Khi tổ ấm không còn an toàn
Nghiên cứu gần đây của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) cho thấy tổ ấm thực ra lại là nơi nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Khoảng 58% trường hợp phụ nữ bị sát hại trên thế giới có nghi phạm là bạn đời hoặc thành viên gia đình. Trung bình mỗi giờ có đến 6 phụ nữ bị bạn đời hoặc người nhà sát hại.
Tại châu Phi và châu Mỹ, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị sát hại nhiều hơn mà hung thủ không ai khác chính là những người lẽ ra phải bảo vệ và yêu thương họ. Tại châu Phi, cứ 100.000 phụ nữ thì có 3,1 người là nạn nhân của bạn đời hoặc người thân. Tỉ lệ này ở châu Mỹ là 1,6/100.000 người, trong khi ở châu Âu và châu Á lần lượt là 0,7 và 0,9.
Riêng tại Mỹ, nghiên cứu của báo The Washington Post chỉ ra rằng trong số 4.484 vụ sát hại phụ nữ ở 47 thành phố lớn thì 46% các trường hợp có hung thủ là người gần gũi với nạn nhân.
Cả hai nghiên cứu đều nêu bật một điểm mấu chốt: sự thiếu tôn trọng đối với quyền tự chủ về mặt cơ thể của phụ nữ. Sự bôi nhọ quyền này của phụ nữ phản ánh một phần của quan điểm xem phụ nữ như những thứ đồ vật có thể kiểm soát. Nhiều xã hội trên thế giới dạy phụ nữ rằng họ chỉ quan trọng khi ở trong một mối quan hệ với đàn ông, chứ không phải tư cách con người độc lập.
Video đang HOT
Một cuộc biểu tình phản đối bạo lực nhằm vào phụ nữ ở TP Cape Town – Nam Phi hồi tháng 8 năm ngoáiẢnh: EPA-EFE
Khả năng sinh sản của phụ nữ cũng là điều mà đàn ông tìm cách khống chế, thông qua bạo lực, ép buộc sinh sản cũng như dựa vào các luật hạn chế và cản trở việc phá thai. Những phụ nữ nào tự chủ trong cuộc sống, biết tự ra quyết định sẽ bị xem là mối đe dọa. Khi không thể kiểm soát bạn đời hoặc bạn tình, một số đàn ông sẽ sát hại họ như một cố gắng cuối cùng nhằm duy trì quyền sở hữu.
Một khi phụ nữ bắt đầu làm chủ quyền sinh sản của bản thân, có vai trò tích cực hơn trong xã hội cũng như tự chủ về kinh tế cũng là lúc xuất hiện một làn sóng bạo lực nhằm phản ứng lại. Ngăn chặn bạo lực giữa các cặp đôi và biến nhà thành nơi an toàn cho phụ nữ chỉ mới là một phần. Chúng ta phải nghĩ rộng hơn để tạo nên một thế giới nơi quyền tự chủ cơ thể của mỗi người được tôn trọng.
Bà Julie A. Burkhart, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tổ chức Trust Women (Mỹ)
Theo NLĐO
Samsung xin lỗi, bồi thường công nhân bị ung thư
Hãng Samsung Electronics (Hàn Quốc) hôm 23-11 lên tiếng xin lỗi và cam kết bồi thường các công nhân phát bệnh ung thư sau khi làm việc tại các nhà máy bán dẫn của hãng trước năm 2028.
Đây là động thái dàn xếp cuộc tranh cãi kéo dài 10 năm giữa nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới và một nhóm nhà hoạt động đại diện cho các công nhân bị bệnh và gia đình họ. Trước đó, cái chết của một nữ công nhân Samsung vì bệnh bạch cầu vào năm 2007 đã làm dấy lên mối nghi ngại về điều kiện làm việc tại công ty này. "Trước đây, chúng tôi chưa thấu hiểu hết nỗi đau mà các công nhân mắc bệnh và gia đình họ trải qua" - Giám đốc điều hành Samsung Electronics Kim Ki-nam công khai xin lỗi tại sự kiện ký thỏa thuận dàn xếp vụ kiện.
Giám đốc điều hành Samsung Electronics Kim Ki-nam (phải) bắt tay với ông Hwang Sang-gi, người sáng lập nhóm Sharps, tại sự kiện ký thỏa thuận đền bù ở Seoul ngày 23-11. Ảnh: REUTERS
Samsung cam kết đền bù tối đa 150 triệu won (gần 133.000 USD) cho mỗi nhân viên từng hoặc đang làm việc cho công ty bị mắc bệnh liên quan đến công việc nếu nguyên nhân được xác định là tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Theo Reuters, mọi nhân viên cũ và hiện tại của Samsung cũng như những người từng làm việc tại các nhà máy bán dẫn và sản xuất màn hình của Samsung trong vòng hơn 1 năm kể từ năm 1984 đều đủ điều kiện để được đền bù nếu mắc bệnh.
Các nhóm vận động cho biết có 320 người đã mắc các bệnh liên quan đến công việc sau khi được Samsung Electronics tuyển dụng, trong đó 118 người tử vong. Riêng nhóm hoạt động Sharps khẳng định khoảng 200 công nhân mắc bệnh sau khi làm việc tại các nhà máy của Samsung và 70 người qua đời sau đó.
Ông Hwang Sang-gi, người sáng lập nhóm Sharps và là cha của nữ công nhân 22 tuổi nói trên, bộc bạch: "Thật lòng mà nói, lời xin lỗi là không đủ cho các gia đình nạn nhân nhưng chúng tôi chấp nhận nó"
Theo Lục San
Người lao động
"Trùm" truyền thông Mỹ từ chức vì cáo buộc quấy rối tình dục Giám đốc điều hành Đài truyền hình CBS của Mỹ Leslie Moonves đã từ chức sau hàng loạt cáo buộc tấn công và quấy rối tình dục. Ông Leslie Moonves Theo Reuters, ông Moonves là giám đốc điều hành của CBS từ năm 2006 và là một trong những nhân vật chủ chốt của mạng lưới truyền hình cùng công ty truyền thông...