Khi trẻ tiểu học công khai ‘tình yêu’
Vừa đi học về, bé Loan (7 tuổi) hý hửng khoe với mẹ: “Bạn Hoàng là người yêu đầu tiên của con. Con yêu bạn ấy lắm, con nguyện chết cùng bạn ấy”. Nghe con nói, vợ chồng anh Tùng mắt chữ A, miệng chữ O bối rối.
“Tôi lo lắng quá, nhỡ con bé dính vào yêu đương rồi xao nhãng học hành thì khổ. Mà cấm đoán chuyện tình cảm của con thì sợ nó buồn. Ngày trước bằng tuổi con bây giờ mình còn ở truồng tắm mưa cơ mà…”, anh Tùng (quận Bình Thạnh, TP HCM) chưa hết ngạc nhiên kể.
Ảnh minh họa: Giadinh.net.
Còn bé Trường (6 tuổi, học lớp một) hôm qua tuyên bố xanh rờn với bố mẹ rằng: “Con yêu bạn My học cùng lớp và sau này sẽ lấy bạn ấy làm vợ”. Hễ ngày nào có bánh kẹo ngon hay đồ chơi đẹp, cậu bé đều để dành mang đến lớp tặng cho cô bạn “người yêu”.
Video đang HOT
Mẹ của bé Trường là chị Nguyễn Thị Vy (quê Vĩnh Long) cho biết, thời gian qua, vợ chồng chị mất ăn mất ngủ vì lo lắng chuyện tình cảm của con. “Suy nghĩ mãi không biết nên làm gì. Tại sao con tôi mới 6 tuổi đầu mà đã biết yêu rồi ? Tôi sợ cứ đà này thì lớn lên chút nữa việc yêu đương sẽ ảnh hưởng đến học tập của cháu. Tôi phải làm sao bây giờ?”, người mẹ trẻ tư lự.
Trò chuyện với các bậc phụ huynh về vấn đề này, chuyên viên tham vấn tâm lý Vũ Cẩm Vân nhìn nhận, thực ra tình cảm của con trẻ ở tuổi tiểu học không phải là tình yêu mà chỉ dừng ở mức độ quý mến, quyến luyến người bạn cùng lớp. Sự quan tâm, cảm xúc yêu mến đối với bạn khác giới là một điều rất tự nhiên, có thể bắt nguồn từ sự cảm mến trước một nét đặc biệt nào đó: bạn ấy xinh đẹp, học giỏi, hát hay, vui vẻ, hoặc đơn giản vì hợp tính nên các bé ở độ tuổi này cảm thấy yêu quý.
Sự quý mến kéo theo việc quan tâm, chăm sóc cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên với độ tuổi này, trẻ thường chỉ dừng lại ở mức độ thích và cảm giác thích cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Trẻ cho rằng đó là tình yêu vì các em ngộ nhận thích có nghĩa là yêu và cũng có thể do trẻ bắt chước người lớn, học theo phim ảnh…
Khi đối diện với chuyện tình cảm của con, bà Vân khuyên các phụ huynh không nên quá lo lắng. Hãy xem đó là một cảm xúc sẽ đến với bất kỳ đứa trẻ nào khi trẻ đã dần lớn lên và bắt đầu có khái niệm về “yêu – ghét”. Không nên la mắng, cấm đoán bé theo kiểu: “Đồ con nít ranh, mới tí tuổi đầu mà đã bày đặt yêu đương”. Cách phản ứng này sẽ càng gây cho trẻ sự bất mãn hoặc mặc cảm, không muốn chia sẻ cùng cha mẹ cảm xúc của mình vì sợ bị trách mắng.
Như câu chuyện gia đình được anh Lương (quận 3) chia sẻ trong một buổi tọa đàm kỹ năng làm cha tại TP HCM. Ông bố trẻ kể, dạo gần đây con gái anh cứ hễ đi học về đến nhà là đem giấy ra xếp hạc. Khi bố mẹ gặng hỏi, cô bé mới hồn nhiên bảo: “Con gấp hạc để tặng cho bạn Tý. Nếu con làm được 1.000 con hạc thì con và bạn ấy sẽ được ở bên nhau mãi mãi”.
