Khi trò nữ không chịu mặc áo dài
Mới vào lớp 10 chưa đến hai tháng mà em đã muốn nghỉ học rồi!
Thú thật, em giới tính là nữ nhưng từ nhỏ đến lớn chỉ thích làm nam nhi. Em rất ghét phải mang những thứ con gái nên từ áo quần, tóc tai cho tới giày dép… của em đều mang phong cách tomboy. Em không thích các em nhỏ gọi mình bằng chị.
Thoạt đầu em cứ nghĩ là mình thích những thứ giống con trai thôi, cho đến cuối năm lớp 7, em mến một bạn cùng giới với cảm xúc rất lạ, mới nhận ra mình là người song tính, thiên về nam.
Em đã hoang mang và dằn vặt bản thân trong một thời gian. Vào lớp 9 em mới bình tâm lại và quyết định mình phải là nam. Giờ em cũng không giấu diếm gì khuynh hướng giới tính của mình.
Ước mơ của em là lớn lên đi làm có đủ tiền sẽ đi chuyển giới… Bố mẹ em thoạt đầu cũng phản ứng, nhưng bây giờ cũng đã xuôi theo quyết định của em.
Việc em chọn ngôi trường này để học cũng là vì trước giờ ở trường nam sinh hay nữ sinh đều xài chung một mẫu quần tây, sơ mi. Nhưng không biết thực hiện chủ trương gì mà năm nay, khi em vào lớp 10 thì trường bắt tất cả nữ sinh đều mặc áo dài buổi sáng thứ Hai hằng tuần.
Em rất khổ sở. Buổi nào mặc áo dài là sáng đi học em phải dậy đi từ sớm để không ai thấy, đến trường ngồi thu lu một mình, không dám ra chơi. Mấy bạn trong lớp biết khuynh hướng giới tính của em, thấy em mặc áo dài, dù không ra mặt trêu đùa nhưng cũng nhìn ngó, bình phẩm sau lưng, em rất căng thẳng.
Tháng đầu vào trường em còn ráng áo dài được vài bữa nhưng qua tháng này em hết chịu nổi nên không mặc mấy bữa rồi. Em né áo dài bằng cách trốn tiết hoặc là trốn chào cờ, nếu bắt buộc thì đi ra và ngồi vào hàng nam.
Thầy giám thị bắt vi phạm mấy lần, thầy nói nếu tái phạm nữa là ra hội đồng kỷ luật. Em có trình bày với thầy về mong ước của mình, thầy còn quát: “Đây là trường học, phải theo nội quy chung. Ra ngoài đường em muốn làm ông làm bà gì tùy em”.
Em nản quá, chỉ muốn bỏ học để thoát nạn áo dài, biết làm sao giờ?
Nam Anh (TPHCM)
Ảnh minh họa/INT
Nam Anh thân mến,
Thực tế cũng có những người bạn khổ sở vì giới tính thực và mong ước giới tính của bản thân lệch nhau. Có người thì giấu diếm sự “khác người” của mình, nhưng cũng có người thể hiện rõ ra bên ngoài, từ lối sống cho đến sinh hoạt.
Ứng xử với người song tính, cũng có người đồng cảm, chia sẻ nhưng cũng có người kỳ thị. Tuy nhiên, hiện nay, khuynh hướng đồng cảm, chia sẻ là nhiều hơn.
Quyết tâm sống đúng với khuynh hướng giới tính của mình là rất dũng cảm, thì hà cớ gì, với một chuyện nhỏ như áo dài em đã nản lòng rồi? Em đã dũng cảm chia sẻ “bí mật” với thầy giám thị nhưng chưa nhận được sự đồng cảm, có thể do thầy còn nguyên tắc quá, thầy chưa phải là người có tiếng nói quyết định cuối cùng ở trường, hoặc có thể thầy chưa sẵn sàng ủng hộ những người les.
