Khi xe gặp nạn: Thoát hiểm bằng cách nào?
Dù trên thành xe có giá để búa nhưng không có búa
Những vật dụng bảo hộ trên xe khách như búa thoát hiểm, bình xịt cứu hỏa, dây an toàn… dường như đang bị quên lãng, khi hầu hết các xe khách từ xe của tư nhân đến xe của các công ty vận tải đều không có.
Nhiều ý kiến cho rằng, số người thiệt mạng trong vụ xe khách bị lũ cuốn trôi ở Hà Tĩnh có thể không lớn như vậy nếu ngay khi xảy ra tai nạn, những người trên xe có thể đập được nhiều ô cửa kính để thoát ra ngoài, chứ không phải chỉ một ô cửa duy nhất.
Hiện nay, dường như bản thân các nhà xe và hành khách đang quên đi những dụng cụ bảo hộ trên xe khách, những vật dụng tuy nhỏ nhưng sẽ rất hữu ích khi xe xảy ra sự cố, như búa thoát hiểm, bình xịt chữa cháy, dây an toàn… Đặc biệt là với những chiếc xe khách đời mới, kính xe được làm khá dày, khó vỡ và thường là loại kính liền, thành một khối với thân xe.
Búa thoát hiểm dùng đập vỡ kính xe trong trường hợp khẩn cấp, nó có đầu nhọn, thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách.
Tuy nhiên, thực tế trên các xe khách chạy liên tỉnh, đường dài hiện nay đều thiếu hoặc không có những vật dụng bảo hộ đó.
Chúng tôi lên một xe khách chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hóa, BKS 29T-89…, của HTX Dịch vụ vận tải thương mại TP, loại xe 47 chỗ, chiếc xe còn khá mới.
Trên khung cửa sổ xe, vị trí được thiết kế để đặt búa thoát hiểm, chỉ còn lại giá để búa, còn búa thì đã mất từ bao giờ, toàn bộ dây bảo hiểm dành cho hành khách đều không có.
Video đang HOT
Khi chúng tôi vặn hỏi, tài xế tên Lê Văn Huy biện bạch: “Khi đưa xe vào chạy một thời gian thì không còn thấy những chiếc búa ấy nữa, có thể do bị rơi, cũng có khi hành khách thấy nó “xinh xinh” nên lấy xem, rồi bỏ túi luôn. Thay rồi lại mất, biết bao nhiêu cho đủ. Với lại, để đấy cũng đâu có dùng tới”.
Trên kính xe cũng có dán chữ “ cửa thoát hiểm” nhưng dòng chữ khá mờ, khách đi xe phải để ý mới thấy được. Hơn nữa, dù biết là cửa thoát hiểm nhưng cũng chẳng ai biết thoát hiểm bằng cách nào, làm sao để thoát ra ngoài qua cái cửa kính đấy.
“Cửa thoát hiểm” – nhưng thoát hiểm bằng cách nào?
Khi chúng tôi hỏi một số hành khách đang đi trên xe về búa thoát hiểm, và cách thoát hiểm, họ đều tỏ ra ngơ ngác vì không biết chúng tôi hỏi cái gì.
“Tôi cũng không rõ lắm về cái này, đi một số xe có thấy nhưng cũng không để ý lắm, nó đâu liên quan đến mình. Lâu nay đi xe chỉ lên đi vậy thôi, chứ đâu có thấy ai nói gì đâu mà biết”, anh Trịnh Văn Quý, một hành khách trên xe cho biết.
Không chỉ thiếu búa thoát hiểm, trên xe chúng tôi đi còn không có cả dây an toàn ở các hàng ghế của hành khách. Gần 40 hành khách trên xe đều không có ai thắt dây an toàn. Chỉ duy nhất tài xế có dây an toàn, có lẽ vì đây là yêu cầu bắt buộc với tài xế xe ô tô khi tham gia giao thông.
“Theo thiết kế xe nào cũng có, nhưng nói thật, dân ta đi xe có bao giờ thắt dây an toàn đâu. Có khi mình bắt họ thắt, đến lúc mình quay đi họ lại tìm cách tháo ra ấy chứ. “Thượng đế” không thích mà mình vẫn ép họ thì khác nào đuổi họ đi xe khác. Khách không dùng thì tháo đi cho gọn, để cũng đâu làm được gì”, tài xế Huy cho biết thêm.
