Khi trẻ chưa hết cữ, tốt nhất đừng làm 3 việc này, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe của bé
Những việc này nhiều bố mẹ tưởng là tốt cho con như giúp con sạch sẽ, cứng cáp hơn, song thực tế nó lại gây hại cho các bé chưa hết cữ.
Gia đình nào cũng vậy, khi một đứa trẻ ra đời, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung sự chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa bé. Nhưng nhiều nhà vì chăm sóc cẩn thận quá mức mà không biết rằng những việc làm của mình không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Bố mẹ cần nhớ lúc mới sinh, các em bé còn rất non nớt, đặc biệt là trước 100 ngày tuổi (khi chưa hết cữ). Thời gian này, người chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý nhiều vấn đề, trong đó có 3 việc dưới đây không nên làm vì sẽ nguy hiểm cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.
1. Lấy ráy tai
Việc sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai cho bé có thể là tác nhân đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai khiến nó bị kẹt trong đó.
Một số bà mẹ khi chăm sóc con mới sinh bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay nói đơn giản là không chịu được bất cứ thứ gì bẩn trên người con. Hễ nhìn thấy ráy tai của con là mẹ phải làm sạch bằng mọi cách. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, nếu tai bé bị kéo ra nhiều lần, da của ống tai ngoài sẽ trở nên mỏng hơn, điều đó có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mãn tính. Việc sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai cho bé có thể là tác nhân đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai khiến nó bị kẹt trong đó.
Trong khi đó, ống tay có cơ chế tự làm sạch ráy tai dư thừa mà không cần mẹ phải can thiệp. Chỉ khi bé có quá nhiều ráy tai, ráy tai vón cục và cứng thì mới cần lấy ráy tai cho bé, nhưng cũng không phải là tự lấy mà đưa bé đi bác sĩ.
Nếu vệ sinh tai quá sạch sẽ, tưởng tốt cho trẻ nhưng thực ra nó sẽ gây hại, vì vậy cha mẹ chú ý không nên làm sạch ống tai non nớt của bé quá nhiều lần, đặc biệt khi bé chưa đầy 3 tháng tuổi.
Video đang HOT
2. Làm sạch rốn bé nhiều lần trong ngày
Nên vệ sinh rốn cho bé 1 lần 1 ngày, tốt nhất là vào lúc tắm.
Một trong những vấn đề được các bác sĩ nhi khoa thường nhắc nhở bố mẹ có con mới sinh là phải giữ gìn vệ sinh rốn cho con. Tuy nhiên, chăm sóc cuống rốn sai cách, nhất là khi bé chưa rụng rốn, có thể khiến rốn bé bị viêm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé.
Phần rốn của những em bé mới sinh có thể chứa những chất gây, một chút dịch đọng lại ở các nếp gấp của rốn. Việc này khiến không ít mẹ khó chịu nên lau rửa nhiều lần trong ngày.
Nên vệ sinh rốn cho bé 1 lần 1 ngày, tốt nhất là vào lúc tắm. Mẹ hãy sử dụng miếng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý và vắt khô để làm sạch đế rốn theo chuyển động hình tròn. Vứt bỏ miếng bông sau khi lau. Sau đó lấy một miếng bông khác lau hai bên của dây rốn. Mỗi lần lau là một miếng bông mới. Ngoài ra, bố mẹ nhớ làm sạch kẹp dây và đầu dây rốn.
Với rốn trẻ đã rụng, việc vệ sinh đơn giản hơn, quan trọng nhất vẫn là giữ rốn bé khô thoáng.
3. Bế đứng trẻ trong một thời gian dài
Nhiều bố mẹ thấy con hay quấy khóc thường bế dựng bé dậy để dỗ dành. Ngoài ra, có quan niệm còn cho rằng bế đứng để bé mau cứng cáp. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sự phát triển của trẻ.
Cột sống của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh, nó rất mềm và dễ bị tổn thương, nếu giữ trẻ trong tư thế thẳng đứng quá lâu, có thể cột sống của bé chịu áp lực lớn, đặc biệt hành động này có thể làm cột sống bị biến dạng hoặc phát triển không bình thường.
Trước khi hết cữ, tốt nhất bố mẹ nên bế trẻ ở tư thế nằm ngang với phần đầu nâng cao hơn một chút so với thân người thì bé cảm thấy thoải mái nhất.
