Khi thương hiệu Việt Nam giới thiệu mình với bóng đá Nhật Bản
Hình ảnh của cầu thủ Việt Nam, các thương hiệu Việt Nam sẽ được giới thiệu, quảng bá rộng khắp tại J.League (Nhật Bản) trong năm 2021 thông qua các chiến lược hợp tác của câu lạc bộ Sài Gòn.
Bầu Bình thực hiện đúng cam kết hợp tác chiến lược với các đội bóng Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Đăng
Việc các thương hiệu Việt Nam chi tiền tỉ để quảng cáo ở các giải đấu lớn không có gì lạ. Người hâm mộ đã nhiều lần chứng kiến các bảng quảng cáo có thương hiệu từ Việt Nam tại giải Ngoại hạng Anh hay tại sân chơi AFF Cup, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đóng vai trò là đối tác.
Cam kết của bầu Bình
Chiều 28.2, ở trận khai mạc J.League 2 mùa 2021, câu lạc bộ FC Ryukyu – đối tác chiến lược của câu lạc bộ Sài Gòn đã có trận thắng 1-0 trước Jubilo Iwata. FC Ryukyu là đội bóng mà Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ chuyển sang thi đấu kể từ tháng 7.2021.
Đáng chú ý ở trận thắng trước Jubilo Iwata, trên sân nhà của FC Ryukyu có 6 bảng quảng cáo của SCB, một trong những đơn vị tài trợ của câu lạc bộ Sài Gòn mùa này. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu xuất hiện tại bóng đá Việt Nam “lên sóng” cùng bóng đá Nhật Bản, và đĐiều này sẽ được thực hiện xuyên suốt ở mùa bóng năm nay.
Ông Trần Hòa Bình – Chủ tịch đội Sài Gòn thực hiện đúng mục tiêu như tuyên trước đó. Với phương châm “làm cho đáng, chơi cho đẹp”, ông bầu này đã mạnh tay thực hiện chiến lược J.League hóa ở cả 2 chiều. Một mặt, ông đưa 4 cầu thủ từ J.League, sử dụng các chuyên gia Nhật cho côcng ác huấn luyện đội Sài Gòn, thuyết phục hàng chục doanh nghiệp lớn của Nhật Bản tài trợ, đồng hành cùng đội bóng ở mùa bóng 2021. Mặt khác, đội Sài Gòn còn đóng vai trò là Mạnh Thường Quân tại J.League, khi hợp tác toàn diện với các đội J.League 1 (FC Tokyo), J.League (FC Ryukyu) và sắp tới là 1 đội ở J.League 3.
Video đang HOT
Ông Bình chia sẻ với việc Sài Gòn có sự phục vụ của những chuyên gia cao cấp từ Nhật Bản, cũng như có cùng tầm nhìn chiến lược với các đội bóng J.League, thương hiệu của đội bóng đã trở nên nổi tiếng tại xứ Mặt trời mọc. Và trong tương lai, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản sẽ kết nối với nhau, hợp tác chặt chẽ hơn nữa thông qua các hoạt động bóng đá mà Sài Gòn là cây cầu nối. Đó là tiền đề để bầu Bình sẽ đưa thêm nhiều cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản để trau dồi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn trong tương lai. Và ông cùng Sài Gòn đặt mục tiêu năm 2022 sẽ có 6 cầu thủ Việt Nam sẽ tiếp theo Cao Văn Triền, Trần Danh Trung sang chơi bóng ở các giải đấu cấp thấp của J.League.
Dùng cầu thủ Nhật Bản để giới thiệu hình ảnh bóng đá Việt Nam
Bầu Bình đi theo một chiến lược rất riêng để tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa bóng đá Việt Nam và Nhật Bản. Điều đó được thể hiện rất rõ ở trường hợp Ryutaro Karube. Tiền vệ sinh năm 1992 này được đánh giá cao về năng lực chuyên môn, khi từng thi đấu thành công cho đội Thanh Hóa tại AFC Cup. Khi về đầu quân cho Sài Gòn, bầu Bình đã thuyết phục chuyển Karube làm nhiệm vụ khác chứ không chỉ thi đấu, dựa trên trình độ về học vấn, năng lực sáng tạo của tiền vệ này.
