Khi tiền tài che khuất lương tri
Vì thu lợi bất chính, các đối tượng chủ mưu cầm đầu trong vụ án đã nhập khẩu thuốc giả về Việt Nam. Vụ án được đánh giá có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, bởi những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, kinh doanh dược phẩm; sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ Cục Quản lí dược trong việc thẩm định, cấp phép, kiểm tra, kiểm soát hoạt động đối với các công ty sản xuất thuốc nước ngoài và các công ty nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
Các bị can đều lường trước được “hậu họa” của những viên thuốc giả liên quan tới tính mạng của hàng nghìn bệnh nhân ung thư nhưng họ vẫn thực hiện vì những toan tính và mưu cầu cá nhân đã che khuất lương tri.
Thuốc giả đội lốt hàng ngoại nhập
Ngày 25/3, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra kết luận điều tra vụ án “Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng đồng phạm buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý dược – Bộ Y tế”. Đồng thời, đề nghị truy tố 13 bị can.
Trong đó, Nguyễn Minh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma; Võ Mạnh Cường, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C và 7 người khác về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” quy định tại khoản 4, Điều 194 Bộ luật Hình sự.
Bị can Võ Mạnh Cường, nguyên Giám đốc Công ty tNHH thương mại hàng hải Quốc tế H&C.
Bị can Nguyễn Việt Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế.
Các bị can Nguyễn Việt Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế; Phạm Hồng Châu, nguyên Trưởng Phòng Đăng ký thuốc Cục Quản lý dược và Lê Đình Thanh, công chức Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3, Điều 360 Bộ luật Hình sự. Bị can Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc Cục Quản lý dược, bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Kết luận điều tra xác định, bị can Nguyễn Minh Hùng đã có hành vi trực tiếp thỏa thuận với Võ Mạnh Cường để mua 838.000 hộp, 4 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada giả về nguồn gốc, xuất xứ trị giá hơn 54 tỉ đồng để nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ. Hai bị can thống nhất chỉnh sửa thông tin, giá thuốc trên hóa đơn giấy tờ để phù hợp với giá thuốc đã nâng khống trên các hợp đồng giữa VN Pharma ký với Aust Hong Kong.
Các bị can cũng chỉnh sửa logo của Helix thành logo của Health 2000 nhằm mục đích thay đổi nguồn gốc, xuất xứ thành thuốc do Health 2000 sản xuất, phù hợp với visa mà Cục Quản lý dược đã cấp. Sau khi nhập khẩu, thông quan 838.000 hộp 4 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada nêu trên, VN Pharma đã bán ra cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc tổng cộng gần 624.000 hộp với tổng số tiền gần 52 tỉ đồng. Kết quả tương trợ tư pháp do Canada cung cấp xác định Health 2000 không có nhà máy sản xuất thuốc tại Canada và không sản xuất bất kỳ loại dược phẩm nào… Health 2000 không có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Các cơ quan chức năng của Canada khẳng định không cấp bất kỳ giấy phép sản xuất thuốc nào cho nhà máy của Health 2000. Do đó cơ quan điều tra kết luận hơn 838.000 hộp, 4 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada do VN Pharma nhập khẩu không phải do Health 2000 sản xuất, giả về nguồn gốc, xuất xứ. Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an kết luận số thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada trên là hàng giả.
Thông tin còn “mập mờ” vẫn thẩm định, cấp phép
Video đang HOT
Khi vụ án được khởi tố, điều tra, điều mà dư luận quan tâm là tại sao hàng trăm nghìn hộp thuốc giả lại có thể được nhập khẩu về Việt Nam bằng con đường chính ngạch, với hồ sơ cấp visa đầy đủ và hoàn thiện đến vậy, trong khi quy trình quản lý việc cấp phép nhập khẩu thuốc được quy định chặt chẽ trong luật định, vậy lô thuốc trên đã “qua mặt” hàng chục chuyên gia thẩm định trong các lĩnh vực như thế nào?
Các bị cáo tại tòa ngày 25-9-2019.
Cục Quản lí dược là cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược, mỹ phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn trong cấp, đình chỉ, thu hồi số đăng ký lưu hành thuốc, giấy phép xuất nhập khẩu thuốc.
