sau vài giờ bay, khi hệ thống điều hòa nhiệt bị hỏng khiến cabin nóng
quá mức.
Năm 1959, hai con khỉ sóc tên là Able và Baker trở thành những chú khỉ đầu tiên sống sót trong chuyến bay không gian. Chúng được buộc trong một cái hộp nhỏ lắp trong chóp hình nón ở đầu tên lửa Jupiter đưa lên độ cao 480km và sống sót sau 38 giờ và 9 phút trong tình trạng không trọng lực.
Sau khi quay trở về, Baker trở nên nổi tiếng, xuất hiện trên tạp chí Life và làm trò tiêu khiển cho những du khách trẻ đến thăm trung tâm không gian và tên lửa Mỹ ở Huntsville, Alabama. Đồng hành với nó, con Able, mặc dù sống sót trong chuyến bay nhưng đã chết vài ngày sau đó trong một cuộc phẫu thuật để lấy ra thanh điện cực bị nhiễm trùng. Còn khỉ Baker sống đến năm 1984.
Thám hiểm Mặt trăng
Khỉ Able (trái) và khỉ Baker bị buộc trong khoang trên phi thuyền chuẩn bị được phóng lên không gian.
Rùa là loài vật đầu tiên du hành quanh Mặt trăng, trước cả con người. Ngày 14/9/1968, một cặp rùa được tàu không gian của Liên Xô đưa lên quỹ đạo Mặt trăng và trở về nguyên vẹn.
Vào tháng 6/1969, một tháng trước khi cuộc đổ bộ Mặt trăng lần đầu tiên được thực hiện, một con khỉ được phóng vào không gian trong chuyến bay vòng quanh Trái đất 30 ngày để xác định xem tác động vật lý của một chuyến du hành không gian kéo dài. Nó được dạy cho cách tự ăn những viên thực phẩm được bào chế sẵn.
Tuy nhiên, khi sứ mệnh mới được một tuần, con vật trở nên uể oải, bơ phờ và sức khỏe suy sụp, buộc các nhà nghiên cứu phải đưa nó trở về Trái đất và nó qua đời vào ngày sau đó.
Apollo 17, phi vụ cuối cùng của chương trình Apollo, mang 5 con chuột có tên là Fe, Fi, Fo, Fum và Phooey cùng với phi hành đoàn Eugene Cernan, Harrison Schmitt và Ronald Evans lên Mặt trăng.
Những con chuột nằm trong khuôn khổ cuộc "Thí nghiệm tia vũ trụ sinh học", hay Biocore, nhằm tìm xem các tia vũ trụ trong không gian có làm hại não, mắt, da và các mô khác của chúng hay không. Chuột túi (Perognathus longimembris) được chọn do có kích thước nhỏ và khả năng chịu đựng cao sự căng thẳng của môi trường.
Chúng được cấy máy dò phóng xạ tí hon dưới da đầu, rồi cho vào một cái hộp tự duy trì đóng kín đặt ở mô đun chỉ huy, với thức ăn đủ để có thể sống được trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ. Trong số 5 con vật, một con có thể đã chết khi phi vụ mới bắt đầu với lý do không rõ. Bốn con còn lại bay xung quanh Mặt trăng.
Do Apollo 17 là phi vụ lập kỷ lục dài nhất khi Ronald Evans, phi công của mô đun chỉ huy và 4 con chuột đồng hành đã thực hiện 75 vòng quanh quỹ đạo Mặt trăng.
Khi những con chuột trở về Trái đất, chúng lập tức được đưa đến phòng thí nghiệm để mổ xẻ. Khám nghiệm cho thấy không có tổn hại nghiệm trọng nào ở não, võng mạc ở mắt và các bộ phận khác của chúng.
Vào những năm 1970, cá và nhện cũng gia nhập danh sách dài các con vật lên Mặt trăng. Năm 1975, nhiều con rùa đã có thời gian kỷ lục 90 ngày trong không gian trên phi thuyền Soyuz. Những năm 1980, những con sa giông đầu tiên được đưa lên vũ trụ.
Trong một phi vụ sau đó, các sa giông bị cắt cụt các chi trước để nghiên cứu tốc độ tái tạo trong không gian. Sa giông có khả năng đặc biệt tái tạo các chi đã mất, thậm chí sửa chữa những thương tổn ở tim, não, mắt và tủy sống.
Vào thế kỷ 21, các sinh vật đã trở nên quen thuộc trong các sứ mệnh không gian. Chuột, tắc kè và các động vật khác đã được nghiên cứu để tìm hiểu tác động của vi trọng lực đối với các quá trình sinh lý của cơ thể, chẳng hạn như tổn hại ở cơ và xương và lịch trình ngủ phản ứng như thế nào đối với căng thẳng khi ở trong
không gian.
Với việc NASA chuẩn bị đưa con người lên sao Hỏa, vẫn còn nhiều điều cần biết về tác động của bức xạ ion hóa đối với cơ thể trong quá trình du hành vũ trụ dài ngày. Không bao giờ là quá muộn để ghi nhớ các nhà nghiên cứu mà công trình của họ tạo thuận lợi cho các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ trong vũ trụ bao la, cùng những con vật tuyệt vời đã hy sinh vì khoa học.
Giám đốc cơ quan Vũ trụ Nga: Sao Kim là địa ngục thực sự "Bằng quan sát thiên văn từ xa phát hiện những dấu vết của hoạt động sống trong bầu khí quyển của sao Kim không thể coi là bằng chứng đầy đủ và khách quan về tồn tại sự sống trên hành tinh này". Đó là nhận định của ông Alexandr Bloshenko - Giám đốc cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) trước thông tin...