Khi Thủ tướng là bác sĩ: Láng giềng Ấn Độ có thành tích chống dịch đáng nể, “siêu thần tốc” tiêm vắc xin cho 85% dân số chỉ trong 9 ngày
Đất nước láng giềng của Ấn Độ này đã nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 cho 85% dân số siêu thần tốc chỉ trong 9 ngày sau khi dịch bùng nổ tại Ấn Độ.
Bhutan “siêu thần tốc” tiêm vắc xin Covid-19 cho 85% người lớn chỉ trong 9 ngày
Các chương trình tiêm phòng Covid-19 trên toàn thế giới đang được triển khai. Trong số đó, Bhutan, một quốc gia Nam Á nhỏ bé, đã có khoảng 85% người trưởng thành, tức là 60% tổng dân số, được tiêm liều vắc xin đầu tiên sau 9 ngày.
Gần Ấn Độ, nhưng Bhutan có kết quả phòng chống Covid-19 rất tốt, số ca nhiễm trong ngày rất ít.
Theo hãng tin AFP, tỷ lệ dân số đã được tiêm phòng ở Bhutan thậm chí còn vượt qua Seychelles, Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
So sánh với Ấn Độ, có thể thấy kết quả rất khác biệt. Theo truyền thông Ấn Độ, theo tỷ lệ tiêm chủng mới của Ấn Độ như hiện nay, sẽ phải mất tới 12 năm 6 tháng mới có thể hoàn thành việc tiêm chủng cho tất cả người dân Ấn Độ.
Ngay cả khi tỉ lệ được hạ xuống ngưỡng thấp nhất của việc tiêm phòng miễn dịch cộng đồng 70% dân số ở Ấn Độ, thì cũng sẽ phải mất gần 9 năm. Nói cách khác, cái gọi là tốc độ tiêm chủng nhanh của Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã không có nhiều ý nghĩa thực tế.
Trong khi đó, Bhutan đã nhận được lô vắc xin COVID-19 đầu tiên vào ngày 27/3, khởi động chương trình tiêm chủng nhanh nhất trên thế giới. Bhutan cũng đặt mục tiêu tiêm vắc xin cho 533.000 người lớn trong vòng 2 tuần, ngoại trừ phụ nữ mang thai và bệnh nhân nặng mắc một số bệnh sức khỏe.
Thật bất ngờ khi chỉ trong một tuần, khoảng 62% công dân Bhutan (không bao gồm trẻ em) đã được tiêm chủng, và tỷ lệ này thậm chí còn vượt qua cả Anh và Mỹ. Hiện nhân viên y tế đang tập trung tiêm phòng cho những người trên 70 tuổi và những người dân khuyết tật.
Bhutan là một trong những quốc gia kém phát triển trên thế giới và được biết đến rộng rãi với chỉ số hạnh phúc trong nước cao với những triết lý sống độc đáo.
Tính đến ngày 6/4, trong tổng số 735.533 dân số trưởng thành, gần 469.664 công dân (tức là khoảng 85% công dân trưởng thành, không kể trẻ em) đã được tiêm một liều vắc xin đầu tiên. Điều này có nghĩa là người dân cũng tin tưởng vào các cơ quan hữu quan và hầu như không ngần ngại tiêm chủng.
Video đang HOT
Đất nước có Thủ tướng là Bác sĩ, chống dịch độc đáo và quyết liệt
Trên thực tế, dân số nhỏ của Bhutan là một trong những lợi thế chính tạo nên sự thành công đồng thời có thể là nhờ các tình nguyện viên của đội ứng phó thảm họa khẩn cấp địa phương tận tâm, những người gửi vắc xin đến các trung tâm y tế và đảm bảo rằng công dân Bhutan đến ngày hẹn tiêm chủng, hướng dẫn công dân Bhutan về cách phòng ngừa dịch bệnh, chẳng hạn như duy trì khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang.