Ngoài việc thiếu các trang bị cứu hộ khi cần, các xe khách hiện nay cũng không hề có bất cứ chỉ dẫn, hay hướng dẫn nào cho các “thượng đế” của mình, làm sao để thoát hiểm khi xe xảy ra sự cố, những dụng cụ hỗ trợ nào cần dùng…
“Nói mấy cái đấy với hành khách, khác nào bảo họ xe của tôi không an toàn, có thể xảy ra sự cố bất kể lúc nào. Như thế ai còn dám đi xe của mình”, tài xế Huy biện minh.
Theo khảo sát của chúng tôi, tại hai bến Giáp Bát và Nước Ngầm một số xe chất lượng cao chạy tuyến liên tỉnh có trang bị búa thoát hiểm ở thành cửa kính xe. Tuy nhiên, những chiếc búa này lại được đặt ở vị trí khuất, sau những tấm rèm cửa, nên rất khó thấy nếu không chủ ý tìm kiếm. Như một số xe chạy tuyến Hà Nội – Thái Bình, Hà Nội – Thanh Hóa, Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Hà Tĩnh…
Còn hầu hết các xe khách hiện nay đều “lãng quên” dây an toàn, chúng bị nhà xe tháo bỏ, hoặc đẩy xuống gầm ghế cho khỏi… vướng. Theo các quy định an toàn xe khách hiện nay, chỉ bắt buộc thắt dây an toàn đối với người ngồi ở hàng ghế đầu của xe, các hàng ghế sau thì không bắt buộc, nên nhiều nhà xe bỏ qua thiết bị này.
Theo Bee
Honda Accord Crosstour bị triệu hồi tại Mỹ
Hơn 3.300 chiếc Honda Accord Crosstour phiên bản 2010 sẽ bị triệu hồi tại Mỹ do nguy cơ trục trặc túi khí trước bên ghế phụ.
Honda thông báo với Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) rằng túi khí bên ghế phụ phía trước có thể được lắp không đúng chuẩn kỹ thuật và trong trường hợp va chạm, túi khí có thể không nổ như dự kiến và có thể gây chấn thương nặng hơn cho trẻ nhỏ ngồi ở ghế trước không cài dây an toàn nếu túi khí nổ.
Hiện chưa có báo cáo về trường hợp tai nạn hay chấn thương nào liên quan đến lỗi này.
Honda cho biết các đại lý sẽ kiểm tra và thay mô-đun túi khí ghế phụ phía trước của các xe Accord Crosstour nếu thấy cần thiết. Tại Mỹ, việc triệu hồi xe sẽ bắt đầu muộn nhất là vào ngày 22/9.
Crosstour là phiên bản hatchback 4 cửa của mẫu Accord, với chiều cao xe được nâng lên một chút và có lựa chọn hệ dẫn động 4 bánh (AWD). Honda gọi đây là xe crossover.
Tại Mỹ, xe Honda Accord Crosstour có giá bán từ 29.670 USD đến 36.220 USD. Đây là một trong những mẫu xe được nhắc tới nhiều nhất trên thị trường ô tô Mỹ thời gian gần đây.
Mẫu xe có 2 phiên bản: EX và EX-L, đều được trang bị động cơ V6 i-VTEC 3.5L công suất 271 mã lực tại vòng tua 6.200 vòng/phút và mô-men xoắn 254 lb-ft. tại 5.000 vòng/phút.
Theo số liệu của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), mẫu crossover mới này của Honda có mức tiêu thụ nhiên liệu là 8,7 lít/100km đường trường và 13,1 lít/100km trong thành phố với hệ dẫn động cầu trước.
Trang bị tiêu chuẩn là hộp số tự động 6 cấp, còn tùy chọn là hệ dẫn động 4 bánh AWD cho phiên bản EX-L.
Honda ứng dụng công nghệ VCM cho phép "khoá" một nửa số xy-lanh của động cơ V6 i-VTEC 3.5L khi xe chạy chậm và tải nhẹ.
Nhật Minh
Theo Carscoop
Tổ chức lễ cưới trên không Cặp đôi người Bỉ, Jeroen - Sandra Kippers, vừa tổ chức đám cưới cách mặt đất 48,7m và sau đó còn mạo hiểm treo ngược người lơ lửng trên không trung để hôn nhau. Đám cưới được tổ chức lơ lửng trên không. Đám cưới được tổ chức trên một chiếc bục cách mặt đất gần 50m với khoảng 20 khách mời. Trên...