Moon
Lấy ráy tai bằng tăm bông "siêu phê" mà chúng ta vẫn hay làm hóa ra lại có nhiều nguy hại cho sức khỏe
Rất nhiều người lựa chọn vệ sinh tai bằng bông tăm. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã giúp làm sạch tai mà còn tiềm ẩn nhiều tổn thương cho tai.
Nhiều người có thói quen cứ thấy ngứa tai là dùng bông để ngoáy tai hay kể cả không ngứa cũng thường xuyên vệ sinh tai bằng bông tăm. Đây là một điều không tốt bởi hành động này trực tiếp loại bỏ "vũ khí tự nhiên bảo vệ đôi tai" của bạn.
Dùng bông tăm làm sạch tai tức là ngoáy sâu vào trong lỗ tai để loại bỏ ráy tai. Ráy tai được tai tiết ra, có thể khô, ướt hoặc cứng. Ráy tai có thể làm mọi người cảm thấy ngứa ngáy nên chỉ nhanh chóng muốn loại bỏ chúng. Tuy nhiên, ráy tai không phải là "rác".
Ráy tai không phải là rác
Ráy tai được sinh ra để bảo vệ tai, chống lại bụi bẩn, dị vật. Bên cạnh đó, ráy tai có tác dụng bôi trơn tai. Nếu làm sạch ráy tai, bạn sẽ cảm thấy tai rất khô, rất khó chịu. Không chỉ vậy, ráy tai có tính axit, ngăn ngừa nấm mốc hình thành trong tai.
Bên cạnh đó, ráy tai thường xuất hiện ở ống tai ngoài, giữa vành tai và màng nhĩ. Khi sử dụng tăm bông để lấy ráy tai ra, bạn sẽ vô tình đẩy sâu ráy tai vào bên trong tai. Những ráy tai này có thể dính vào màng nhĩ, tăng gánh nặng, giảm độ rung của màng nhĩ. Điều đó gây tổn thương đến thính giác, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hỏng màng nhĩ, gây mất thính giác, thậm chí bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, nhiều loại bông tăm không chất lượng, đầu bông lỏng lẻo, sử dụng chúng rất có khả năng làm tuột đầu bông nhỏ vào trong tai, gây khó chịu. Nếu chúng ta cứ cố lấy ra, có thể càng làm dị vật đẩy sâu vào bên trong gây ù tai, thủng màng nhĩ, có thể dẫn đến viêm tai.
Khi bạn dùng bông tăm hay các dụng cụ bằng kim loại ngoáy tai, lấy ráy tai, nó sẽ phá vỡ quá trình bong tróc tự nhiên của da, từ đó có thể khiến ráy tai tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu hơn.
Cách vệ sinh tai đúng
Tai là một cơ quan có khả năng tự làm sạch mà không cần bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Ráy tai khô, cằm sẽ chuyển động lúc bạn nói chuyện và ăn uống, ráy tai cũng sẽ tự động rơi ra.
Bên cạnh đó, bạn có thể làm sạch tai bằng nước muối sinh lý, nhỏ một vài giọt nước muối vào tai. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng oxy già (còn gọi là hydrogen peroxide), nhỏ vào trong tai để loại bỏ ráy tai. Chú ý nên nhỏ một lượng thích hợp dung dịch vào tai, đợi một lúc rồi rửa sạch tai, một tháng vệ sinh một lần.
Nếu có thời gian, bạn có thể mỗi ngày nhỏ một giọt dầu khoáng vào tai để giữ ẩm cho tai, giống như chúng ta thoa kem dưỡng da hằng ngày.
Nhìn chung, cách an toàn nhất để loại bỏ ráy tai là đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Nếu có trường hợp ráy tai quá cứng, quá nhiều, nằm sâu bên trong hay có dị vật trong tai, không được tự ý lấy để tránh trường hợp trầy xước, ra máu hoặc gây thêm những tổn thương khác cho tai.
Nguồn: Sohu, NetEase/Helino
Làm sạch tai đúng cách cho trẻ Ráy tai không phải là một tình trạng đáng lo ngại trừ khi chúng tiết nhiều và gây đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Việc sử dụng tăm bông lấy ráy tai có thể làm tổn thương tai và gây thủng màng nhĩ Sai lầm sử dụng tăm bông làm sạch tai Ráy tai là một chất sáp được bài tiết...