Khiêu khích nêu tọa độ tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa?
Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin đội tàu cá 32 chiếc của Trung Quốc đã bắt đầu thả neo và đánh bắt trái phép tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam kể từ 16 giờ 45 phút ngày 13/5.
Các con tàu chính thức xâm phạm quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam sau chuyến hành trình 173 tiếng đồng hồ (hơn 7 ngày), xuất phát từ tỉnh Hải Nam.
Đặc biệt, trong một tín hiệu có thể nhằm mục đích khiêu khích, truyền thông Trung Quốc còn nêu rõ địa điểm thả neo của tàu hậu cần cỡ lớn tại vị trí 6 độ 01 phút độ vĩ Bắc, 108 độ 48 phút độ kinh Đông, tại vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo truyền thông Trung Quốc, đội tàu sẽ đánh bắt trái phép tại vùng biển trong 40 ngày. Đội tàu bao gồm tàu hậu cần có độ choán nước 4.000 tấn và một tàu vận tải có độ choán nước 1.500 tấn. Các con tàu được trang bị các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất.
Tàu cá Trung Quốc bắt đầu thả neo, thả thuyền nhỏ chuẩn bị đánh bắt trái phép tại vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Video đang HOT
32 tàu cá Trung Quốc dự kiến sẽ đánh bắt trái phép tại Trường Sa trong khoảng thời gian 40 ngày.
Ngư dân Trung Quốc cẩu thuyền nhỏ hạ thủy chuẩn bị đánh bắt trái phép, vơ vét tài nguyên nghề cá ở khu vực Tây Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam
32 tàu cá Trung Quốc được giới chức nước này “trang bị tận răng”, hải quân, Hải giám ngầm bảo vệ và phát tín hiệu để chúng đánh bắt trái phép tại Trường Sa, động thái mang màu sắc chính trị nhằm ngầm tuyên bố cái gọi là “chủ quyền” phi lý, phi pháp và phi nghĩa của Trung Quốc ở Biển Đông – Trường Sa.
Ngư dân Trung Quốc hạ neo chuẩn bị đánh bắt trái phép tại vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trước đó, ngày 6/5, đội tàu đánh cá Đam Châu của Trung Quốc gồm 32 chiếc, đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam. Số tàu trên đều là tàu đánh cá cỡ lớn từ hơn 100 tấn trở lên, được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin liên lạc với đất liền 24/24 giờ.
Ngày 7/5, trên đường cơ động ra khu vực quần đảo Trường Sa để đánh bắt trái phép, 32 tàu cá Trung Quốc đã chạm trán tàu cá Việt Nam biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Thấy tàu cá Việt Nam, tàu cá Trung Quốc phải tìm đường vòng tránh.
Tuy nhiên không có va chạm nào giữa hai bên, báo chí Trung Quốc đưa tin thời gian hoạt động của đội tàu này tại Trường Sa, Việt Nam sẽ kéo dài trong khoảng 40 ngày.
Ngày 9/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 6/5, Trung Quốc cử đoàn 32 tàu cá đi đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan”.
“Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam”, ông Nghị nhắc lại.
Theo vietbao
Tàu du lịch Trung Quốc sắp ra Hoàng Sa
Một con tàu du lịch có thể chở 300 người của Trung Quốc sắp lên đường đưa khách du lịch đến Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền quần đảo của Việt Nam.
Ông Luo Baoming, đại biểu của tỉnh Hải Nam đến dự đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 của Trung Quốc, cho biết thông tin trên. Luo nói việc đưa du khách ra đảo nhằm phát triển cái gọi là Tam Sa, thành phố do Trung Quốc lập nên với tham vọng kiểm soát ba quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo Global Times, con tàu mới được tân tran mang tên Princess Yexiang, có thể chở 300 hành khách. Giá mỗi chuyến đi là 10.000 tệ, tương đương 1.600 USD. Ông Luo không nói chính xác thời điểm con tàu sẽ ra Hoàng Sa, nhưng các thông tin trên báo chí trước đó cho biết có thể là trong năm nay.
Một nhóm đảo thuộc Hoàng Sa, gần nơi Trung Quốc mới mời thầu dầu khí trái phép hồi cuối tháng 8, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Oceandots
Hôm thứ bảy, Trung Quốc cũng khởi công xây dựng một nhà máy khử muối trong nước trên quần đảo Hoàng Sa, cung cấp nước ngọt cho những người hiện sống trên Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo. Công trình này có thể lọc 1.000 mét khối mỗi ngày. Tiếp theo, Trung Quốc sẽ xây dựng một hệ thống thanh lọc nước mưa trên quần đảo.
Việt Nam nhiều lần khẳng định các hành động phát triển du lịch cũng như xây dựng hạ tầng trên quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam; nhiều lần yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay và không tái diễn các hoạt động tương tự.
Mới đây, ngày 11/10, phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị vừa có yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề nóng suốt cả năm nay, và dự kiến sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan trong tuần này ở Campuchia.
Theo VNE
Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa Ngày 9/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói rằng Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa; mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Hệ thống điện gió và điện năng lượng mặt trời ở...