Trước khi xảy ra dịch bệnh, Bhutan chỉ có 37 bác sĩ và 3.000 nhân viên y tế chuyên trách, do đó, các tình nguyện viên của đội ứng phó thảm họa khẩn cấp là rất quý giá đối với Bhutan.
Ở khu vực Tây Bắc của Gasa, khoảng 3.000 người Bhutan sống trong các ngôi làng trên sườn núi. Sáu tình nguyện viên của đội ứng phó thảm họa khẩn cấp, những người làm giáo viên tiểu học dẫn đầu nhóm 4 nhân viên y tế, đi ủng quân đội nặng và mang theo bộ dụng cụ y tế khẩn cấp đến 6 ngôi làng trong 6 ngày.
Thủ tướng Bhutan, Tiến sĩ Lotay Tshering là một bác sĩ
Khi họ không thể đi lại vì tuyết, các quan chức địa phương đã bố trí máy bay trực thăng để giúp họ cung cấp vắc xin, giúp họ tiết kiệm ít nhất 5 ngày.
Nước láng giềng của Bhutan, Ấn Độ, cũng đóng một vai trò quan trọng trong “chương trình tiêm chủng” này. Ấn Độ đã cung cấp cho Bhutan 600.000 liều vắc xin AstraZeneca, cũng như bộ dụng cụ đựng thuốc, quần áo bảo hộ, khẩu trang N95 và các loại thuốc thiết yếu.
Điều đáng nói là Thủ tướng Bhutan, Tiến sĩ Lotay Tshering, là một bác sĩ đã dẫn đầu hoạt động ứng phó của đất nước kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Khi trường hợp Covid-19 đầu tiên của Bhutan được phát hiện vào tháng 3/2020, nước này ngay lập tức đóng cửa biên giới và những cư dân trở về từ nước ngoài phải chịu sự kiểm dịch bắt buộc.
Trải qua hai đợt chốt chặn được quản lý cẩn thận, Bhutan hiện có tổng cộng 896 trường hợp được xác nhận và một trường hợp tử vong.
Thủ tướng Bhutan thường làm việc và phẫu thuật cho người bệnh vào cuối tuần.
Tiếng 'beep' ám ảnh trong phòng cấp cứu
Bác sĩ Gautam Singh sợ hãi tiếng "beep" phát ra từ máy thở, báo hiệu nồng độ oxy thấp nghiêm trọng và hơi thở hổn hển của những bệnh nhân Covid-19.
Giống nhiều đồng nghiệp trên khắp Ấn Độ, bác sĩ tim mạch Gautam Singh đã phải cầu xin, vay mượn bình oxy để các bệnh nhân của mình có thể sống thêm một ngày. Tối 25/4, nguồn cung của các bệnh viện lân cận cạn kiệt, bác sĩ 43 tuổi tuyệt vọng cầu cứu trên Twitter.
"Xin hãy gửi oxy cho chúng tôi. Bệnh nhân của tôi đang chết dần", ông nghẹn ngào trong video.
Ấn Độ từng là ví dụ thành công trong việc dập dịch, năm 2020. Song hiện nay, virus lây lan chóng mặt trong cộng đồng dân cư 1,4 tỷ người. Hệ thống y tế bắt đầu sụp đổ.
Các tin nhắn SOS giống như của Singh tràn lan trên mạng, tiết lộ sự hoảng loạn của các nhân viên y tế và cả người dân. Ngoài việc thiếu oxy, các khoa hồi sức tích cực phải làm việc hết công suất, gần như tất cả máy thở đều được sử dụng. Khi số người chết tăng lên, bầu trời đêm Ấn Độ rực sáng vì các giàn hỏa táng.
Ngày 26/4, đất nước báo cáo thêm 2.800 ca tử vong, khoảng 117 người chống chọi với căn bệnh mỗi giờ. Các chuyên gia cho rằng con số này chưa đủ phản ánh tình hình thực tế.
