Khi trẻ nhà giàu ‘vượt khó’
Có phải sinh ra là con nhà giàu là sẽ sung sướng và không bị bất cứ áp lực nào? Thật khó tin khi nói con nhà giàu cũng phải “vượt khó”.
Mọi người thường nghĩ rằng, chỉ có con nhà nghèo mới phải lo toan về mọi thứ nên mới phải cố gắng vượt khó thoát nghèo. Vậy còn trẻ được sinh ra trong gia đình giàu có, đầy đủ điều kiện thì sao? Thật khó tin khi nói con nhà giàu cũng phải “vượt khó”.
Áp lực vượt khó của con nhà giàu
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục, bố là hiệu trưởng, mẹ là giảng viên đại học, Vân Anh (17 tuổi – Biên Hòa) luôn sống trong ánh mắt soi mói của người khác. Vì muốn chứng tỏ định kiến “con nhà giàu sẽ hư hỏng” là sai, Vân Anh đã dành ra nhiều thời gian để học tập, tham gia các cuộc thi ở tỉnh và thành phố. 17 tuổi, Vân Anh đã đem về cho mình gần cả trăm giải thưởng và thành tích. Thậm chí còn nhận được một suất tài trợ học bổng du học ở Canada.
Tưởng đâu những hành động đó sẽ khiến cho bạn bè có một cái nhìn khác về Vân Anh. Nhưng không, sau lưng Vân Anh, bạn bè của em vẫn bàn tán với nhau việc em đạt nhiều giải thưởng, được đi du học như vậy cũng chẳng qua là có bố mẹ làm to, lót đường sẵn chứ chẳng phải do năng lực bản thân gì cả. Vân Anh khi nghe được những lời đó rất buồn: “Em tự nghĩ, nếu em sinh ra trong một gia đình khó khăn hơn thì chắc sẽ được các bạn công nhận”.
Lối thoát nào cho những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình quyền lực, gia giáo và có địa vị?
Tâm sự của Vân Anh chỉ là một trong những trường hợp “con nhà giàu vượt khó”. Vì những định kiến xã hội, cứ giàu là sẽ ăn chơi sành điệu, học hành bê tha mà không ít con trẻ sống trong gia đình có điều kiện phải đối mặt với những áp lực vô hình. Con nhà khó khăn nỗ lực gấp hai lần sẽ được công nhận, còn con nhà giàu có nỗ lực gấp mười cũng chưa chắc được ai tin. Tất cả cũng chỉ vì cái mác “nhà mặt phố, bố làm to, không có gì ngoài điều kiện” mà xã hội đã vô tình làm khổ con trẻ.
Khi con nhà giàu đứng lên tự vượt khó bằng đôi chân và năng lực của mình
Video đang HOT
Không cam chịu số phận, nhiều bạn trẻ là tiểu thư hoặc thiếu gia đã vứt bỏ chiếc áo giàu sang để chứng minh cho mọi người thấy việc bản thân có năng lực không phải nhờ vào ba chữ “con nhà giàu”.
Có bố là một đại gia bất động sản, gia đình có đến gần chục khách sạn ở Vũng Tàu nhưng Thanh Tùng (18 tuổi) chưa một lần ngửa tay xin tiền gia đình từ khi vào cấp ba và lên đại học. Tùng tự đi làm thêm đủ nghề để nuôi bản thân và đóng học phí, từ chạy bàn, làm phục vụ tới thu ngân, giao hàng, viết content dạo, hướng dẫn cho du khách nước ngoài… Năm đầu đại học, trong khi bạn bè vẫn còn tư tưởng ăn chơi thả ga thì Tùng đã bắt đầu lên kế hoạch đi làm, học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình. Ở trọ bên ngoài tốn kém, Tùng chuyển vào kí túc xá. Bon chen với đời khi còn rất sớm, việc gì Tùng cũng làm được, thậm chí làm rất tốt. Bạn bè khi biết Tùng là con nhà giàu rất ngạc nhiên vì nhìn Tùng không hề ra dáng “công tử” hay “thiếu gia” . Chính những nỗ lực ấy đã khiến mọi người có cái nhìn khác về Tùng. Nhiều khi thấy Tùng vì tiền mà vất vả trong khi gia đình dư sức cung cấp cho con, bố Tùng lại xót, khuyên Tùng chuyển về nhà mà ở nhưng Tùng từ chối. Tùng muốn chứng minh cho mọi người thấy, dù không có bố đứng sau hậu thuẫn thì mình vẫn có thể sống tốt dựa vào chính năng lực của bản thân.
