Khi xã hội được ‘quản tuyệt đối’
Những nỗ lực vượt qua bẫy thu nhập trung bình dường như không đạt được kết quả vì xã hội đang được quản lý bằng nguyên lý thời chiến trong khi xã hội cần được quản trị một cách khoa học hơn.
Nguyên lý quản lý thời chiến và thời bình
Do tính khốc liệt của chiến tranh và nhu cầu cần huy động toàn bộ sức người, sức của cho cuộc chiến, xa hội thời chiến được quản lý theo nguyên lý “quản lý tất cả những gì có thể”, hay “quản lý tuyệt đối”.
Nhờ tính khốc liệt trong nguyên lý “quản lý tuyệt đối” mà chính quyền duy trì được kỷ luật sắt trong toàn xa hội, tập trung được toàn bộ sức người, sức của cho cuộc chiến. Những đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử chiến tranh đều là những đội quân của những xa hội có kỷ luật thép và giành thắng lợi nhờ nguyên tắc quản lý tuyệt đối.
Đó là cách lý giải khoa học về sức mạnh của quân đội La Mã, quân đội Nguyên Mông, quân đội Đức, Nhật, quân đội Xô -viết trong chiến tranh Thế giới thứ 2 va quân đội Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
“Quản tuyệt đối” chưa chắc đã hiệu quả tuyệt đối.
Tuy nhiên, nguyên lý quản lý trong thời bình phải khác đi vì xa hội tập trung làm ra của cải, xa hội đa chiều, quan hệ sản xuất rất đa dạng và phức tạp, lượng thông tin nhận được vô cùng lớn và rất nhiều cái mới chưa được hướng dẫn quản lý.
Năm 1988, khi Liên xô còn tồn tại, người ta tính rằng nếu sử dụng sức lực của toàn bộ xa hội thì Liên xô cần 17 năm để xử lý lượng thông tin mà xa hội Liên xô nhận được trong 1 năm. Đến nay, trong kỷ nguyên công nghệ số, với tất cả các nguồn lực sẵn có của toàn xa hội, chúng ta vẫn cần hàng chục năm để đánh giá và xử lý toàn bộ lượng thông tin nhận được trong 1 năm.
Vi vây bộ máy hành chính thời chiến không đủ khả năng “quản lý tuyệt đối” xa hội để ra quyết định. Chính vì có sự chậm trễ trong cái dây chuyền “xử lý – lập quy trình cho phép – ra quyết định” đa tạo ra 2 xu hướng:
Thứ nhất, vì chưa có sự hướng dẫn của cấp trên cho nên hoặc là cấm đoán hoặc chờ đợi hướng dẫn, dẫn đến sự chậm trễ so với xu thế và bỏ mất cơ hội.
Thứ hai, nhiều quan chức thì lợi dụng lỗ hổng về chính sách để cho nhóm thân hữu được hưởng lợi, nhờ đó thu lợi bất chính.
Nguyên lý quản lý tuyệt đối tạo ra cơ chế “xin – cho”
Tính chất chủ quan trong việc “cho” hay “không cho” đa tạo ra nạn tham nhũng. Trong thời đại công nghệ thông tin: tốc độ xử lý thông tin ngày càng chậm so với lượng thông tin nhận được và lỗ hổng thiếu hụt các quy chế trong quy trình cho phép ngày càng lớn tạo cơ sở cho các quyết định mang tính chủ quan của cá nhân quan chức.
Chính cái quyền được sử dụng tính chủ quan đó đã tạo ra quyền lực để tham nhũng. Người dân buộc phải xin và người ra quyết định có quyền cho.