“Với Karube, ngoài năng lực bóng đá, anh ấy còn có năng lực về sáng tạo, đối ngoại, marketing, truyền thông, hoạt động cộng đồng xã hội… Do đó, đội Sài Gòn chuyển cậu ấy qua làm việc ở phòng sáng tạo, trách nhiệm xã hội. Cậu ấy sẽ có trách nhiệm làm về bóng đá cộng đồng, công tác từ thiện xã hội, tổ chức các hoạt động, sự kiện của nhà tài trợ, quảng bá hình ảnh thương hiệu cầu thủ Việt Nam tại Nhật Bản”, ông Bình chia sẻ.
Karube tốt nghiệp Đại học Meiji nổi tiếng của Nhật Bản, nơi nổi tiếng sản sinh ra nhiều tuyển thủ Nhật Bản, cũng như đào tạo nên nhiều chuyên gia kinh tế, làm việc cho các tập đoàn lớn. Bản thân Karube còn có nền tảng tốt từ gia đình, khi có bố mẹ đều làm bác sĩ. Nhận thấy những ưu điểm đó, bầu Bình đã trao cho anh trọng trách lớn, hướng đến việc phát triển bóng đá bền vững.
Và Karube dù có chuyên môn và khát khao chơi bóng đã quyết định lựa chọn, để ngỏ khả năng sẽ xỏ giày ra sân thi đấu. Với anh, sứ mệnh được giao phó quan trọng hơn rất nhiều khi giới thiệu, định vị hình ảnh cầu thủ Việt Nam, các thương hiệu Việt Nam đến với bóng đá Nhật Bản, điều trước đây chưa có ai thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp.
Cơ hội nào cho Văn Triền, Danh Trung tại CLB Ryukyu?
FC Ryukyu không phải CLB mạnh và đặt mục tiêu cao tại J.League 2. Đội bóng Nhật Bản có thể xem là bến đỗ vừa tầm cho Cao Văn Triền và Trần Danh Trung.
Điểm đến của Cao Văn Triền và Trần Danh Trung, CLB Ryukyu, là tên tuổi mới trong làng bóng đá Nhật Bản. CLB đặt trụ sở ở Okinawa, được thành lập vào năm 2003, sau khi những cầu thủ chủ chốt của Okinawa Kariyushi mâu thuẫn với đội ngũ quản lý và quyết định tách ra để thành lập CLB mới.
Sinh sau đẻ muộn, nhưng Ryukyu thăng tiến nhanh chóng để trở thành CLB đầu tiên trong lịch sử Okinawa thi đấu tại hệ thống bóng đá cấp quốc gia của Nhật Bản. Tuy nhiên, phải tới năm 2014, Ryukyu mới được thi đấu tại J.League 3 (tương đương giải hạng Ba), sau khi bị từ chối đơn trở thành CLB chuyên nghiệp trong nhiều năm trước đó.
Shinji Ono lừng danh vừa rời FC Ryukyu. Ảnh: Getty.
Từ đó tới nay, Ryukyu duy trì việc thi đấu ở các giải đấu hạng dưới. Đội bóng này thăng hạng năm 2018. Mùa trước, Ryukyu đứng thứ 16 trên tổng 22 đội tại J.League 2.
Vị trí trên bảng xếp hạng phản ánh đúng thực lực của đội bóng này. Ryukyu có tổng giá trị đội hình (không tính Văn Triền và Danh Trung) ở mức 6,93 triệu bảng, đứng thứ 12 trên tổng 22 đội tại J.Leauge 2. Trong 2 kỳ chuyển nhượng gần nhất, Ryukyu không chi tiền để thực hiện bất kỳ hợp đồng mua cầu thủ nào.
Họ mang về gần 30 cầu thủ trong 2 năm qua đều theo dạng chuyển nhượng tự do và cho mượn. Mùa này, Rykyu mang về 12 cầu thủ, nếu tính cả Văn Triền và Danh Trung, ở đủ mọi vị trí mà không mất phí chuyển nhượng.