“Vừa nghe con nói thế, tôi cấm con không được gấp hạc nữa. Tôi cũng đến trường gặp cô giáo chủ nhiệm và nhờ cô trông chừng, không để con bé gặp gỡ cậu bạn kia Tưởng làm như thế sẽ giải quyết được vấn đề, ai ngờ từ hôm đó con bé buồn bã khóc lóc rồi bỏ bữa, cứ nằm lì trong phòng, khiến tôi lo quá!”, anh Lương bộc bạch.
Chuyên viên tâm lý Cẩm Vân khuyên, phụ huynh nên xem chuyện con có những rung động đầu đời là một điều tự nhiên. Có như thế cha mẹ sẽ dễ gần gũi và trò chuyện cùng con. “Rồi một thời gian sau, con sẽ thay đổi cảm xúc và tình cảm dành cho người bạn hiện thời”, bà Vân nói.
Mặt khác, vị chuyên viên tâm lý khuyên các bậc cha mẹ có con bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, nên tạo cơ hội nói chuyện cùng con, khéo léo lồng ghép những câu chuyện tình cảm thời đi học của mình, về những những rung động đầu đời dễ thương khi cả hai cùng nhau chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau trong học tập. Thông qua những câu chuyện này, dần dần, cha mẹ sẽ giúp con hiểu rằng đây chỉ là tình cảm nhất thời và thường sẽ thay đổi, cho con hiểu được giá trị của tình cảm đẹp và trong sáng là cùng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Ngoài ra, nên tạo cơ hội để con tham gia các hoạt động vui tươi và bổ ích như sinh hoạt đội nhóm, sinh hoạt cộng đồng, tham gia các câu lạc bộ thể thao… “Quan trọng nhất vẫn là việc cha mẹ luôn đồng hành, làm bạn cùng con để bé luôn tin tưởng và chia sẻ những khúc mắc, sự băn khoăn, lo lắng. Nhờ đó cha mẹ sẽ hiểu được tâm tư, cảm xúc cũng như các mối quan hệ của con và kịp thời định hướng, uốn nắn, điều chỉnh hành vi giúp con chuẩn bị hành trang tốt nhất để vững bước vào đời”, bà Vân đúc kết.
Theo VNE
Thầy giáo thư sinh
Hơn ba mươi năm chưa có dịp về thăm lại Trường cấp ba Đức Thọ, Hà Tĩnh - nơi đã để lại tôi bao kỷ niệm vui buồn của thời áo trắng. Hơn bốn mươi năm, bọn học sinh chúng tôi đã mang hình bóng thầy giáo Quốc Anh đi khắp mọi miền đất nước, kể cả trong những tháng năm chiến đấu ác liệt nhất.
Những năm 1967 - 1968, giặc Mỹ dùng máy bay bắn phá Khu Bốn ác liệt lắm. Trường cấp 3 Đức Thọ sơ tán về xã Đức Lạc quê tôi. Năm ấy tôi cũng bước vào lớp 8 của trường. Gọi là trường nhưng mỗi lớp là một chiếc lán lợp lá cọ úp lên một chiếc hầm rộng, xung quanh đắp lũy đất dày và cao chạm mái tranh. Trong cái hầm lờ nhờ ánh sáng ấy, bọn học sinh lúc nào cũng say sưa, vui nhộn. Tiếng hát rộn ràng lúc nào cũng vút lên mặc cho máy bay giặc gầm rú trên trời.
Lớp 8C của chúng tôi do thầy Lê Quốc Anh chủ nhiệm. Quê thầy ở Hà Nội. Thầy to cao, đẹp trai và còn rất trẻ, lại hát hay. Sinh ra và lớn lên trên đất Tràng An nên từ ăn mặc cho đến cử chỉ, nói năng của thầy lúc nào cũng toát lên vẻ thanh lịch, thư sinh. Thầy rất nghiêm khắc với học sinh chúng tôi. Thấy đứa nào tóc tai bù xù thầy bắt phải đi cắt ngay. Đứa nào mặc áo, mặc quần có miếng rách thầy nhắc về nhờ mẹ vá lại cho lành lặn...