Để giảm thiểu việc xin cho, chính quyền đang nỗ lực quy trình hóa các thủ tục hành chính. Về lý thuyết nếu tất cả các thủ tục hành chính đều được quy trình hóa thì sẽ hết cơ chế xin cho. Tuy nhiên do cơ chế quản lý xã hội là quản lý tuyệt đối với số lượng các đối tượng cần được quản lý hay quy trình hóa tăng tỷ lệ thuận với lượng thông tin nhận được, tức là số lượng các thủ tục chưa được quy trình hóa không bao giờ kết thúc. Hay nói cách khác là cơ chế “xin- cho” sẽ trường tồn trong cơ chế quản lý tuyệt đối.
Video đang HOT
Bộ máy hành chính ngày càng phình to
So với thời chiến, xã hội ngày nay đã được mở ra rất nhiều, đất nước mở cửa với rất nhiều hoạt động được đưa ra khỏi phạm trù quản lý. Bên cạnh đó, chính quyền cũng nỗ lực trong việc giảm thiểu và quy trình hóa các thủ tục hành chính. Tuy nhiên nguyên lý “quản lý tuyệt đối” vẫn được sử dụng ở nhiều nơi.
Cái mới trong thời đại số hiện nay phát triển với tốc độ khủng khiếp. Nhu cầu kiểm tra và quản lý các mối quan hệ mới đó ngày càng lớn, buộc bộ máy hành chính phải lớn theo. Đây là nguyên nhân chính làm lực lượng cán bộ quản lý hành chính gia tăng nhanh chóng do nhu cầu “cần quản lý” ngày càng gia tăng.
Nói cách khác là số lượng người ăn lương nhà nước vẫn đang tăng và chi thường xuyên cũng gia tăng. Đã có nhiều dấu hiệu rất đáng lo ngại về ngân sách đầu tư công sụt giảm nghiêm trọng do chi thường xuyên quá lớn.
Môt vi du rât điên hinh la tinh Thanh Hoá với 3,5 triêu dân có gần 43 nghìn cán bô. Trong khi đo, Liên minh châu Âu co tơi 500 triêu dân ma chi co 47 nghìn quan chức, viên chức chuyên trách. Sẽ là hài hước nếu chung ta noi rằng tinh Thanh Hoá quan ly xa hôi tôt hơn Liên minh châu Âu.
Muốn đưa đât nươc trơ thanh môt nươc công nghiêp thì thay đôi nguyên ly quan ly xa hôi cần được giải quyết một cách căn cơ.
Xin nêu một ví dụ về một doanh nghiệp đầu tư tại Hà Nội: Sau 10 năm chạy thủ tục và giải phóng mặt bằng để xây dựng bệnh viện ung bướu tại Hà Nội, doanh nghiệp chợt nhận ra Thủ đô đã kịp xây khá nhiều bệnh viện ung bướu.
Vì thế, họ xin chuyển sang đầu tư cơ sở nuôi dưỡng người già và Viện dưỡng lão. Năm 2018, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn doanh nghiệp phải đưa dự án vào Quy hoạch các cơ sở bảo trợ xã hội do Hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa vào “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội năm 2016-2025″.
Tháng 5/2019, doanh nghiệp được lãnh đạo Cục bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH hướng dẫn là “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội năm 2016-2025″ chỉ liên quan đến các cơ sở có sẵn. Đáng tiếc là ở Sở LĐTBXH thì người ta lại hiểu là doanh nghiệp chỉ được xây dựng cơ sở nuôi dưỡng người già nếu nó nằm trong quy hoạch.
Vẫn vị lãnh đạo, giải thích Cục không có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp bằng văn bản vì Sở mới được phân cấp để trả lời. Mà câu trả lời tréo ngoe của Sở thì đã rõ từ trước.
Sở Quy hoạch & Kiến trúc cũng không đồng ý với quy mô đề xuất của doanh nghiệp phục vụ hơn 1000 đối tượng vì trong “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội năm 2016-2025″ chỉ quy định quy mô 300-500 giường.
Trong khi đó Nghị định 103/2017NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì chỉ rõ quy mô là 10m2/đối tượng, nhưng đối với công chức thì “an toàn” là tiêu chí đầu tiên nên họ sẽ tham chiếu “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội năm 2016-2025″ để tự bảo vệ.
