Khi thuyền trưởng đi học nghề… thuyền trưởng
Trước đây, ngư dân của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm học hỏi từ làm nghề trên biển, chắt lọc từ nghề cha ông truyền lại… Vì thế, quá trình khai thác gặp nhiều hạn chế, sản lượng đánh bắt chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.
Để khắc phục vấn đề này, từ năm 2008 đến nay, tỉnh BRVT đã chuẩn hóa nghề biển cho hàng trăm thuyền trưởng và thuyền viên nhờ chương trình đào tạo nghề cho ngư dân.
Tự tin hơn khi ra khơi
Sau khi học xong khóa đào tạo thuyền trưởng, mỗi chuyến ra khơi, anh Vo Văn Lộc (SN 1976, ngụ TP.Vũng Tàu) tự tin hơn vì được trang bị thêm nhiều kỹ năng, kiến thức xử lý các tình huống trên biển. Theo anh Lộc, suốt 20 năm gắn bó với nghề biển, mọi kỹ năng từ đánh bắt, cách vận hành phương tiện khai thác, xử lý khi tàu gặp sự cố…, anh đều dựa vào kinh nghiệm.
Sau những khóa học, ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu tự tin hơn để vươn khơi, bám biển. Ảnh: P.T
Năm 2016, anh Lộc tham gia lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá. Khóa học giúp anh có kiến thức để áp dụng hiệu quả hơn cho mỗi chuyến ra khơi. Dù đã làm thuyền trưởng lâu nay, nhưng khi đi học mới vỡ lẽ ra nhiều điều, kiến thức học được từ khóa đào tạo thuyền trưởng cộng với kinh nghiệm hơn 20 năm đi biển đã khiến tôi tự tin hơn rất nhiều – anh chia sẻ.
Thực tế, các khóa học đã giúp bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh nâng cao kỹ năng, kỹ thuật đánh bắt, vận hành phương tiện đánh bắt, từng bước phát triển ngành nghề khai thác hải sản. Ngư dân sau khi trải qua đào tạo đã biết làm chủ trang thiết bị hiện đại trên tàu, tiết kiệm chi phí tiêu hao nhiên liệu, kéo dài thời gian đánh bắt trên biển nhờ nắm vững các kỹ thuật bảo quản thủy sản…
Sau những khóa học, ngư dân càng tự tin hơn để vươn khơi, bám biển. Ảnh: P.T.
Thuyền trưởng Nguyễn Đức Thịnh (35 tuổi, phường 11, TP.Vũng Tàu) cho biết, ngư trường đánh bắt được mở rộng, tàu to, máy công suất lớn và các thiết bị hiện đại hơn khiến anh gặp không ít lúng túng. Khi có sự cố, nhiều khi anh cùng các anh em trên tàu không thể xử lý được và phải nhờ các tàu đánh bắt gần tới hỗ trợ. Tuy nhiên từ sau khi tham gia lớp học thuyền trưởng, máy trưởng năm 2016, anh cùng các ngư dân khác được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng nên có thể tự xử lý được hầu hết các sự cố trên biển.
Video đang HOT
Chuẩn hóa lao động nghề biển
Tỉnh BRVT cùng với cả nước đang hướng tới việc hiện đại hóa lĩnh vực khai thác thủy sản. Để làm được điều này, trước hết phải từng bước chuẩn hóa đội ngũ ngư dân lao động trên biển.
Ông Nguyễn Văn Bạch (SN 1956, ngụ phường 5, TP.Vũng Tàu) cho biết, gia đình ông đang có 3 cặp tàu cá với 6 thuyền trưởng, máy trưởng và mỗi tàu có hơn 20 thuyền viên làm việc. Từ khi tỉnh triển khai chương trình đào tạo nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên, ông Bạch đã tạo điều kiện tối đa cho các lao động hoàn thành khóa học.
Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Nguyễn Văn Trình (thứ 2 từ phải sang) thường xuyên kiểm tra tàu thuyền mùa mưa bão và động viên bà con. Ảnh: P.T.
Khi làm việc trên biển, thời tiết bất thường và các tình huống sẽ xảy ra bất ngờ dẫn tới các lao động phải có kỹ năng ứng phó kịp thời. Vì thế, tranh thủ mỗi chuyến ghe vào bờ, tôi luôn động viên, khuyến khích thuyền viên học tập để nâng cao tay nghề. Thực tế, sau khi được qua đào tạo, anh em nắm vững kiến thức, biết cách xử lý khi gặp sóng gió và vững nghề hơn. Nhiều anh em được nâng cao hiểu biết, xử lý tốt tình huống và bảo đảm an toàn cho phương tiện cũng như những ngư dân làm việc trên tàu – ông Bạch cho biết thêm.
