Khi Trung Quốc xuất khẩu ‘bom nổ chậm’ ra thế giới
Khi mà nền kinh tế thế giới đang suy trầm và hàng hóa xuất khẩu thông thường giảm đi thì Trung Quốc lại đang nghĩ đến một món hàng mới: các nhà máy điện hạt nhân “ made in China”, một món hàng xuất khẩu đang khiến cả thế giới lạnh gáy.
“Nếu như các nước khác xuất khẩu những thứ tốt nhất của họ, thì người Trung Quốc lại xuất khẩu thứ tệ nhất”, câu nói nổi tiếng được truyền miệng trong giới phân tích đầu tư trong những năm qua để ám chỉ tình trạng xuất khẩu hàng hóa giá rẻ và có hàm lượng công nghệ thấp của Trung Quốc.
Khi mà nền kinh tế thế giới đang suy trầm và hàng hóa xuất khẩu thông thường giảm đi thì Trung Quốc lại đang nghĩ đến một món hàng mới: các nhà máy điện hạt nhân Made in China, một món hàng xuất khẩu đang khiến cả thế giới lạnh gáy, vì nó chẳng khác gì những quả bom nổ chậm.
Có lẽ, sai lầm lớn nhất của các cơ quan năng lượng nguyên tử hay các nhà soạn thảo các hiệp định thương mại thế giới trong những năm qua chính là việc chấp nhận cho Trung Quốc ký thỏa thuận toàn cầu cho phép nước này xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân của nó ra toàn thế giới.
Nhiều người khi biết tin đã ví đây không khác gì một hiệp định phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt tràn lan khắp toàn cầu, đơn giản là vì với tính năng an toàn mong manh của công nghệ xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc thời điểm hiện tại việc cho phép nước này xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trên khắp thế giới là một điều quá nguy hiểm.
Ngay bản thân các chuyên gia Trung Quốc cũng tỏ ý hoài nghi về việc năng lực hiện nay của ngành điện hạt nhân nước này có thể đáp ứng được việc xây dựng các lò phản ứng đúng tiêu chuẩn hay không. “Điểm yếu chết người của chúng tôi là tiêu chuẩn quản lý không đủ cao. Có một khoảng cách lớn giữa các tiêu chuẩn của chúng tôi với tiêu chuẩn của thế giới”, Xu Lianyi, một chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn nhà máy điện hạt nhân trung ương Trung Quốc cho biết.
Trong hầu hết tất cả các ngành công nghệ cao của Trung Quốc hiện nay, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn được áp dụng vẫn đang thấp hơn so với các tiêu chuẩn an toàn trên thế giới khá nhiều. Việc thiếu những tiêu chuẩn cần thiết trong một lĩnh vực nguy hiểm như điện hạt nhân vì thế có thể đồng nghĩa với những hiểm họa khôn lường một khi để các công ty Trung Quốc bắt tay vào xây dựng.
Video đang HOT
Có lẽ người Trung Quốc cũng ý thức được điều này nên hầu hết các nhà máy điện hạt nhân đang được vận hành ở nước này đều được thiết kế và xây dựng bởi các tập đoàn hàng đầu quốc tế chứ không mạo hiểm sử dụng các bản thiết kế và khả năng xây dựng của các tập đoàn trong nước.
Điều tương tự cũng diễn ra ở một lĩnh vực công nghệ cao khác là đường sắt cao tốc, khi kể từ sau vụ tai nạn tàu cao tốc khủng khiếp ở Ôn Châu năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ những cản trở để cho phép các tập đoàn nước ngoài được phép đấu thầu vào các dự án xây dựng đường sắt cao tốc mới. Kinh nghiệm đang cho thấy các tiêu chuẩn công nghệ của các tập đoàn phương Tây đang cao hơn và giá thành cũng rẻ hơn so với sản phẩm của các tập đoàn giao thông Trung Quốc.