Chỉ một văn bản mang tư duy kế hoạch hóa và quản lý cả “xu thế phát triển” đã làm cho doanh nghiệp đứng không được mà ngồi cũng không xong. Thử hỏi trong điều kiện bị điều chỉnh bởi hàng trăm văn bản thì doanh nghiệp làm cách gì để tồn tại?
Chế độ hai thủ trưởng
Câu chuyện trên chưa kết thúc, khi ông Bí thư quận ở địa phương, nơi có dự án, lại muốn doanh nghiệp chuyển nhượng dự án cho đơn vị liền kề. Cho nên mặc dù tất cả các sở ban ngành liên quan đều có ý kiến ủng hộ dự án, nhưng đã 6 tháng trôi qua mà quận vẫn không trả lời công văn của Sở KHĐT về dự án. Sự thật là một khi ông Bí thư các cấp không đồng ý thì chính quyền quận huyện cũng không dám cho ý kiến.
Không như thời chiến, hiện chế độ 2 thủ trưởng đang là sức cản ngăn chặn sự phát triển của xã hội.
Quản lý đòi hỏi quyền lực, trách nhiệm và kiểm soát quyền lực. Trong chế độ hai thủ trưởng quyền lực thực tế là của ông Bí thư chứ không phải của chính quyền nhưng ông Bí thư không chịu trách nhiệm trong hệ thống chính quyền mà chịu trách nhiệm trước Đảng.
Tư cách đảng viên được xác định bởi những tiêu chí định tính mà không mang tính định lượng. Chính vì các tiêu chí mang tính định tính nên có rất nhiều cán bộ nói rất hay nhưng làm thì cực dở mà vẫn thăng quan tiến chức.
Việc đánh giá cán bộ bằng các tiêu chí định tính rõ ràng là chưa đủ, mà cần phải bổ sung thêm các tiêu chí định lượng qua mức độ hoàn thành công việc, tư duy sáng tạo trong phát triển kinh tế địa phương v.v.
Số lượng các quận huyện lại quá lớn cho nên Ủy Ban Kiểm tra Trung ương không thể kiểm soát hết được. Để tránh tình trạng trên nóng dưới lạnh hay lời nói không như việc làm nên nhất thể hóa chức Bí thư và Chủ tịch từ cấp huyện trở xuống và tăng cường dân chủ để nhân dân tham gia kiểm soát các hoạt động của cán bộ từ cấp huyện trở xuống.
Khoảng trống trong kiểm soát quyền lực đối với Bí thư các cấp, đặc biệt là cấp huyện trở xuống cần phải được loại bỏ. Hệ thống thông tin đại chúng hiện rất mạnh vì vậy chức năng tuyên truyền đường lối chính sách ở cấp quận huyện là không còn cần thiết. Do quyền lực không bị kiểm soát, trên thì xa chính quyền Trung ương, dưới thì dân không động đến được nên nhiều ông Bí thư quận huyện thoải mái chém.
Đơn cử ngay ở một quận tại HN ông Bí thư quận tuyên bố không đồng ý dự án do doanh nghiệp đề xuất xây dựng công viên bằng nguồn vốn xã hội hóa có hầm dành cho thanh niên khởi nghiệp, vì lo là sẽ có nhiều người tập trung ở công viên.
Trong cuộc họp Thường vụ quận, tất cả đều im lặng để nghe ông ấy “chém” về tấm lòng vì dân vì nước, nhưng nhiều người biết rõ rằng nguyên nhân chính là vì người nhà ông ấy đang sử dụng đất công viên làm bãi chứa vật liệu xây dựng.
Xây dựng chủ thuyết quản lý xã hội
Tất cả nhà nước tiên tiến hiện nay đều quản lý xã hội theo nguyên lý “quản lý mức độ” và chỉ tập trung trong một số lĩnh vực cần quản lý, vì số lượng các lĩnh vực cần quản lý ít hơn rất nhiều so với nguyên lý quản lý tuyệt đối. Đây là nền tảng khoa học quan trọng nhất trong quản lý xã hội.
