Khi trộm vào nhà có được đánh đuổi?
Nếu đánh trộm gây thương tích thì chủ nhà có khi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng nếu “nhắm mắt làm ngơ” thì nạn nhân lại gặp hoạ. Tôi muốn hỏi pháp luật cho phép hành xử như thế nào khi phát hiện bị kẻ gian đột nhập vào nhà? (Thu Hà)
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Khoản 2 Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.
Khoản 1 Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Như vậy, có thể thấy nơi ở hợp pháp và tính mạng, sức khoẻ của con người là các quan hệ pháp luật rất được đề cao bảo vệ. Do đó, mọi hành vi xâm phạm đến các quan hệ này đều bị nghiêm cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép.
Quay trở lại với câu hỏi “Khi trộm vào nhà có nên đánh hay không”, như đã nói ở trên, tự ý vào nhà người khác đã là phạm pháp, vào để trộm cắp tài sản thì càng không thể chấp nhận. Nhưng như vậy không có nghĩa là bắt được trộm thì chủ nhà được quyền đánh đập. Dù có là kẻ trộm vẫn được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ. Do vậy, đặt vấn đề “khi trộm vào nhà có nên đánh hay không” thì lời khuyên là không nên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù không muốn người phát hiện kẻ trộm vẫn buộc phải dùng vũ lực để khống chế. Đó là những trường hợp kẻ trộm kháng cự hoặc hành hung để tẩu thoát hoặc có những hành vi nguy hiểm đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
Khi gặp phải những trường hợp này, pháp luật cho phép sử dụng biện pháp phòng vệ để ngăn chặn hành vi nguy hiểm (kể cả việc đánh kẻ trộm). Nhưng những biện pháp phòng vệ phải là cần thiết với hành vi xâm hại và không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Điều lưu lý, khi áp dụng biện pháp phòng vệ, ranh giới giữa phòng vệ chính đáng (không phải chịu trách nhiệm hình sự) và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (phải chịu trách nhiệm hình sự) rất mong manh. Do đó, khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ cần phải cân nhắc kỹ tình huống cũng như điều kiện, hoàn cảnh thực tế để có biện pháp phù hợp, tránh rơi vào tình trạng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Nếu hành vi phòng vệ bị xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Luật sư Trần Anh Dũng – Công ty luật Đại Phúc, Hà Nội
Theo Luật sư Trần Anh Dũng (VNE)
Anh cứ dùng dằng, EU mãi hối thúc
Ngày 29-6 (giờ địa phương), hội nghị thượng đỉnh EU tiếp tục diễn ra tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về hậu quả xảy ra khi Anh rời EU (Brexit) và về vấn đề đàm phán với Anh liên quan đến quy trình rời EU.
Anh không được mời tham dự hội nghị này. Đây là lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh EU không có mặt Anh.
Khách mời vào giờ chót của hội nghị thượng đỉnh EU chính là bà Nicola Strugeon, thủ hiến Scotland (một trong bốn nước thuộc Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland).
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz, bà Nicola Strugeon thông báo với báo giới Scotland quyết tâm tách khỏi vương quốc Anh để ở lại EU. Cho dù kết quả trưng cầu ý dân quyết định Anh rời khỏi EU nhưng phần lớn cử tri Scotland lại muốn ở lại EU. Chiều cùng ngày, dự kiến bà sẽ gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Hôm trước đó, hội nghị thượng đỉnh EU 27 1 (có Anh tham dự) được tổ chức dưới hình thức ăn tối. Sau bữa ăn tối có mặt Thủ tướng Anh David Cameron, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí kêu gọi Anh nên xúc tiến quy trình rời EU càng nhanh càng tốt.
Tại bữa ăn tối, Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định: "Anh sẽ rời EU nhưng chúng tôi không quay lưng với châu Âu". Ông đề đạt yêu cầu thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ hết sức có thể giữa Anh và EU bởi lẽ như ông nói, 27 nước thành viên EU vẫn tiếp tục là láng giềng, bạn bè, đồng minh và đối tác của Anh.
Ông nhấn mạnh ông sẽ trao cho người kế nhiệm ông trách nhiệm kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon về quy trình Anh rời EU bởi trễ lắm là ngày 9-9 ông sẽ rời chức vụ thủ tướng.
Phát biểu trước báo giới tại Brussels, Tổng thống Pháp Franois Hollande cảnh báo: "Nếu Anh muốn ở lại thị trường chung thì phải trả cái giá đầy đủ, tức là phải chấp nhận tự do lưu thông".
Ông giải thích: "Chúng ta không thể có tự do vốn, tự do lưu thông hàng hóa, tự do dịch vụ rồi nói con người thì không được đi đâu". Ông khẳng định hoặc Anh không được hưởng tự do nào hết hoặc phải tuân thủ đầy đủ bốn tự do gồm tự do vốn, tự do lưu thông hàng hóa, tự do dịch vụ và tự do con người.
Ông nêu lên hậu quả khi Anh chấp nhận Brexit, đó là tăng trưởng suy giảm nghiêm trọng trong năm 2017 và điều này có thể tác động đến EU. Về phần Thủ tướng Đức Angela Merkel, bà đã cảnh báo Anh không thể nào chọn lựa quan hệ với EU theo kiểu trò chơi may rủi được. Bà khẳng định hoàn toàn không có dự kiến nào về chuyện Anh sẽ rút lại quyết định rời EU.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (nước đảm nhận chủ tịch luân phiên nửa năm của EU) đánh giá nên để thời gian cho Anh hồi phục sau cú sốc Brexit. Ông tâm tư: "Anh đã sụp đổ về chính trị, tiền tệ, hiến pháp và kinh tế, thôi thì đừng ép Anh phải kích hoạt Điều 50".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhận xét các nhà lãnh đạo EU cũng thừa nhận cần có thêm ít thời gian để tình hình yên ắng trở lại sau Brexit. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhấn mạnh: "Chúng ta không có nhiều tháng để chiêm nghiệm về chuyện đàm phán Anh rời EU đâu đấy".
D.THẢO
Theo PLO
Nước nào có thể tổ chức trưng cầu ý dân? Sau chiến thắng của phe Brexit trong trưng cầu ý dân ở Anh, Marine Le Pen ở Pháp (đảng Mặt trận Quốc gia), Geert Wilders ở Hà Lan (đảng Vì tự do), Matteo Salvini ở Ý (đảng Liên minh phương Bắc) đã đòi tổ chức trưng cầu ý dân như Anh. Thật ra không phải muốn là được! Theo nghiên cứu của Viện...