Có mấy ai công nhận những nỗ lực không ngừng từ con nhà giàu?
Không dựa vào bố mẹ, tự tích lũy kinh nghiệm và chứng minh bản thân hoàn toàn xứng đáng
26 tuổi, là chủ của ba cửa hàng ẩm thực tại quận 1,quận 5 và quận 3, đó chính là những gì mà Thùy Anh đã làm được sau quãng thời gian dài cố gắng. Mẹ Thùy Anh cũng làm trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, bà dư sức cho con gái mở không chỉ một mà thậm chí là mười cửa hàng nhưng Thùy Anh không bao giờ yêu cầu mẹ làm việc đó. Thùy Anh không đi làm trong nhà hàng của mẹ mà ra ngoài học hỏi. Thùy Anh cũng không bao giờ nhờ mẹ chỉ dạy phương pháp kinh doanh mà tự tích lũy kinh nghiệm.
Con của chủ nhưng không học làm chủ mà bắt đầu từ vị trí người làm. Cô cũng đi làm nhân viên phục vụ như những bạn trẻ khác. Sau khi tự tiết kiệm được một số vốn, Thùy Anh mở cửa hàng đầu tiên. Những ngày đầu khởi nghiệp không dễ dàng gì. Thùy Anh gặp nhiều vấn đề tới mức cửa hàng của cô suýt phải đóng cửa, nợ xấu ngập đầu. Lo lắng và rất stress, Thùy Anh xem lại cách làm việc của mình và chấp nhận chịu thua lỗ để đầu tư lại. Giờ đây, sau những năm tháng miệt mài cố gắng khẳng định mình không ngừng, Thùy Anh cuối cùng cũng được công nhận năng lực, tự làm bà chủ riêng. Con đường thành công của Thùy Anh không hề có sự trợ giúp nào từ mẹ ngoài những lời động viên con.
Những nỗ lực rồi sẽ được đền đáp nếu chúng ta kiên trì, không bỏ cuộc dù bạn có là ai đi nữa
Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn và biết phấn đấu vươn lên là điều đáng quý nhưng sinh ra trong gia đình giàu có mà biết vượt lên sung sướng để khẳng định bản thân lại càng đáng quý hơn. Hãy dành một cái nhìn công tâm và đánh giá người khác dựa trên những gì mà họ đạt được chứ không phải bố mẹ họ đạt được.
Theo thegioitiepthi.vn
26 Tết, mẹ chồng gọi tôi xuống rồi dúi ít tiền vào tay, nói mấy câu làm tôi bật khóc nức nở
Tôi cầm đồ mẹ chồng đã chuẩn bị rồi cùng chồng về quê mà không thể tin được số mình lại may mắn như vậy.
Hồi trước, tôi với mẹ chồng ít nói chuyện với nhau lắm. Một phần vì chúng tôi không hợp văn hóa, một phần do khoảng cách mẹ chồng - nàng dâu nên tôi ít khi chủ động bắt chuyện với mẹ. Tôi cưới vào đầu năm nay và đã làm dâu được gần trọn một năm. Đây cũng là cái Tết đầu tiên tôi đón xuân cùng gia đình chồng.
Nghĩ tới cảnh bố mẹ ở nhà mòn mỏi chờ con gái về, tôi lại ứa nước mắt. Mẹ tôi lần nào gọi điện ra cũng hỏi thăm rồi sụt sùi khóc dặn dò tôi phải lo Tết bên chồng cho chu toàn. Chuyện ở nhà, tôi không cần phải lo lắng vì mẹ đã lo liệu xong xuôi hết rồi. Tôi biết, mẹ nói vậy cho tôi yên tâm thôi, chứ năm nào tôi cũng đưa mẹ đi chợ Tết, mua sắm, nấu nướng đủ thứ. Năm nay chỉ có mỗi mẹ, chắc mẹ phải xoay sở nhiều lắm.
Nhà chồng và nhà tôi cách nhau tới 700km. Hồi cưới, tôi không có ý định về quê chồng nhưng chồng tôi bắt ép. Khoảng thời gian đó, tôi thậm chí còn đòi ly hôn. Mẹ chồng tôi gọi vào mấy lần, bảo hai vợ chồng ở đâu mà sống tốt thì cứ ở, mẹ không ép phải về. Nhưng chồng tôi nói mẹ chồng già rồi, lại chỉ sống một mình ở quê nên buộc phải về chăm bà. Cực chẳng đã, tôi phải khăn gói về quê chồng ở.