Chính vì thế, cả thế giới rùng mình khi biết tin Trung Quốc đã ký thỏa thuận xây dựng một nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng lớp Hualong 1 cho Argentina như bước khởi đầu cho hành trình tiến quân ra thế giới của các tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc. Không rùng mình sao được khi mà độ an toàn của loại lò phản ứng hạt nhân Made in China này vẫn là một dấu hỏi, và nhất là khi cũng chưa có lò phản ứng hiệu Hualong 1 nào được xây dựng trước đó để làm mẫu.
Ngay cả ở Trung Quốc, dự án xây dựng lò phản ứng Hualong 1 đầu tiên ở tỉnh Phúc Kiến có thể sẽ không hoàn thành ít nhất là trước năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ không thể dám chắc về độ an toàn của mẫu lò Hualong 1 cho đến trước năm 2020, và Argentina có vẻ như đang trở thành một con chuột bạch để làm thí nghiệm cho sự an toàn của một mẫu lò phản ứng đầu tiên của người Trung Quốc.
Mặc dù Bắc Kinh đã hứa sẽ áp dụng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất cho mẫu lò Hualong 1, nhưng cái cách mà Trung Quốc vội vã ký thỏa thuận xây dựng với Argentina đang khiến cả thế giới nghi ngờ, đơn giản là vì cách đảm bảo rõ ràng nhất cho sự an toàn của Hualong 1 với toàn thế giới là chờ đến khi dự án ở Phúc Kiến hoàn thành và vận hành an toàn
Đằng này Trung Quốc lại lớn tiếng đảm bảo về độ an toàn và vội vã triển khai ở nước ngoài một công nghệ lò phản ứng hạt nhân chưa từng được triển khai hoàn thành dù chỉ là một dự án nào trước đó. Nhất là khi Argentina có vẻ như chấp thuận dự án này vì những ràng buộc kinh tế với Trung Quốc thay vì tin tưởng vào khả năng công nghệ của các tập đoàn điện hạt nhân nước này.
Sự lo ngại về độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân Made in China đang tăng lên nhanh chóng trong xã hội và người dân Argentina, và các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng dự án này cũng sẽ bị hủy bỏ như những dự án đường sắt cao tốc trước đó của Trung Quốc ở Mexico hay Bolivia. Quả thực, làm sao có thể tin tưởng vào công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc khi mà chính các tập đoàn giao thông Trung Quốc đang phải chấp nhận cho các tập đoàn nước ngoài tràn vào các dự án đường sắt cao tốc ở nước này sau vụ tai nạn Ôn Châu.
Cũng tương tự như thế, làm sao có thể tin tưởng vào công nghệ thiết kế và xây dựng các lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc khi hầu hết các lò phản ứng đang hoạt động ở Trung Quốc đều được thiết kế và xây dựng bởi các tập đoàn nước ngoài, còn mẫu lò phản ứng đầu tiên do Trung Quốc tự thiết kế và xây dựng thì vẫn chưa làm xong.
Có lẽ, Trung Quốc sẽ cần thêm nhiều thời gian nữa mới có thể hiện thực hóa giấc mơ về việc tiến ra thế giới của các tập đoàn điện hạt nhân của nước này. Và cũng giống như ngành công nghiệp đường sắt cao tốc, phải đến khi ngành điện hạt nhân Trung Quốc đảm bảo được độ an toàn của các lò phản ứng trong nước thì nước này mới có thể nghĩ đến việc xuất khẩu công nghệ ra thế giới.
Khác với phần lớn các dự án xây dựng khác, điện hạt nhân thuộc loại dự án có độ nguy hiểm cao và hậu quả khó lường, vì thế đa phần các nước trên thế giới sẽ chọn một nhà thầu an toàn và chấp nhận chi phí cao thay vì tham giá bỏ thầu thấp vốn là một chiêu bài quen thuộc của các công ty Trung Quốc để giành lấy các hợp đồng lớn.