Về bản chất, Nhà nước chỉ cần quan tâm đến một số lĩnh vực như: An ninh quốc phòng; Phát triển con người Việt về thể chất, tri thức và văn hóa; Thuế và chi tiêu ngân sách; Các lĩnh vực cấm là: cấm buôn bán ma tuý, vũ khí, phản bội Tổ quốc và trốn thuế; Về văn hóa cần đề cao giáo dục các lĩnh vực về đạo đức, lối sống lành mạnh cần được xã hội tôn vinh và vạch trần các hành vi phi đạo đức.
Xã hội cần phải được quản lý một cách khoa học. Ngân sách hạn chế buộc chúng ta phải từ bỏ nguyên lý quản lý tuyệt đối trong thời bình. Thực tế là đã có rất nhiều các dịch vụ được xã hội hóa, nhưng sức cản của nguyên lý quản lý tuyệt đối đang còn rất lớn. Cái quan trọng là chính quyền cần xác định các lĩnh vực phải quản lý còn tất cả các lĩnh vực khác cho xã hội hóa.
Đây là lúc cần phải xây dựng các chủ thuyết nền tảng cho xã hội về nguyên lý quản lý xã hội hiệu quả, chủ thuyết về phát triển kinh tế, chủ thuyết về an ninh quốc phòng làm nền tảng định hướng phát triển.
Tiến sỹ Phạm H
Theo VNN
Trận đánh táo bạo của 1 du kích đã khơi nguồn cho Đặc công Việt Nam thế nào?
Đặc công là một binh chủng mạnh trong quân đội Việt Nam với nhiều chiến công đã đi vào huyền thoại. Mặc dù đến tận tháng 3/1967, bộ tư lệnh binh chủng Đặc công mới được thành lập nhưng các đơn vị đặc công và cách đánh đặc công đã được hình thành từ trong kháng chiến chống Pháp sau một trận đánh cực kỳ táo bạo của một anh du kích địa phương.
Trong hồi ký Nhiệm vụ đặc biệt, Thiếu tướng Nguyễn Tư Cường, nguyên tư lệnh binh chủng Đặc công có kể về sự kiện đã tạo cảm hứng và khơi nguồn cho cách đánh đặc công của quân đội Việt Nam như sau:
"Thế là sau khi bay qua một chặng đường hàng không vòng vèo, tôi đã đến với chiến trường Đông Nam Bộ. Giây phút đầu tiên thật bồi hồi, xúc động về cái mảnh đất xa mà gần, lạ mà thân quen gắn bó từ lâu, làm thức dậy trong tôi một ký ức khó quên, trở thành máu thịt. Ấy là khi lần đầu tiên được nghe các anh giáo viên đặc công quê ở Đông Nam Bộ kể về trận đánh theo kiểu "đặc công" đầu tiên ở quê anh, tại lớp học đặc công ở Liên khu V hồi tháng 10 năm 1952.
Chuyện ngẫu nhiên đó xảy ra vào một đêm cuối năm 1947, một du kích sau khi bảo vệ đoàn cán bộ vượt qua đường Tân Ba - Tân Uyên trở về, thì trời đổ mưa to kèm theo là sấm chớp rất dữ; quần áo ướt sũng, toàn thân run lên vì thấm lạnh, anh liền đến một tháp canh của địch cạnh đó trú tạm vì quanh đấy đều tráng địa. Nhưng do cái việc "liều" không tính trước ấy đã giúp anh phát hiện địch có rất nhiều sơ hở, diệt chúng dễ ợt.