Nghĩ tới cảnh bố mẹ ở nhà mòn mỏi chờ con gái về, tôi lại ứa nước mắt. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng tôi là giáo viên về hưu, ăn nói nhẹ nhàng, ngọt ngào. Hàng ngày, bà lo ăn uống cho vợ chồng tôi. Chúng tôi chỉ việc đi làm, chiều về đã có sẵn cơm ngon canh ngọt chờ sẵn. Mấy hôm trời lạnh, mẹ chồng còn pha nước tắm cho tôi. Sau đó, chồng tôi đi mua máy nóng lạnh, bà mới thôi.
Hàng tháng, vợ chồng tôi gửi lại cho mẹ chồng 3 triệu tiền ăn. Mẹ nói sẽ giữ giúp chúng tôi chứ không cần dùng đến vì tiền hưu mẹ có sẵn, cũng đủ lo sinh hoạt. Tiền điện nước, phát sinh thứ này kia thì tôi lo.
Dù ít nói chuyện với nhau nhưng tôi cũng cảm nhận mẹ chồng là người tốt. Mẹ chăm hoa, trồng rau, nuôi gà và nhận dạy mấy đứa bé con nhà nghèo trong xóm mà không lấy tiền nên ai cũng quý. Tết này, đón xuân ở nhà chồng cũng được nhưng tôi vẫn chạnh lòng khi nghĩ về gia đình mình.
Nghe mẹ nói, tôi bật khóc nức nở. (Ảnh minh họa)
Thế mà sáng 26 Tết, mẹ chồng gọi tôi xuống nói chuyện. Bà dúi vào tay tôi hai cái vé xe và một sấp tiền. Tôi ngạc nhiên chưa hiểu gì thì mẹ đã nói: "Cái này là mẹ mua sẵn cho hai đứa. Tết nhất đến nơi, sao hai đứa không nói gì chuyện về ngoại đón Tết. Tiền này hai đứa gửi mẹ cả năm nay, mẹ đưa lại, hai đứa về quê ngoại mua quà sắm sửa cho nhà bên ấy nữa. Nuôi con mấy chục năm, giờ con đi lấy chồng, ở nhà chồng cả năm thì mấy ngày Tết cũng phải về nhà với bố mẹ chứ con. Mẹ sống một mình cũng quen rồi. Bà con lối xóm cũng thân quen. Hai đứa không cần lo cho mẹ". Nghe mẹ nói, tôi bật khóc nức nở. Trên đời này, sao có người mẹ chồng tốt như thế chứ.
Sáng 27, tôi đem đồ đạc mẹ chuẩn bị rồi ra bến đón xe cùng chồng về quê. Nhưng hiện giờ, tôi vẫn đang ở nhà chồng, đón Tết cùng mẹ chồng. Không hiểu sao lúc đón xe, hình ảnh mẹ pha nước tắm, nấu ăn, cho tiền tôi lại hiện lên rất rõ ràng. Tôi giục chồng quay về. Tôi không thể để mẹ chồng đón Tết một mình trong cô đơn được. Ít nhất gia đình tôi còn có đông anh chị em, gia đình sum vầy. Còn mẹ chồng tôi thì...
Thấy vợ chồng tôi về, mấy mẹ con cứ mừng mừng tủi tủi với nhau. Theo dự tính, hết mùng 4, tôi sẽ về thăm quê. Tôi nghĩ, con dâu đón Tết ở nhà chồng cũng là điều vui vẻ, chỉ cần tâm an, tinh thần vui là đủ. Tôi hạnh phúc khi có mẹ chồng tuyệt vời như thế.
Theo afamily.vn
Giá mà người yêu cũ của chồng ghê gớm, đanh đá hơn chút thì tôi còn có cách để xử lý Lúc đưa phong bì cho vợ chồng mình, cô ta còn buồn bã nhìn chú rể say đắm rồi nói: "Em rất mong anh sẽ được hạnh phúc, mọi đau khổ xin cứ để em gánh". Giá mà Người yêu cũ của chồng ghê gớm, đanh đá hơn chút thì mình đã thoải mái mà thẳng tay dằn mặt. Đằng này, cô ta...