Là chủ 4 đôi tàu với hơn 50 lao động thường xuyên làm việc trên biển, ông Nguyễn Văn Bảo (ấp Phước Thuận, xã Phước Tỉnh) cho biết, từ khi các thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên được đào tạo bài bản, mỗi chuyến tàu ra khơi ông cảm thấy yên tâm hơn.
Theo ông Bảo, với tính chất bắt buộc của công việc, anh em đều tự giác đăng ký học để có kiến thức vận hành các máy móc, thiết bị hàng hải hiện đại trên tàu. Tôi nghĩ, với tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản ngày càng cao thì việc đào tạo nghề cho ngư dân là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp chủ ghe và các ngư dân tránh được rủi ro mà còn góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên biển – ông Bảo nói.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, tính đến thời điểm này, BRVT có 6.279 tàu, thuyền tham gia hoạt động khai thác, thu mua thủy hải sản. Trong đó, có 3.116 chiếc tàu cá công suất từ 90CV trở lên khai thác hải sản xa bờ. Hiện 100% thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên làm việc trên tàu đều được qua đào tạo và cấp chứng chỉ.
Ông Nguyễn Đức Hoàng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh BRVT cho biết, từ năm 2008 tới nay, tỉnh đã triển khai chương trình đào tạo cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên. Hàng năm, có khoảng 300 lao động được đào tạo.
Ông Hoàng cho biết: Trước đây, ngư dân của BRVT chỉ chạy tàu có công suất từ 90CV đến 350CV, còn hiện nay, với chủ trương đóng tàu vỏ thép từ 500CV trở lên, trang thiết bị hiện đại nên bắt buộc trình độ của lao động phải nâng lên. Chúng tôi cũng đã có văn bản gửi các địa phương, thống kê lại nhu cầu của lao động về tham gia khóa học để phối hợp cùng với các ngành chức năng, các trường, trung tâm sắp xếp tổ chức lớp học phù hợp cho từng đối tượng lao động.
Teho Danviet
Hết lo thời tiết lại đối phó với tàu giã cào, ngư dân lỗ nặng
Từ đầu năm đến nay, thời tiết không thuận lợi khiến năng suất đánh bắt thủy hải sản của các tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm mạnh. Cộng thêm việc tàu giã, tàu kéo hoành hành, ngư trường ngày một cạn kiệt khiến ngư dân càng thêm khó khăn.
Sau hơn 20 ngày ra khơi, tàu cá mang biển kiểm soát BV9749 của chị Nguyễn Thị Cúc, trú tại 98/13/10 Bạch Đằng, phường 5, TP.Vũng Tàu vừa cập bến cảng INCOMAP. Đây là tàu cá lưới câu có công suất 400CV, chủ yếu đánh bắt mực và một số loại cá như bò, heo, ngừ.
Chị Cúc cho biết, những năm trước việc đánh bắt khá thuận lợi, mỗi chuyến biển 20-25 ngày, chị đánh được khoảng 20 tấn cá, 200-300kg mực các loại, thu về khoảng 200 triệu đồng/chuyến. Trừ chi phí và tiền chia bạn tàu, chị thu lãi từ 20-30 triệu đồng/chuyến.
Ngư dân đang chuyển cá từ tàu xuống tại cảng cá INCOMAP, TP.Vũng Tàu. Ảnh: P.T
Tuy nhiên, năm nay, tình hình đánh bắt gặp rất nhiều khó khăn. Vụ cá vừa cập bến, tôi chỉ thu được 2 tấn cá bò, 500kg cá ngừ, 50kg mực, bán được khoảng 40-50 triệu đồng. Trừ chi phí dầu, thực phẩm, máy móc và bạn tàu, tôi lỗ khoảng 80 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm, tôi đi được 5 chuyến biển thì không chuyến nào có lãi. Chuyến trúng nhất cũng chỉ được 7-10 tấn cá, 100kg mực, thu về 120-130 triệu đồng. Tổng cộng, tôi lỗ hơn 150 triệu đồng. Không chỉ tôi, đa số các tàu lưới câu đánh bắt ở ngư trường Nam Trường Sa đều gặp tình trạng trên, chị Cúc than thở.
Ông Huỳnh Cấy, ở số 60/20/2A Bạch Đằng, TP.Vũng Tàu, sở hữu 2 tàu lưới vây, tổng công suất 1.000CV cũng trong tình trạng tương tự. Thông thường mọi năm, mỗi chuyến biển kéo dài gần 1 tháng, tàu của ông Cấy đánh bắt gần 30-35 tấn cá ngừ, cá nục, bạc má, cá thu... Với giá bán bình quân 20.000 - 25.000 đồng/kg cá ngừ, 7.000 đồng/kg cá nục, 25.000 đồng/kg cá ngân, trừ chi phí, ông thu lãi hơn 100 triệu đồng/vụ.