Từ năm 2009 đến năm 2014, Cục Quản lí dược đã cấp visa cho 7 thuốc có nhãn mác Helix Canada sản xuất; cấp visa cho 9 thuốc có nhãn mác Health 2000 Canada. Trong số 11 thuốc được cấp số đăng ký và cấp phép nhập khẩu có nhãn Helix Canada nêu trên, có 10 thuốc đã bị rút số đăng ký, thu hồi giấy phép nhập khẩu và chưa có thuốc nào được nhập khẩu vào Việt Nam. Riêng lô thuốc H-Capita nhập khẩu vào Việt Nam bị phát hiện, bắt giữ và đã bị điều tra, truy tố, xét xử về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng đồng phạm buôn bán giả là thuốc chữa bệnh” (theo Bản án số 247/2010/HS-PT ngày 20-5-2020 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh).
Theo kết luận điều tra, trong hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu lô thuốc H-Capita theo Đơn hàng số 25 ĐH/VNP-NK ngày 16-10-2013 của VN Pharma, có một số điểm chưa thống nhất, về tên thuốc và dạng bào chữa, về hạn sử dụng, thành phần tá dược, công thức hóa học của dược chất chính, nhiệt độ bảo quản. Đặc biệt, thời điểm thẩm định cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita, “Giấy phép hoạt động về thuốc tại Việt Nam” của Austin Hong Kong đã hết hạn.
Tuy nhiên, tổ chuyên gia thẩm định do ông Nguyễn Tất Đạt, Trưởng Phòng Quản lý kinh doanh (QLKD) Dược, hiện là Phó Cục trưởng, Cục Quản lí dược làm tổ trưởng và các chuyên gia thuộc 3 nhóm thẩm định, gồm: Nhóm Pháp chế; Nhóm Tiêu chuẩn chất lượng; Nhóm Dược lý lâm sàng đã thẩm định đánh giá đạt yêu cầu, đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita. Từ đánh giá trên, ông Trương Quốc Cường khi đó là Cục trưởng Cục Quản lí dược đã duyệt, chấp nhận nhập khẩu đối với đơn hàng của VN Pharma. Tuy nhiên, do lô thuốc này khi nhập khẩu về Việt Nam được ngăn chặn kịp thời, không đưa vào sử dụng nên không xác định được hậu quả thiệt hại trong việc thẩm định trên.
“Phù phép” biên bản thẩm định
Kết quả điều tra đã xác định sai phạm của các cá nhân có hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Thiếu trách nhiệm” gây hậu quả nghiêm trọng” trong quá trình thẩm định, xét duyệt cấp sổ đỏ ký đối với 2 thuốc H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin
Ngày 16-5-2010, Cục Quản lí dược tiếp nhận hồ sơ xin cấp số đăng ký. Trên cơ sở hồ sơ 2 thuốc H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin do Vimedimex con nộp xin cấp số đăng ký và công văn đề nghị thẩm định sớm, chuyên viên Phòng Đăng ký thuốc, Cục Quản lí dược đã đưa 2 hồ sơ thuốc này ra thẩm định, tham gia thẩm định hồ sơ thuốc gồm 12 chuyên gia thuộc 4 tiểu ban: Tiểu ban Pháp chế; Tiểu ban Tiêu chuẩn chất lượng; Tiểu ban Kỹ thuật bào chế độ ổn định; Tiểu ban Dược lý.
Trong đó, sau khi thẩm định hồ sơ, chuyên gia thẩm định của 3 tiểu ban (Tiểu ban Tiêu chuẩn chất lượng; Tiểu ban Kỹ thuật bào chế độ ổn định, Tiểu ban Dược lý) đánh giá hồ sơ thuốc về 3 lĩnh vực này chưa đạt yêu cầu, đề nghị doanh nghiệp phải bổ sung hồ sơ.
VN Pharma đã bán ra cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc gần 624.000 hộp thuốc giả với tổng số tiền gần 52 tỉ đồng.
Trong đó, Tiểu ban Pháp chế, gồm: Ông Vũ Đức Cảnh, bà Nguyễn Hồng Nhung và Nguyễn Thị Thu Thủy ban đầu đã thống nhất đánh giá thuốc này “không đạt yêu cầu” và đề xuất “không cấp số đăng ký”, ý kiến đề xuất của Tiểu ban Pháp chế là “không cấp số đăng ký”. Tuy nhiên, sau đó, hồ sơ bổ sung 2 thuốc này đã được đưa thêm vào trái quy định, Nguyễn Thị Thu Thủy đã thẩm định lại 2 bộ hồ sơ thuốc này dựa trên các tài liệu được thêm vào hồ sơ không đúng quy định nêu trên và ghi bổ sung thêm các ý, xóa ý kiến đề xuất ban đầu của Tiểu ban Pháp chế, thay đổi thì “không cấp số đăng ký” sang cho “bổ sung hồ sơ”.