Theo Nhàn Đàm
Một thế giới/Reuters
Trung Quốc cải tiến chiến đấu cơ ném bom để chuẩn bị cho xung đột Biển Đông
Do không gắn được tên lửa made in China vào chiến đấu cơ ném bom Su-30MK2, Trung Quốc đang ráo riết cải tiến chiến đấu cơ JH-7 - được coi là thế hệ chiến đấu cơ ném bom thứ tư kể từ cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Có thể bạn quan tâm
Chiến đấu cơ ném bom JH-7 đang được cải tiến hệ thống điện, động cơ và thân làm bằng composite
Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Quân đội Trung Quốc (PLA) đang ráo riết cải tiến loại chiến đấu cơ ném bom 2 chỗ ngồi JH-7, theo tờ báo nhận định, là "để chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm tàng với Việt Nam tại Biển Đông"
Trong tựa đề "Chiến đấu cơ ném bom JH-7 của PLA được cải tiến cho cuộc xung đột Biển Đông", tờ báo Đài Loan dẫn nguồn từ mạng Sina Military từ Bắc Kinh loan tải những tấm ảnh được đăng công khai cho thấy một phiên bản mới của chiến đấu cơ JH-7 đang được phát triển tại Nhà máy Công nghiệp Hàng không Xian với chất liệu vỏ được làm từ vật liệu composite.
Tờ báo nhận định không chỉ có vật liệu vỏ, hệ thống điện và động cơ của chiếc JH-7 này cũng đã được nâng cấp từ phiên bản JH-7B với động cơ phản lực LM6.
Want China Times nhận định ý tưởng phát triển một chiến đấu cơ ném bom hiện đại của Trung Quốc xuất phát từ cuộc chiến Hoàng Sa bất chính do Bắc Kinh phát động với Việt Nam vào năm 1974. Trong cuộc chiến này, các máy bay tấn công Q-5 và các chiến đấu cơ J-6 của hải quân PLA bị hạn chế tầm bay đã không thể hỗ trợ các chiến hạm tham chiến trong khu vực.
Chính vì thế, Trung Quốc đã không dám điều máy bay ném bom H-5 tấn công các chiến hạm của quân đội miền nam VN vì sợ bị các chiến đấu cơ F-5E của không quân Nam VN bắn hạ. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đã cưỡng chiếm được quần đảo Hoàng Sa mà không có không quân yểm trợ.
Với radar và động cơ nhập khẩu từ Mỹ, JH-7A đã đi vào hoạt động từ năm 1988, đóng vai tân chiến đấu cơ ném bom thay thế chiếc Q-5 lỗi thời. Chiếc này được triển khai tại 3 trung đoàn không quân và 3 trung đoàn hải quân. Mỗi trung đoàn này, theo tờ báo Đài Loan, ước tính có từ 18-20 chiếc JH-7A. Đây cũng là loại máy bay đầu tiên của Trung Quốc có thể tiếp liệu trên không.
Tờ Want China Times nhận định sở dĩ TQ nâng cấp JH-7A vì thế hệ chiến đấu cơ ném bom Su-30MMK2 TQ đặt mua của Nga không thể phóng được tên lửa "made in China". Loại Su này không chỉ có khoang không đủ lớn để nạp tên lửa mà còn quá đắt so với chiếc JH-7 được cải tiến này.
Theo Một Thế Giới
Tham vọng đường sắt TQ: Muốn kiểm soát kinh tế toàn cầu? TQ tiếp tục có hàng loạt dự án đường sắt trị giá nhiều tỷ USD trên khắp thế giới. Bắc Kinh muốn dùng đường sắt nhằm kiểm soát kinh tế toàn cầu? Thêm hợp đồng nhiều tỷ USD Ngày 20/11/2014, Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) tuyên bố họ vừa có hợp đồng chính thức với Chính phủ Nigeria để...