Vậy hãy gõ cánh cửa khác, cùng với sự đồng hành của bố mẹ, chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm, gửi thư hoặc gặp trực tiếp thầy hiệu trưởng…
Video đang HOT
Hiện nay, các trường đang nỗ lực xây dựng trường học thân thiện, trường học hạnh phúc, môi trường nhân văn sẽ viết tiếp những câu chuyện nhân văn.
Em có biết không, truyền thông cũng từng kể chuyện về một thầy hiệu trưởng ở miền Tây cho phép học sinh song tính được chọn đồng phục theo giới tính mà mình thích rồi đó.
Theo GDTĐ
Đồng phục Việt Nam, Nhật, Hàn, Thái Lan có vẻ đẹp gì khác biệt?
Những bộ đồng phục học sinh quen thuộc chứa đựng cả một lịch sử đằng sau nó và mỗi quốc gia đều có thiết kế của riêng mình.
Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống của Việt Nam mà còn được sử dụng như đồng phục tại trường học.
Đồng phục và đồng phục học sinh
Theo lối chiết tự: "đồng" là cùng, "phục" là quần áo, "đồng phục" ý chỉ phục trang dành cho những người cùng thuộc một nhóm. Không phải đến bây giờ việc mặc đồng phục mới trở nên phổ biến. Ví dụ đầu tiên của đồng phục là những phù hiệu hoặc đồ vật thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với người hoặc tổ chức nào đó. Đồng phục được sử dụng sớm trong các tòa án châu Âu thời kì đầu hiện đại. Nhân viên bưu điện và quân đội cũng là những nhóm người được quy định về việc mặc đồng phục sớm
Đồng phục quân đội được sử dụng sớm không chỉ để phân biệt nhóm mà còn tạo sự liên kết trong tập thể.
Một số nhà nghiên cứu khẳng định đồng phục học sinh được mặc đầu tiên tại Anh vào năm 1222. Các học sinh được yêu cầu mặc trang phục giống nhau gọi là "cappa clausa". Đến năm 1552, đồng phục học sinh chính thức được sử dụng rộng rãi bắt đầu ở trường Christ's Hospital. Trang phục bao gồm áo choàng màu xanh và đôi tất dài màu vàng bởi vậy người ta mới gọi Christ's Hospital bằng biệt danh "ngôi trường của những chiếc áo choàng xanh"
Đồng phục tại trường Christ's Hospital vẫn được học sinh mặc đến ngày nay.
Ý nghĩa của đồng phục học sinh
Với mục đích tạo nên sự bình đẳng, không phân biệt địa vị, giai cấp khi ai cũng giống ai và thể hiện sự đoàn kết như một thể thống nhất, đồng phục ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành trang phục không thể thiếu trong xã hội.
Đồng phục học sinh mang ý nghĩa tạo nên sự bình đẳng.
Nghiên cứu trường hợp mặc đồng phục học sinh tại Long Beach Unified School District. Năm 1994, nhà trường yêu cầu học sinh cần phải mặc đồng phục như một trong những chiến lược để điều chỉnh hành vi. Theo đó tỉ lệ vắng mặt giảm đáng kể, những em học sinh bị đình chỉ hay mắc lỗi cũng ít hơn. Lý giải điều này, nhiều người cho rằng đồng phục học sinh là chất xúc tác để thay đổi nhận thức của học sinh. Khi các em khoác lên mình bộ đồng phục, các em sẽ ý thức được mình là ai và phải hành xử như thế nào.
Khi mặc đồng phục, các em học sinh sẽ phần nào ý thức được nhiệm vụ của bản thân.
Đồng phục của một số quốc gia
Đồng phục của học sinh Trung Quốc
Đồng phục Trung Quốc có sự biến chuyển mạnh mẽ từ những thiết kế mang ảnh hưởng của thời trang phương Tây pha trộn với truyền thống. Hiện nay, đồng phục của học sinh Trung Quốc hiện đại hơn với váy xếp ly cùng sơ mi trắng. Một số trường áp dụng việc mặc quần áo thể thao thoải mái và năng động.