Gần hết một học kỳ, thấy học sinh có ý né tránh mình, thầy tranh thủ những lúc rảnh rỗi để tiếp xúc, gần gũi với học sinh, tìm hiểu tâm tư và hoàn cảnh gia đình của mỗi đứa. Từ đó, thầy dạy cho chúng tôi nhiều bài hát mới và nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Thầy bảo: "Chúng ta hãy hát thật nhiều, hát thật hay cho át tiếng bom đạn của quân thù".Hôm ấy, một ngày nắng đẹp. Đội văn nghệ Trường cấp 3 Đức Thọ do thầy Quốc Anh dẫn đầu đến thăm bộ đội pháo cao xạ bảo vệ phà Linh cảm trên quốc lộ 8. Đội mang theo hoa tươi và rất nhiều chanh quả để tặng bộ đội. Thầy cùng chúng tôi đến từng mâm pháo hát, ngâm thơ tặng bộ đội. Cả trận địa pháo vui như vừa bắn rơi máy bay địch. Các anh bộ đội ôm lấy chúng tôi, xoa đầu chúng tôi thật là cảm động.
Đúng lúc thầy Quốc Anh đang ngâm bài thơ: "Mây" do thầy sáng tác thì từng bầy quạ sắt đen ngòm của Mỹ lao tới bắn rốc két và ném bom trận địa pháo. Khi câu thơ: "Xa miền Bắc nhớ mây miền Bắc" của thầy vừa cất lên thì một quả bom đã nổ gần đó. Tất cả chúng tôi nằm rạp xuống sau lũy đất ụ pháo. Một mảnh bom sắc nhọn bay trúng ngực thầy. Thầy lấy bàn tay trắng hồng với những ngón tay thon dài của mình bịt lấy vết thương. Máu túa ra ướt đẫm bàn tay và ngược áo của thầy. Chúng tôi xúm lại đỡ thầy ngồi dậy. Thầy nhìn chúng tôi mỉm cười và không quên nhắc chúng tôi tiếp tục hát tặng các anh bộ đội. Thầy ra đi mãi mãi trong buổi chiều hôm ấy!
Học sinh trường tôi đứa nào cũng khóc đỏ hoe cả mắt vì thương tiếc người thầy thân yêu của mình. Sau khi làm lễ truy điệu và tiễn thầy về với thủ đô Hà Nội, nhà trường tổ chức phát động đợt thi đua: Biến đau thương thành hành động, thi đua dạy giỏi, học giỏi để trả thù cho thầy giáo Quốc Anh. Khóa học năm đó, Trường cấp 3 Đức Thọ, học sinh lớp mười đậu tốt nghiệp một trăm phần trăm. Còn lớp 8C chúng tôi không có bạn nào ở lại lớp.
Có dịp về quê, chúng tôi tìm đến chiếc lán thân thương một thời gắn bó thầy trò chúng tôi. Những chiếc lán ấy không còn nữa. Ở đó bây giờ là những luống đậu, luống lạc đang thì ra hoa, kết trái. Tôi đứng lặng nhìn luống đậu, nhìn những đám mây lửng lờ trôi trên trời cao vời vợi. Bất chợt, hình ảnh thầy giáo Quốc Anh lại hiện về trước mắt. Nước mắt úa ra và cay cay nơi sống mũi. Câu thơ "Xa miền Bắc nhớ mây miền Bắc" của thầy giáo lại vọng về bên tai tôi.
Theo người lao động
Chồng ngoại tình vẫn chửi vợ như hát hay Tôi hẫng hụt vì thấy chồng và người giúp việc đang làm tình trên ghế sô pha. Nhìn thấy vợ, chồng tôi chửi: "Mày ngu thế, trông thấy cảnh này thì phải lảng đi chỗ khác chứ. Đúng là vô giáo dục". Trước đây, tôi nhất mực muốn lấy chồng trí thức. Bởi tôi nghĩ những người được ăn học đến nơi đến...