Ở chiều ngược lại, Ryukyu cũng chia tay 7 cầu thủ, trong đó có tên tuổi lẫy lừng một thời là Shinji Ono. Mùa trước, ở tuổi 41, Ono đá 116 phút sau 14 trận cho Rykyu. Đội bóng này dành phần lớn thời gian thi đấu cho những cầu thủ đang vào độ chín của sự nghiệp (từ 26-31). Nhìn chung, đây là CLB không thuộc "sân sau" của đội bóng lớn nào. Tiềm lực của đội bóng chỉ đến vậy, và họ cũng không đặt mục tiêu thăng hạng.
Văn Triền và Danh Trung sẽ cạnh tranh vị trí như thế nào tại Ryukyu? Đây là câu chuyện còn cần thời gian để nhận xét. Tuy nhiên, nếu xét về vị trí, cả hai đều sẽ cần cạnh tranh với những cầu thủ Ryukyu sẵn có trong sơ đồ 4-2-3-1.
Ở vị trí tiền vệ trung tâm của Cao Văn Triền, Ryukyu dành một suất đá chính cho Kazumasa Uesato. Cầu thủ 33 tuổi này thi đấu trọn vẹn 42 trận trong mùa trước cho đội bóng Nhật Bản. Người thường được xếp đá cặp với Uesato là Koki Kazama, 28 tuổi, đá 31 trận ở mùa trước. Nhiều khả năng đây là nhân tố cạnh tranh trực tiếp vị trí với Cao Văn Triền, cùng tân binh Mizuki Ichimaru từ Gamba Osaka, và một vài cầu thủ trẻ khác trong đội hình.
Cao Văn Triền có cơ hội tại FC Ryukyu. Ảnh: Minh Chiến.
Vị trí của Danh Trung phức tạp hơn đôi chút. Tiền vệ của U22 Việt Nam thuận chân phải và có thể đá tốt ở cả hai vị trí bám biên. Người đá chính ở vị trí tiền vệ phải của đội bóng này là Koya Kazama, 26 tuổi và ghi 10 bàn trong cả mùa trước sau khi đá đủ 42 trận tại J.League 2. Cạnh tranh vị trí với cầu thủ này là câu chuyện không đơn giản.
Ở vị trí tiền vệ trái, Ryukyu có Shuto Kawai, 25 tuổi, đá 35 trận mùa trước và ghi 5 bàn. Danh Trung là cầu thủ chạy biên duy nhất Ryukyu chiêu mộ trong kỳ chuyển nhượng này và nhiều khả năng tiền vệ của U22 Việt Nam đóng vai dự bị cho Kazama hoặc Kawai.
Mục đích sang Ryukyu của Văn Triền và Danh Trung vẫn còn là dấu hỏi khi đội bóng này đã liên kết với Chonburi để đưa một cầu thủ Thái Lan sang đây từ trước. Song việc Ryukyu thay đổi nhân sự liên tục trong mỗi mùa giải là yếu tố thích hợp để hai cầu thủ Việt Nam có cơ hội.
Mùa trước, Ryukyu không sử dụng 4 cầu thủ trong danh sách đăng ký với ban tổ chức J.League 2. Hai trong số đó là thủ môn, còn lại là những cầu thủ rất trẻ (14 và 16 tuổi). Viễn cảnh sang Nhật Bản dự bị cả mùa và thi đấu nhỏ giọt vì vậy khó xảy ra với Văn Triền và Danh Trung. Cả hai nhiều khả năng được thi đấu. Còn chuyện đá chính hay không phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính cả hai.
Thuận lợi ở Ryukyu
CLB Ryukyu thuộc đảo Okinawa. Nguồn tin của Zing tại Nhật Bản cho biết Okinawa có khí hậu giống với Việt Nam nhất tại xứ sở mặt trời mọc. Khả năng thích nghi với khí hậu và điều kiện sống tại CLB mới của Văn Triền và Danh Trung có thể được đảm bảo. Tuy nhiên, số lượng người Việt Nam sinh sống và làm việc ở vùng này không nhiều.
HLV Lê Thụy Hải: 'J-League khác V-League, Văn Triền không dễ thành công' HLV Lê Thụy Hải quan tâm khá nhiều đến chuyến xuất ngoại của Văn Triền, Danh Trung sang J-League 2 và cả Văn Lâm đến J-League 1 và theo nhận định của chuyên gia lão làng này, để thành công là không dễ. Thông tin về thương vụ chuyển nhượng Văn Triền và Danh Trung sang J-League 2 khoác áo FC Ryukyu tại...