Đồng phục của nữ sinh Trung Quốc, ảnh chụp năm 1961.
Đồng phục thể dục thường xuất hiện trong các bộ phim học đường của Trung Quốc.
Đồng phục của học sinh Hàn Quốc
Hàn Quốc đang nổi lên như một trong những quốc gia dẫn đầu phong cách thời trang dành cho giới trẻ. Không lấy làm ngạc nhiên khi đồng phục của học sinh Hàn Quốc luôn được đánh giá cao về thiết kế. Cũng là chân váy với áo sơ mi nhưng đồng phục của học sinh Hàn Quốc thường được bổ sung thêm các phụ kiện như nơ và cà vạt cùng áo khoác hoặc áo len khi trời lạnh.
Đồng phục của trường SOPA, nơi hàng loạt các thần tượng K Pop theo học.
Đồng phục của trường Halim luôn được đánh là cao trong thiết kế.
Đồng phục của học sinh Nhật Bản
Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia thiết kế đồng phục học sinh mà không chịu ảnh hưởng của Anh. Theo trang Japan Power, đồng phục học sinh Nhật Bản được mô phỏng theo đồng phục của quân đội Pháp - Phổ. Sau Đệ nhị thế chiến, đồng phục của nam có kiểu dáng tương tự đồng phục của quân đội Nhật Bản, đồng phục của nữ thiết kế theo đồng phục hải quân Nhật Bản.
Đồng phục của học sinh nữ có kiểu cổ thủy thủ đặc trưng.
Dấu ấn lịch sử thể hiện trên những bộ phục học sinh.
Đồng phục của học sinh Thái Lan
Dễ nhận thấy đồng phục của học sinh nữ tại Thái Lan là áo trắng và váy, nhưng những chiếc váy này đều dài qua đầu gối, đi cùng với thắt lưng to bản đơn giản màu đen. Khi lên đại học, nhiều nữ sinh lựa chọn chân váy ôm, bó sát và khá ngắn, khác biệt hoàn toàn với đồng phục học sinh trước đó.
Đồng phục của học sinh Thái Lan là sơ mi và váy dài qua đầu gối.
Khi lên Đại học, các nữ sinh mặc váy có độ dài ngắn hơn.
Đồng phục của học sinh Việt Nam
Ở Việt Nam, bên cạnh đồng phục thường thấy là áo sơ mi kết hợp cùng chân váy hoặc áo sơ mi mặc với quần âu thì áo dài trắng cũng được sử dụng như một loại đồng phục. Hình ảnh các thiếu nữ cấp 3 trong chiếc áo dài trắng đã trở thành biểu tượng của tuổi học trò. Một số trường quy định học sinh nữ mặc áo dài vào các dịp đặc biệt hoặc thứ hai đầu tuần, cũng có trường yêu cầu học sinh mặc áo dài mỗi ngày.
Áo dài được nhiều trường chọn làm đồng phục cho học sinh nữ.
Chiếc áo dài trắng tinh khôi là niềm nhung nhớ của tuổi phượng vỹ.
Rất khó để tìm ra đâu là bộ đồng phục học sinh đẹp nhất bởi mỗi quốc gia đều có một trang phục riêng. Đồng phục học sinh không chỉ là trang phục mặc đến trường mà còn chứa đựng dấu ấn văn hóa và tư tưởng về sự bình đẳng, đoàn kết.
Theo danviet.vn
Những tà áo dài gây thương nhớ trong buổi sáng khai trường Không cầu kì trang điểm, dàn nữ sinh ở các trường THPT tại TP.HCM vẫn nổi bật trong tà áo dài trắng dưới ánh nắng sớm của buổi tựu trường. Tại THPT Marie Curie (TP.HCM), lễ khai giảng được tổ chức khá sớm. Buổi tựu trường bắt đầu từ 7h với các tiết mục văn nghệ nhằm tạo không khí sôi nổi. Đây...