Khi Tổng thống Pháp xông lên cầm cờ
Trong những ngày vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gây bất ngờ và ngỡ ngàng không nhỏ khi thể hiện đặc biệt nổi bật về đối địch quyết liệt với Nga.
Ông Macron là người đầu tiên ở phía NATO đề cập việc không loại trừ khả năng đưa quân đến tham chiến ở Ukraine, tức là chiến tranh trực tiếp với Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris hồi tháng 2.2024. Ảnh REUTERS
Sau Anh và Đức, nước Pháp là nước thứ 3 ký kết với Ukraine hiệp ước an ninh với nội dung chính là Paris hậu thuẫn Kyiv về mọi phương diện để Ukraine chỉ thắng chứ không thua. Sau đó, Pháp lần lượt ký hiệp ước an ninh với Armenia và Moldova. Đây là hai quốc gia vốn ở trong tầm ảnh hưởng truyền thống của Nga nhưng hiện tại đã thiên lệch hẳn về phía EU và phương Tây. Armenia đã ngưng trệ sự tham gia một liên minh an ninh tập thể với Nga và một số nước khác, mới đây lại còn đã công khai đề cập lần đầu tiên đến ý định gia nhập EU. Moldova vừa tăng cường dựa vào EU và phương Tây vừa có những toan tính mới với vùng lãnh thổ ly khai Transnistria vốn thân Nga.
Cảm nhận chung là ông Macron đang chủ ý xông lên phất cờ dẫn dắt các nước châu Âu đối địch Moscow để Nga thất bại về mọi phương diện ở cựu lục địa. Nếu cả EU và NATO hay khối phương Tây không làm được điều ấy như đã bộc lộ, mà giờ ông Macron và Pháp lại làm được thì chẳng phải Paris sẽ có được vai trò chính trị thế giới và châu lục đặc biệt nổi trội và trở thành thủ lĩnh của châu Âu hay sao! Xem ra, ông Macron rất tự tin và cho rằng chỉ có Pháp trên cương vị là một cường quốc hạt nhân mới có thể đối thủ của nước Nga có vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Ông Macron đang dùng cách mới để hiện thực hóa tham vọng lớn.
Mỹ nói gì về khả năng NATO đưa quân đến Ukraine?
Tổng thống Pháp thăm Algeria thúc đẩy hợp tác năng lượng
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp đến Algeria diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang chật vật tìm kiếm nguồn cung khí đốt bổ sung khi mùa Đông đang tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters
Chuyến công du của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Algeria (từ ngày 25 - 27/8) hy vọng sẽ xoa dịu mối quan hệ vốn đang có nhiều chông gai giữa hai nước, nhưng cũng là cơ hội để đảm bảo nguồn cung khí đốt bổ sung, trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa châu Âu.
Mặc dù Paris lưu ý rằng khí đốt sẽ không phải là ưu tiên chính của "chuyến thăm hữu nghị" này, nhưng mức độ liên quan của chuyến đi đối với chính sách năng lượng của Pháp đã được nhấn mạnh bởi sự tháp tùng của Giám đốc điều hành tập đoàn điện lực Engie, Catherine MacGregor trong chuyến công du của ông Macron.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính Pháp, nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Algeria đã tăng 87% từ giữa năm 2021 đến quý đầu tiên của năm 2022. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên thậm chí còn tăng 168% trong giai đoạn này.
Sự quan tâm của Pháp đối với thị trường khí đốt Algeria có thể được giải thích là do EU ngày càng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu của Nga sau xung đột ở Ukraine. Giá khí đốt đạt mức cao nhất mọi thời đại hôm 23/8, leo lên 290 euro/MegaWatt-giờ (MWh) trên thị trường TTF của Hà Lan, sau khi đạt đỉnh 190 euro/MWh vào cuối tháng 2.
Để giải quyết vấn đề giá khí đốt đang leo thang, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thực hiện một loạt chuyến thăm nhằm ký kết các thỏa thuận hợp tác mới với các nước châu Phi hoặc tìm kiếm những thỏa thuận mới.
Vào tháng 5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến Senegal để đàm phán một thỏa thuận khí đốt có thể thay thế tới 7% lượng khí đốt nhập khẩu của Đức từ Nga. Thủ tướng Italy Mario Draghi đã đến Algeria vào tháng 7 để đàm phán một thỏa thuận khí đốt nhằm cung cấp 4 tỷ mét khối (bcm) trước mùa Đông, chiếm khoảng 5% lượng tiêu thụ hàng năm của nước này năm 2021.
Theo Sébastian Boussois, nhà nghiên cứu về quan hệ châu Âu-Arab tại Đại học Libre de Bruxelles (ULB), Tổng thống Macron, giống như nhà lãnh đạo Italy, cũng có thể sử dụng chuyến thăm để đàm phán về khí đốt trong bối cảnh Algeria đang tập trung vào các quan hệ thương mại song phương.
Tuy nhiên, chuyên gia Boussois cho rằng Algeria, nước hiện cung cấp khoảng 10% lượng khí đốt tự nhiên cho châu Âu, khó có thể tăng thêm sản lượng lên nhiều lần. Mặt khác, Algeria cũng cần phải giải quyết nhu cầu ngày càng tăng đối với khí đốt trong nước.
Quan hệ ngoại giao căng thẳng
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp diễn ra trong bối cảnh quan hệ với Algeria đang căng thẳng. Mối quan hệ hai nước đã trở nên xấu đi vào cuối năm ngoái sau khi những bình luận của ông Emmanuel Macron về lịch sử của Algeria dẫn đến rạn nứt ngoại giao.
Nhà lãnh đạo Pháp được cho là đặt câu hỏi về sự tồn tại của Algeria với tư cách là một quốc gia trước khi Pháp xâm lược nước này vào năm 1830, và cáo buộc những người nắm quyền viết lại lịch sử và kích động "sự thù hận đối với Pháp". Đáp lại, Algeria đã rút đại sứ của mình khỏi Pháp.
Chuyến đi của ông Macron tới Algeria cũng sẽ được các nước EU khác theo dõi chặt chẽ. Đặc biệt, Đức sẽ hoan nghênh bất kỳ nguồn cung cấp khí đốt bổ sung nào từ Algeria. "Nếu ông Macron có thể đảm bảo khí đốt cho Pháp, thì trong mọi trường hợp, đó cũng được coi là khí đốt [bổ sung] cho châu Âu", Giáo sư Thierry Bros tại Sciences Po Paris, nói.
Ông Macron đã nhận lời mời của Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune để thực hiện chuyến thăm chính thức thứ hai tới quốc gia Bắc Phi này sau chuyến thăm ngắn ngủi vào tháng 12/2017, thời điểm ông vừa nhậm chức.
"Chuyến đi này sẽ góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương hướng tới tương lai, củng cố hợp tác Pháp-Algeria để đối mặt với những thách thức khu vực và tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quá khứ", Tổng thống Pháp cho biết trong một tuyên bố sau cuộc điện đàm giữa ông và người đồng cấp Algeria Tebboune.
Tổng thống Pháp bảo lưu tuyên bố về khả năng điều quân tới Ukraine Tổng thống Pháp Macron gạt bỏ những lời chỉ trích từ các thành viên NATO, khẳng định lời nói của ông đã "được cân nhắc và suy nghĩ kỹ". Ông Macron bảo vệ những bình luận của mình về triển vọng đưa quân đội các nước NATO tới Ukraine. Ảnh: Getty Images Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 29/2 tuyên bố bảo lưu...