Sau khi các tiểu ban thẩm định xong, có đủ chữ ký của các chuyên gia thẩm định phía sau biên bản, Phạm Hồng Châu, Trưởng Phòng Đăng ký thuốc, Cục Quản lí dược, Thư ký Hội đồng xét duyệt thuốc kiểm tra, xem xét kết luận biên bản. Phạm Hồng Châu không kiểm tra, xem xét kỹ biên bản thẩm định, không yêu cầu các chuyên gia Tiểu ban Pháp chế giải trình, làm rõ nên không phát hiện việc Thủy tự thay đổi kết quả đánh giá, thẩm định của Tiểu ban Pháp chế”.
Biết vi phạm, không dừng lưu hành
Cũng theo nội dung kết luận điều tra, Cục Quản lí dược có nghi ngờ về thuốc kê và giá trúng thầu tại Sở Y tế TP HCM đối với lô thuốc H-Capita mang nhãn mác Helix sản xuất do VN Pharma nhập khẩu. Vì vậy, ngày 19-8-2014, Cục Quản lí dược có công văn gửi Đại sứ quán Canada tại Việt Nam xác minh thông tin về các công ty dược của Canada hoạt động về thuốc tại Việt Nam.
Sau đó, Cục Quản lí dược nhận được email trả lời có nội dung: Helix và Heath 2000 không có giấy phép hoạt động còn hiệu lực tại Canada và không có sản phẩm thuốc còn hiệu lực tại Canada. Khi nhận được nội dung trên, Cục Quản lí dược đã yêu cầu phía Canada trả lời thông tin chính thức và chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng: Bộ Công an; Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, Cục Quản lí dược không dừng lưu hành thuốc trên.
Kết luận điều tra cũng đề nghị truy tố, bị can Nguyễn Việt Hùng, với chức vụ Phó Cục trưởng phụ trách Phòng Đăng ký thuốc và Phó Chủ tịch duyệt cấp số đăng ký thuốc của Bộ Y tế, đã thiếu trách nhiệm không soát kỹ biên bản thẩm định, đồng ý đưa 2 loại thuốc H2K Levofloxacin và Profloxacin ra Hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký, vi phạm Quy chế hoạt động của Hội đồng xét duyệt, dẫn đến việc 2 loại thuốc này được cấp số đăng ký hồ sơ không đảm bảo theo quy định và VN Pharma đã sử dụng số đăng ký. 2 loại thuốc này nhập khẩu thuốc giả nguồn gốc, xuất xứ vào Việt Nam tiêu thụ, gây hậu quả thiệt hại về tài sản 50,6 tỉ đồng.
Trước đó vụ án buôn bán thuốc giả xảy ra tại VN Pharma giai đoạn 1 đã được TAND TP Hồ Chí Minh đưa ra xét xử. Các bị cáo Võ Mạnh Cường bị phạt 20 năm tù, Nguyễn Minh Hùng lĩnh án 17 năm; các bị cáo khác nhận mức án từ 3 năm tù (cho hưởng án treo) đến 12 năm tù vì bị cáo buộc buôn bán thuốc giả là H-Capita 500mg.
Nguyên Phó cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế bị truy tố
Cơ quan ANĐT Bộ Công an ngày 26/3 cho biết đã hoàn thành kết luận điều tra vụ án "Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng đồng phạm buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý dược - Bộ Y tế".
Cơ quan ANĐT đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Minh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma; Võ Mạnh Cường, nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại hàng hải quốc tế H&C và 8 người khác về tội buôn bán hàng giả.
Đồng thời đề nghị truy tố các bị can Nguyễn Việt Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế; Phạm Hồng Châu, nguyên Trưởng phòng Đăng ký thuốc, Cục Quản lý dược và Lê Đình Thanh, công chức Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, đối tượng Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó trưởng phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý dược, bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị can Nguyễn Minh Hùng.
Nhập khẩu hơn 838.000 hộp thuốc chữa ung thư giả
Quá trình đấu tranh, Cơ quan ANĐT xác định: Nguyễn Minh Hùng trực tiếp thỏa thuận với Võ Mạnh Cường để mua 838.000 hộp, 4 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada giả về nguồn gốc, xuất xứ trị giá hơn 54 tỉ đồng để nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ.
Hai đối tượng thống nhất chỉnh sửa thông tin Exporter trên Invoice, Packing list, chỉnh sửa giá thuốc trên Invoice để phù hợp với giá thuốc đã nâng khống trên các hợp đồng giữa VN Pharma ký với Austin Hồng Kông, chỉnh sửa logo của Helix thành logo của Health 2000 sản xuất, phù hợp với Visa..., mà Cục Quản lý dược đã cấp.
Nguyễn Minh Hùng đã chỉ đạo các bị can Nguyễn Trí Nhật, Phan Cẩm Loan, Nguyễn Thị Quyết làm giả 15 hợp đồng giữa VN Pharma ký với Austin Hồng Kông; đại diện VN Pharma ký 2/15 hợp đồng giữa VN Pharma với Austin Hồng Kông dùng để nhập 48.500 hộp thuốc, với trị giá lô hàng là 164.545 USD, tương đương hơn 3,4 tỷ đồng và ký 1/5 hợp đồng nội bộ giữa VN Pharma ký với Austin Hồng Kông dùng để nhập khẩu các thuốc mang nhãn mác Health 2000 tại VN Pharma. Ngoài ra, Nguyễn Minh Hùng còn chỉ đạo các bị can Ngô Anh Quốc, Nguyễn Trí Nhật, Lê Thị Vũ Phương, Phan Cẩm Loan hợp thức hồ sơ thanh toán tiền mua các thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada tại VN Pharma và đại điện VN Pharma ký 7/53 Lệnh chuyển tiền để thanh toán số tiền 136.225 USD, tương đương hơn 2,8 tỷ đồng.
Về ý thức chủ quan, Nguyễn Mạnh Hùng biết rõ số thuốc trên là thuốc giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ, không phải do Health 2000 sản xuất..., song vẫn bán ra cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc tổng cộng gần 624.000 hộp với tổng số tiền gần 52 tỉ đồng.
Kết quả tương trợ tư pháp do Canada cung cấp xác định, Health 2000 không có nhà máy sản xuất thuốc tại Canada và không sản xuất bất kỳ loại dược phẩm nào... Health 2000 không có văn phòng đại diện tại Việt Nam; chỉ sử dụng một con dấu từ khi thành lập đến nay và con dấu này chưa từng mang ra khỏi Canada.
Các cơ quan chức năng của Canada khẳng định không cấp giấy FSC cho các thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada, không cấp bất kỳ giấy phép sản xuất thuốc và GMP nào cho nhà máy của Health 2000. Cơ quan ANĐT xác định, hơn 838.000 hộp, 4 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada do VN Pharma nhập khẩu không phải do Health 2000 sản xuất, giả về nguồn gốc, xuất xứ. Cơ quan ANĐT Bộ Công an kết luận số thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada trên là hàng giả.
Sai phạm của nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược và các đồng phạm
Trong thời gian công tác tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 4, Lê Đình Thanh được phân công tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, giải quyết thông quan đối với Tờ khai hải quan số 100112387910 ngày 26/8/2014 theo Hợp đồng số 01/Cipro-VNP ngày 19/6/2014 giữa VN Pharma ký với Austin Hồng Kông.
Sau khi VN Pharma thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống được chấp nhận, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động cấp số tờ khai 100112387910 và phân luồng kiểm tra mã vạch 2 (luồng vàng).
Khi thực hiện kiểm tra chứng từ giấy hồ sơ Hải quan, Thanh đã thực hiện không đúng với nhiệm vụ được giao. Từ đó, không phát hiện tờ khai trên của VN Pharma khai nhập khẩu số lượng 38.500 hộp H2k Ciprofloxacin nhưng hợp đồng chỉ có 30 nghìn hộp, không có phụ lục hợp đồng... Vậy nhưng Thanh vẫn xác nhận cho hơn 38.500 hộp thuốc với trị giá hơn 2,5 tỷ đồng thông quan vào Việt Nam tiêu thụ.
