Khi tình cảm được đong đếm bằng tiền
Đọc câu chuyện của bạn, tôi quả thực cảm thấy rất buồn. Xưa nay, không ít người vẫn đong đo tình cảm bằng bạc tiền như vậy.
Cho nên cứ nói tình cảm không mua được bằng tiền là sai. Nghèo không phải là cái tội, nhưng nó dẫn đến sự mất kính nể là có thật.
Bà nội tôi cũng có tư tưởng giống như bố mẹ chồng bạn vậy. Bà có bốn người con trai hai người con gái, bố tôi là cả. Bố tôi nghỉ học sớm, ở nhà làm nông phụ bố mẹ nuôi các chú các cô ăn học. Các chú được học hành đến nơi đến chốn nên kinh tế khá hơn. Bố tôi ở gần, khó khăn, chỉ biết dùng cái công, cái tình của mình mà báo hiếu mẹ già, còn việc gì đụng đến tiền thì có các chú lo.
Vì không có tiền, nên mọi việc quyết định lớn nhỏ trong nhà đều không đến lượt bố tôi ý kiến. Lúc đầu bố tôi có nói nhưng nói mà không có tiền lo thì ai ủng hộ? Sau rồi bà nội nói: “Đứa nào lo được việc gì thì nghe theo ý kiến đứa đó”. Vì bà nội không coi bố tôi ra gì, nên các chú cũng vậy thôi. Mẹ tôi nhiều lần bất bình: “Anh là anh cả, sao việc gì cũng phải cun cút nghe theo các chú ấy?”. Bất bình là bất bình, nhưng nghèo thì vẫn phải chịu thôi. Ở trong gia đình, khi mà cha mẹ đối với các con đã có sự rạch ròi coi trọng coi khinh, thì ra xã hội đòi hỏi công bằng là điều xa xỉ quá.
Video đang HOT
Tôi kể chuyện nhà mình để thể hiện rằng tôi rất đồng cảm với nỗi ấm ức này của bạn. Con cái một nhà, đứa nọ đứa kia. Người có thể kiếm tiền mà lo toan mọi thứ chắc chắn nhẹ nhàng hơn người phải bỏ công bỏ tâm ra mà chăm sóc lo lắng. Nhưng dù cực nhọc thế nào, chỉ cần mẹ cha hiểu cho là được. Đằng này còn nói “tốt” không bằng “có tiền”, thật sự không thể không bất bình, ấm ức.
Nhưng nói gì thì nói, đạo làm con chữ hiếu vẫn phải tròn. Như bố tôi luôn nói: “Bà nội các con có thể sai, nhưng bố vẫn phải làm tròn chữ hiếu để bản thân không áy náy”. Sau này bà nội tôi mất đi, các chú các cô về khóc lóc này kia, bố tôi không khóc một chút nào. Bố bảo bố đã dồn hết tâm sức để chăm lo cho bà, chưa từng làm điều gì khiến bản thân phải nuối tiếc hay hối hận.
Tôi nhớ có lần tôi và một cô bạn thân đi làm thêm về, đêm đông giá rét thấy một ông cụ bên đường bới rác kiếm thức ăn. Lúc đó trong túi tôi thật sự không có một xu nào để mua cho ông cụ dù là một ổ bánh mì. Lúc đó bạn tôi nói: “Thật ra muốn làm người tốt cũng phải có tiền cậu nhỉ. Ví dụ như ông cụ kia, giờ mình chạy đến rơi nước mắt mà nói: “Cụ ơi, con thương cụ lắm, cụ chịu khó vượt qua nhé”, và một người nữa cho cụ ấy một ổ bánh mì và bảo “cụ ăn đi cho đỡ đói”. Vậy thì trong suy nghĩ ông cụ, ai là người tốt?”.
Vậy nên bạn ạ, cuộc sống này đôi khi vẫn có những chuyện đáng buồn như thế. Tiền không phải là tất cả, nhưng không có nó chúng ta sẽ vất vả rất nhiều. Cho nên vào những lúc khó khăn, người ta dễ lấy tiền bạc ra để làm thước đo cho lòng tốt.
Bạn có thể buồn, có thể ấm ức, nhưng không nên vì thế mà bỏ mặc bố mẹ chồng. Chồng bạn có thể đã nói những lời khó nghe, vì đó là bố mẹ của anh ấy. Bạn không sang xin lỗi bố mẹ chồng cũng không sao, vì cơ bản bạn cũng chẳng nói gì sai quấy cả. Chồng bạn, anh ấy cũng bất lực như bạn vậy, vì cuộc sống khó khăn quá mà đôi khi chấp nhận mình trở nên nhỏ bé đi. Hãy cứ sống bình thường, đối đãi bình thường, chí thú nghĩ cách làm ăn cho cuộc sống bớt phần khốn khó.
Chỉ cần mình thấy mình sống như vậy là đúng là ổn, chẳng cần để tâm những lời nói vô tình cho mệt người bạn nhé.
Hiệu trưởng làm thêm xuyên đêm ở siêu thị để giúp học sinh khốn khó
Khi nghe tin một số học sinh trường trung học Bắc Charleston, bang Nam Carolina (Mỹ) gặp khó khăn, Hiệu trưởng Henry Darby đã đăng ký làm thêm tại siêu thị Walmart và dùng tiền lương chu cấp cho các học sinh.
Hiệu trưởng Henry Darby - CHỤP TỪ NBC NEWS
Ông Darby nhận công việc sắp xếp lại các kệ hàng trong siêu thị từ 22 giờ tối đến 7 giờ sáng, dù không phải mỗi ngày, theo chương trình "TODAY" được phát sóng trên Đài NBC News hôm 30.1.
"Ông ấy sẵn sàng giúp đỡ mọi người", một học sinh cho biết. Một em khác nói: "Ngài hiệu trưởng đang tạo ảnh hưởng cho cộng đồng một cách vô cùng đặc biệt".
Khi được hỏi về quyết định làm thêm, ông Darby cho biết một số học sinh của mình đang phải sống dưới gầm cầu hoặc trong xe. Ông kể lại bản thân suýt rơi nước mắt khi đến thăm nhà của một học sinh và chỉ thấy vỏn vẹn một tấm nệm trên sàn.
Khoảng 90% số học sinh ở trường trung học Bắc Charleston đang sống trong tình cảnh dưới ngưỡng nghèo khó. Cộng đồng đang chật vật sinh tồn vì dịch Covid-19.
Để giúp phần nào trang trải khó khăn tài chính của các em, vị hiệu trưởng bắt đầu làm thêm ở Walmart.
Ban đầu ông giữ kín việc làm vì không muốn thu hút sự chú ý, nhưng ước muốn này bị phá vỡ sau khi câu chuyện của ông lọt vào ống kính của báo đài và nhanh chóng được lan tỏa.
Để vinh danh vị hiệu trưởng, đại diện Walmart bất ngờ xuất hiện trong chương trình "TODAY" và tặng trường của ông tấm séc 50.000 USD.
Mẹ than con chán học lại không muốn về nhà, PGS.TS ở Hà Nội "hiến kế" khiến ai nấy đọc xong cũng phải rưng rưng Khi con bệnh, bạn có thể dễ dàng điều trị bằng cách cho con uống thuốc. Tuy nhiên, với những đứa trẻ tuổi "ẩm ương" cùng những màn "chống đối" công khai thì "liều thuốc" nào mới thực sự hiệu quả? * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn. Bạn sẽ làm gì, ứng...