Tuy nhiên, sản lượng cá đánh bắt được năm nay thấp kỷ lục. Ông Cấy cho biết, các chuyến biển từ đầu năm đến nay đều không đánh bắt đủ sản lượng, trung bình chỉ được 10-15 tấn/vụ, chỉ bằng 50% so với thông thường. Dù giá cá đã tăng 3.000 - 10.000 đồng/kg tùy loại nhưng mỗi chuyến biển ông vẫn lỗ cả chục triệu đồng.
Công nhân sơ chế cá vừa được ngư dân đánh bắt về. Ảnh: P.T
Trường hợp của ông Cấy vẫn còn may mắn, nhiều chủ tàu khác gần như không đánh được cá, thua lỗ hàng trăm triệu đồng nên phải cầm cố tàu, nhà cửa để vay mượn mới duy trì được việc đánh bắt.
Ông Cấy nhận định: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến sản lượng đánh bắt cá giảm mạnh là thời tiết không thuận lợi. Ngay từ đầu năm, chưa đến mùa bão nhưng ngư trường Trường Sa biển thường xuyên có gió mạnh, thậm chí cấp 8-9 nên tàu cá không thể di chuyển để đánh bắt, phải neo giữa biển để đảm bảo an toàn. Khi biển êm cũng không có các con nước có nhiều cá như mọi năm.
Bên cạnh đó, sau nhiều năm các tàu cá với hình thức lưới kéo (giã cào) hoành hành, lượng thủy hải sản tại các ngư trường đã có phần cạn kiệt, do đó sản lượng đánh bắt giảm là điều tất yếu.
Tàu giã cào hoành hành, ngư trường cạn kiệt
Tại các địa phương khác, sản lượng đánh bắt cá cũng giảm mạnh. Ngư dân Nguyễn Văn Nhỏ (ngụ ấp Tân An, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) cho biết, một vài năm gần đây, sản lượng thủy hải sản có chiều hướng đi xuống. Tuy nhiên, chưa năm nào giảm mạnh như năm nay, thậm chí chỉ bằng 60-70% so với mọi năm. Do đó, từ đầu năm đến nay, ông Nhỏ đã lỗ cả trăm triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng số tàu cá trên địa bàn tỉnh là 6.660 chiếc. Những tháng đầu năm 2018, tình hình khai thác thủy, hải sản không thuận lợi. Nguyên nhân là do biển động, thường xuyên có gió lớn. Ngoài ra, việc tàu cá hành nghề lưới kéo và đánh bắt gần bờ hoành hành là nguyên nhân quan trọng khiến nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, gây khó khăn cho ngư dân.
Ông Thành cho biết: Để giải quyết tình trạng trên, các ngành chức năng đang tăng cường giám sát việc đóng mới, đăng ký, đăng kiểm tàu cá; không cho đóng mới tàu cá có chiều dài dưới 15m, công suất máy dưới 90CV và tàu cá hành nghề lưới kéo.
Đồng thời, khuyến khích ngư dân chuyển đổi tàu hành nghề lưới kéo sang nghề lưới rê, câu, vây, lồng bẫy; tăng cường hỗ trợ bà con ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá khai thác xa bờ công suất trên 90CV và ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong khai thác, bảo quản sản phẩm.
Những ngư dân vừa chuyển cá vừa cho biết, từ đầu năm đến nay sản lượng đánh bắt ngày càng giảm, nhiều chuyến lỗ cả trăm triệu đồng. Ảnh: P.T
Cũng theo ông Thành, nhằm chấm dứt tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài, cần tăng cường tuyên truyền cho ngư dân để họ hiểu rằng, sản lượng đánh bắt đã giảm, nếu bị một số nước cấm nhập khẩu thủy hải sản khiến giá giảm nữa thì sẽ là thảm họa.
Các cơ quan chức năng hiện nay cũng quản lý rất chặt chẽ, có mặt ở vùng biên giới trên biển để giám sát, tuyên truyền để đảm bảo ngư dân không vi phạm. Bên cạnh đó, để nhận được hỗ trợ tiền nhiên liệu của nhà nước tối đa lên đến 300 triệu đồng/ năm, các tàu cá công suất lớn phải báo vị trí, địa điểm qua máy định vị 4 lần/vụ cá để chứng minh mình đánh bắt trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam, ông Thành nói.
Theo Danviet
Hiểm họa từ thói quen nuôi hàu bằng tấm fibro xi măng Tuy đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng tấm fibro xi măng làm giá thể nuôi hàu, nhưng người dân xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu - Bà Rịa Vũng Tàu) vẫn chưa tìm ra vật liệu nào phù hợp thay thế. Mối họa từ tấm fibro xi...