Về Nguyễn Thị Thu Thuỷ, nguyên Phó trưởng phòng Quản lý giá thuốc Cục Quản lý dược, cơ quan ANĐT xác định: Lợi dụng quyền hạn được giao là chuyên gia thẩm định Tiểu ban pháp chế, đối tượng đã tự ý thẩm định lại hồ sơ 2 thuốc H2k Levofloxacin và H2k Cipprofloxacin theo các tài liệu được đưa thêm vào không quy định và tự ý tẩy, xoá, thay đổi kết quả đánh giá, đề xuất của Tiểu ban Pháp chế từ đề xuất "Không cấp số đăng ký" sang "bổ sung hồ sơ" mà không trao đổi với các chuyên gia khác trong tiểu ban, không trao đổi với Trưởng phòng Đăng ký thuốc và không báo cáo lãnh đạo Cục, tạo điều kiện cho 2 loại thuốc trên có nhãn mác Health 2000 Canada sản xuất, được cấp số đăng ký không đúng quy định.
Hành vi này đã vi phạm quy chế hoạt động của chuyên gia thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc, ban hành kèm theo Quyết định số 63/QĐ-QLD ngày 5/4/2005; quy trình thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc và xử lý biên bản của Cục Quản lý dược. Từ đó, dẫn đến việc VN Pharma sử dụng số thuốc đăng ký của 2 loại thuốc này nhập khẩu thuốc giả nguồn gốc xuất xứ vào Việt Nam tiêu thụ, gây thiệt hại về tài sản hơn 50 tỷ đồng.
Với chức vụ, quyền hạn là Phó Cục trưởng phụ trách Phòng Đăng ký thuốc và Phó Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký thuốc của Bộ Y tế, Nguyễn Việt Hùng đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, rà soát kỹ biên bản thẩm định, đồng ý đưa 2 loại thuốc trên ra hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký; vi phạm quy chế hoạt động của hội đồng xét duyệt dẫn đến việc 2 loại thuốc này được cấp số đăng ký khi hồ sơ không đảm bảo theo quy định.
Từ đó, VN Pharma đã sử dụng số đăng ký của 2 loại thuốc này nhập khẩu thuốc giả nguồn gốc, xuất xứ vào Việt Nam tiêu thụ, gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng. Liên quan tới vụ án, Cơ quan ANĐT đã quyết định truy nã và tạm đình chỉ điều tra đối với bị can Nguyễn Lê Xuân Khang. Khang đã có hành vi cung cấp hồ sơ, giấy tờ giả cho các công ty Coupha và Vimedimex gồm: FSC của từng loại thuốc do Bộ Dịch vụ công Chính phủ Canada cấp và GMP của nhà máy sản xuất Health 2000 Canada do Bộ Y tế Canada cấp để 2 doanh nghiệp này đứng tên xin cấp visa cho 7 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada.
Nguyễn Lê Xuân Khang đã trực tiếp thỏa thuận bán 7 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada với tổng số 1.597.704 hộp thuốc, giá trị 4,7 triệu USD tương đương 98 tỷ đồng cho 5 doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam thông qua 37 hợp đồng ngoại thương đã ký với Health 2000 và các công ty nước ngoài đã được Cục Quản lý dược cấp giấy phép hoạt động về thuốc tại Việt Nam. Ngoài ra, bị can Nguyễn Lê Xuân Khang đã cung cấp con dấu bất hợp pháp có nội dung "HEALTH 2000 INC.H2K" cho Võ Mạnh Cường để sử dụng đóng trên các hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada.
Ngày 8/9/2020, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Lê Xuân Khang về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định bị can Nguyễn Lê Xuân Khang là đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Tuy nhiên, Khang đã xuất cảnh khỏi Việt Nam vào ngày 16/7/2014 và chưa có thông tin nhập cảnh nên Bộ Công an quyết định truy nã, đồng thời, ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với Khang. Khi nào bắt được Khang sẽ phục hồi điều tra.
Lộ thân thế người đàn ông "bí ẩn" trong vụ VN Pharma Trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại VN Pharma có một người đàn ông tên Raymundo thường xuyên được nhắc tới. Trong giai đoạn 2, cơ quan điều tra đã xác định được thân thế của người này. Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa đề nghị truy tố bị can Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch Hội...