Nhưng cái bí là lấy đâu ra vũ khí, chí ít cũng phải có dăm ba trái nổ (lựu đạn). Sáng hôm sau, anh dậy sớm tìm đến một đơn vị bộ đội địa phương đóng gần đó hỏi mượn trái nổ. Lúc này vũ khí thật hiếm, bộ đội tập trung huyện, tỉnh chỉ được trang bị loại trái nổ OF do xưởng quân giới Miền Nam tự sản xuất, nhưng cũng không được nhiều.
Đồng chí chỉ huy đơn vị nửa đùa nửa thật nói:
- Mượn thì phải trả, có chịu không?
- Chịu chứ! - Đồng chí du kích tự tin khẳng định - Đánh thắng về tôi trả lãi gấp đôi.
Có được ba trái lựu đạn, đêm đó anh mang thêm một cái thang sau đó bí mật tiếp cận, anh bắc thang trèo lên cửa ra vào, cứ thế thả trái nổ xuống chỗ địch nằm chẳng khác nào thả cái vào lỗ đáo. Chỉ có ba trái nổ, toàn bộ bọn địch bị diệt gọn, thu tám súng...
Tượng đài kỷ niệm những trận đánh vào tháp canh cầu Bà Kiên.
Ba tháng sau (đêm 18 rạng 19 tháng 3 năm 1948) từ chuyện thắng lợi bất ngờ mà giòn giã kể trên, du kích Tân Uyên do đồng chí Trần Công An (tức Hai Cà) trợ lý tác chiến huyện đội, đã vận dụng vào trận tháp canh cầu Bà Kiên (ấp Mỹ Chánh, xã Phước Bình) diệt toàn bộ địch ở đây. Tiếp đó đêm 18 rạng 19 tháng 5, đồng chí Trần Công An lại chỉ huy du kích bí mật tiềm nhập, cắt rào, dùng bộc phá tự chế "FT" (phá tường) đánh sập tháp canh cầu Bà Kiên lần thứ hai.
Các kiểu công đồn đặc biệt đó được anh em đặt cho cái tên là "đặc công". Những chuyện trên tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng đã gây cho tôi những cảm xúc không quên với những người đi trước. Tất cả những sự kiện và những con người đó, trên chính mảnh đất mà tôi đang đứng này, cứ nối tiếp hiện lên như cổ vũ khích lệ tôi về một quá khứ thật anh hùng".
Câu chuyện vừa rồi đã nói chi tiết về sự kiện khởi nguồn cho cách đánh đặc công. Qua đó cũng cho chúng ta biết rằng, từ đặc công vốn ban đầu là nói rút gọn của cụm từ "công đồn đặc biệt". Đến sau này, vào ngày 19/3/1967, khi thành lập binh chủng đặc công, Chủ tịch Hồ Chí Minh có huấn thị rằng: "Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt".
Tổng kết chiến tranh, chỉ tính riêng chiến tranh chống Mỹ, đặc công đã đánh hàng chục ngàn trận, tiêu diệt và đánh thiệt hại hàng trăm sở chỉ huy các cấp của địch, phá hủy và phá hỏng hàng ngàn máy bay cùng 1600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9000 xe quân sự, đốt cháy 600 triệu lít xăng dầu, phá hủy 2,7 triệu tấn bom đạn...
Ngày nay binh chủng đặc công vẫn là một binh chủng được quân đội Việt Nam chú trọng phát triển. Trong đặc công hiện nay chia ra ba chủng loại: đặc công nước, đặc công bộ và đặc công biệt động. Những người được tuyển vào đặc công phải trải qua một quá trình huấn luyện cực kỳ khắt khe cho nên sau khi hoàn thành huấn luyện, ai ai cũng có kỹ năng chiến đấu rất tốt.
Cà Mau: Cách chức Trưởng Công an xã vì xài bằng "dỏm" Ngày 23.1, thông tin từ Phòng Nội vụ huyện Thới Bình (Cà Mau) cho biết, UBND huyện này đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Trần Thanh Trường - Trưởng Công an xã Tân Lộc (huyện Thới Bình). Theo đó, ông Trường bị cách chức vì sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ...