Khi trẻ con hát ngêu ngao hát bài người lớn
Vừa đi làm về tới sân, chị Mai đã hết hồn nghe thấy giọng đứa con trai 4 tuổi của mình oang oang trong nhà “Anh sẽ yêu em yêu mãi thôi…”
“Ca sĩ” 9x tự tin cầm Mic hát như người lớn (Ảnh minh hoạ – Nguồn Internet)
Thuộc bài “người lớn” hơn bài thiếu nhi
Bây giờ, nhiều người dễ dàng bắt gặp một em bé mặt “búng ra sữa” đang cố gắng lên gân, lên cổ cất lên những câu hát về tình yêu, đau khổ, quằn quại kiểu như “Đến bao giờ mới được có em…”; “Dốc hết tình này ta trả nợ đời…”.
Trẻ em thì phải hát bài thiếu nhi… thế nhưng thực tế hiện nay, cha mẹ có lúc còn cười sảng khoái khi thấy con em mình ngân lên những bài hát “người lớn” mặc dù chẳng hiểu gì về lời. Như trường hợp của người mẹ trẻ Lê Mai Hoa (Quận Đống Đa, HN) yêu thích âm nhạc. Hoa cho rằng cả ngày đi làm mệt nên tối về nghe nhạc cho thoải mái và kênh IMusic là lựa chọn số 1. Cô con gái 5 tuổi như được truyền từ sở thích của mẹ đã thuộc gần hết những bài về tình yêu mới vì được phát đi phát lại trên kênh. Kết quả là cả 2 mẹ con cùng ngân nga và cười vang khắp nhà.
Một trường hợp khác là của chị Nguyễn Hải Yến, nhà ở khu tập thể nên buổi chiều làm về chị nấu cơm luôn, còn con gái đang học cấp 1 chơi ngoài sân cùng các bạn. Khác với mọi ngày là chơi búp bê, đồ chơi, mấy đứa trẻ hôm nay thi nhau xem ai hát được nhiều bài hơn. Và thế là các ca khúc “người lớn” không biết từ đâu tuôn ra như Công chúa bong bóng, Đôi mắt, Hát vang rằng em yêu anh… Chị Yến ở trong nhà thì tủm tỉm cười vì mấy đứa trẻ con hát… ngộ nghĩnh.
Không phải như các trường hợp trên, chị Hoàng Thanh Lan (Quận Gò Vấp , TP HCM) lại bị “choáng” khi buổi tối thấy cậu con trai vừa đánh răng vừa soi gương làm dáng hát “Lung linh em như ánh sao cho anh ngày đêm ấm nồng…”. Chị Lan hốt hoảng chạy vào quát “Sao con lại hát bài đó?” thì cu cậu trả lời gọn lỏn “Cậu Minh hát bài đó suốt mà cậu còn cho con coi trên ti vi nữa cơ”…
Ca khúc trẻ thơ đang bị thiếu?
Video đang HOT
Không phải bậc phụ huynh nào cũng nhận thức được mức độ nguy hại của việc này. Anh Lê Minh Đạt (Kiến trúc sư – TP HCM) rất chú ý đến việc chọn đĩa nhạc thiếu nhi cho bé 5 tuổi của mình. Tuy nhiên, anh lại là “dân” mê nhạc đỏ nên mỗi lần làm về là ngay lập tức bật lên nghe. “Bật nhạc nghe nhiều nên Chíp nhà tôi cũng nghiền theo dòng nhạc của ba. Bé thuộc duy nhất 1 bài “người lớn” là “Tình ta biển bạc đồng xanh”. Nhạc bật lên 2 cha con cùng ngêu ngao. Nhìn cũng vui”.
Đồng cảnh với anh Đạt là chị Nguyễn Thu Trang (Trưởng phòng kinh doanh – TP HCM): “Thực ra lúc nghe trẻ con hát bài người lớn thì cũng bật cười vì nó ngộ nghĩnh. Mình ít nghe nhạc nên bé nhà mình chỉ thuộc những bài cô giáo dạy. Đợt vừa rồi mình xem phim nên mấy hôm nay cháu cũng líu lo bài “Vệt nắng cuối trời”.
Tuy nhiên, khác với 2 bậc phụ huynh trên, cô Đỗ Thị Hường (Biên tập viên truyền hình, Hà Nội) lại nghiêm khắc với con mình hơn. “Bé nhà mình chưa bao giờ hát một câu trong bài người lớn nào thế nhưng mình cũng đã chứng kiến nhiều em ngang tuổi bé nhà mình vừa đi vừa ngêu ngao hát. Thực sự lúc đó thấy “choáng” và bực mình. Nếu là con mình chắc sẽ cấm và nói rằng “lần sau mà hát nữa là mẹ cho ăn đòn”", chị Hường cho biết.
Thực tế các bậc phụ huynh nhiều khi không thể kiểm soát được “nguồn vào” các bài nhạc của con mình là do đâu. Cũng có thể là do trẻ cùng xóm, hay đi học bạn bè hát rồi học theo, cũng có khi là bé học theo anh chị của mình. Dù biết là nhiều lý do nhưng chị Nguyễn Ngọc Bích (Kế toán, TP HCM) tỏ ra “bức xúc”, “Mình đang có bầu được 8 tháng thôi, nên chưa hiểu được con mình hát sẽ như thế nào. Tuy nhiên, mình thất bất bình vì sao ba mẹ bé lại để cho con hát những bài yêu đương não nuột rồi nhạc vàng rên rỉ”.
Chị Bích cho rằng, chính ba mẹ phải chấn chỉnh lại và cho bé nghe những bài đúng lứa tuổi. Đồng thời, cũng nên hát cùng con để cho bé biết ba mẹ quan tâm đến những bài hát của mình”.
Theo dòng cảm xúc, phụ huynh Trần Minh Hồng (Luật sư, Hà Nội) chia sẻ “kinh nghiệm” cho con nghe nhạc của mình: “Tuổi nào thì phải có nhạc cho tuổi đó. Nó ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của con. Âm nhạc là tiếng nói của tâm hồn từng lứa tuổi một nên không thể cho con nghe bừa bãi được. Em chỉ mở cho “cún” nhà em nghe những bài nhạc thiếu nhi. Nếu mở nhạc người lớn nghe thì em mở những nhạc trữ tình hoặc nhạc đỏ tươi vui”.
“Vấn đề quan trọng hơn hết là việc các nhạc sĩ cần quan tâm hơn đến dòng nhạc cho trẻ vì hiện nay bài hát thiếu nhi đang bị thiếu hụt. Ngày xưa mình học hát bài nào thì giờ con mình được học lại bài đó” anh Trịnh Đức Thắng (Phụ trách PR, TP HCM) tâm sự. Anh cho biết thêm “Ngược lại với nhạc thiếu nhi thì dòng nhạc thị trường của người lớn lúc nào cũng ra rả, đi đâu cũng nghe thấy. Thậm chí những bài mới nổi mình nghe không dưới 10 lần/ngày ở các địa điểm khác nhau”.
Clip minh hoạ (Nguồn Internet)
Clip minh hoạ (Nguồn Internet)
Clip minh hoạ (Nguồn Internet)
Tào Nga
Theo DV
7 nguy hại khi nhịn xuất binh
Để "yêu" được lâu hơn nhiều nam giới cố ý dùng sức mạnh ý chí để không "xuất binh". Điều này gây ra rất nhiều nguy hại cho cơ thể.
Rất nhiều nam giới đều đem thời gian "yêu" dài hay ngắn để "đong đếm" tiêu chuẩn cao thấp của kỹ xảo "yêu" và khả năng mạnh yếu của "chuyện ấy". Đây là một quan niệm rất sai lầm. Vì để "yêu" được lâu hơn nhiều nam giới cố ý không "xuất binh" hoặc khi "tự sướng" dùng sức mạnh ngăn chặn "xuất binh", điều này gây ra rất nhiều nguy hại cho cơ thể.
1. Chướng ngại chức năng "thẳng đứng"
Khi sắp đến gần "đỉnh" dùng sức lực khống chế "xuất binh" sẽ làm cho xương chậu xung huyết quá mức đồng thời tăng thêm gánh nặng cho hệ thống thần kinh và các cơ quan sinh dục, thời gian lâu dài sẽ làm cho hứng thú "yêu" của nam giới giảm thấp, từ đó gây ra chướng ngại cho chức năng thẳng đứng của "chú nhỏ".
2. Bệnh trĩ
Thường xuyên khống chế xuất binh sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở phần hậu môn, từ đó hình thành nên bệnh trĩ.
3. Viêm tiền liệt tuyến mãn tính
Do dùng sức "hãm" xuất binh làm cho cơ thể luôn ở trong trạng thái xung huyết, điều này sẽ dẫn đến gây ra các bệnh truyền nhiễm từ hệ thống sinh dục và các chứng bệnh mang tính xung huyết.
4. Viêm bao tinh hoàn
Khi "yêu" nhịn không chịu xuất binh, bao tinh hoàn xung huyết trong thời gian dài sẽ dẫn đến huyết quản mao mạch của bao tinh hoàn khuếch trương thậm chí đứt vỡ, từ đó gây ra viêm bao tinh hoàn do xuất huyết.
5. Thường xuyên di tinh
Thường xuyên khống chế không cho tinh binh ra ngoài, tinh dịch không biết đi đâu về đâu tất yếu sẽ dẫn đến di tinh.
6. Thần kinh suy yếu
Do lớp vỏ não cần điều khiển khống chế xuất binh nên ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, thời gian dài như thế sẽ làm cho thần kinh suy yếu, xuất hiện các triệu chứng như mát ngủ, lơ đãng, hay quên, đau đầu, hoa mắt...
6. Vô sinh
Dùng sức khống chế xuất binh làm cho tinh dịch không thể bài trừ ra ngoài, theo quy luật thì sẽ hình thành xuât binh ngược trở lại và có thể gây ra vô sinh.
Các bác sĩ kiến nghị, khống chế xuất binh để kéo dài thời gian yêu là một hành động không lý trí. Phương pháp "yêu" thực sự phù hợp với mình chỉ có bằng cách cả hai vợ chồng cùng tìm hiểu, cùng thử nghiệm và trải nghiệm. "Chuyện yêu" hòa hợp không liên quan quá nhiều với thời gian. Nếu chỉ mải mê chạy theo "yêu" với thời gian dài, không những gây nguy hại cho sức khỏe của nam giới mà còn làm cho cảm giác hưng phấn của nữ giới giảm thấp, từ đó gây ra lo lắng, phản cảm, thậm chí là tâm trạng phản kháng. Vì vậy, "chuyện yêu" của hai vợ chồng hãy để cho nó tự nhiên là tốt nhất.
Theo VTC
Bất ngờ khi nghe Duy Uyên bây giờ hát nhạc... thiếu nhi Xuất thân từ Đội ca Nhà thiếu nhi Q.1, Duy Uyên từng là một trong những giọng ca không chỉ được các em thiếu nhi mà còn cả nhiều bậc phụ huynh yêu thích qua những album nhạc thiếu nhi tổng hợp. Sau khi rời Nhà thiếu nhi, Duy Uyên tham gia nhóm Mắt Ngọc và bắt đầu phát triển con đường ca...