Cuộc khủng hoảng tại đất nước 1,3 tỷ dân trái ngược hoàn toàn với hình ảnh khởi sắc ở những quốc gia giàu có hơn như Mỹ, Anh hay nước dã tiêm chủng diện rộng là Israel. Các bác sĩ tuyến đầu như Singh cố gắng có được vật tư y tế cần thiết để giữ bệnh nhân sống sót.
Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại khu hồi sức tích cực bệnh viện Lok Nayak Jai Prakash, New Delhi, tháng 4/2021. Ảnh: Reuters
Hôm 26/4, Singh nhận 20 bình oxy, chỉ đủ dùng trong một ngày cho đến khi máy thở phát ra tiếng "beep" ám ảnh một lần nữa.
"Tôi cảm thấy bất lực vì thời gian sống sót của bệnh nhân tính bằng giờ. Tôi sẽ cầu xin lần nữa, hy vọng ai đó gửi oxy đến trong vài ngày", ông nói.
Các chuyên gia khuyến cáo tình hình ảm đạm thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn nữa. Krishna Udayakumar, người sáng lập Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu Duke, Đại học Duke, cho biết đất nước sẽ không đuổi kịp số ca nhiễm mới trong những ngày tới nếu tình trạng này vẫn tiếp tục.
"Tình hình ở Ấn Độ rất bi thảm và có khả năng trở nên tồi tệ hơn trong vài tuần đến vài tháng", ông nói, đồng thời kêu gọi nỗ lực toàn cầu giúp đất nước vượt qua thời điểm khủng hoảng.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Pakistan sẵn sàng hỗ trợ vật tư y tế, nguyên liệu vaccine thô, thuốc men, máy X-quang để điều trị Covid-19. Nhưng một số chuyên gia cho rằng điều này vẫn quá muộn. Sự sụp đổ hệ thống y tế là thất bại rõ ràng đối với quốc gia từng tự hào là hình mẫu chống dịch.
Chỉ ba tháng trước, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đưa ra thông điệp "điều tồi tệ nhất đã qua". Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố đất nước chiến thắng Covid-19 trên cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, rằng thành công này không thể so sánh với bất cứ nơi nào khác.
Chưa đầy một tháng sau, Đảng Bharatiya Janata ca ngợi ông Modi là "nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa", người đã "đánh bại" virus. Tuần thứ hai của tháng 3, Bộ trưởng Y tế cho biết đất nước đang ở "giai đoạn cuối" của đại dịch.
Tuy nhiên, chuyên gia có cái nhìn khác hẳn. Họ nhận thấy bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở độ tuổi trẻ hơn nhiều so với trước đây và cảnh báo Ấn Độ đang "ngồi trên quả bom hẹn giờ".
Cuối tháng 3, hàng triệu tín đồ đạo Hindu tập trung ngâm mình dưới làn nước sông Hằng trong lễ hội Kumbh Mela ở Haridwar, không đeo khẩu trang, không giãn cách. Ông Modi và các chính trị gia khác cũng tổ chức những cuộc mít tinh bầu cử lớn, thu hút sự chú ý của hàng chục nghìn công dân.
Giờ đây, Ấn Độ lâm vào thảm cảnh dịch bệnh.
"Nhiều người trên khắp đất nước phải trả giá bằng mạng sống vì hành vi đáng xấu hổ của các nhà lãnh đạo", Udayakumar nói.
Trong một bài phát biểu trên đài phát thanh hôm 26/4, ông Modi lên tiếng xoa dịu dư luận: "Đúng là nhiều người đang nhiễm nCoV. Song số bệnh nhân hồi phục cũng cao không kém".
Tuần trước, chính phủ Ấn Độ mở rộng chương trình tiêm chủng cho tất cả người trên 18 tuổi, bắt đầu từ mùng 1/5, một điều được các chuyên gia y tế khuyến khích từ lâu.
Tuy nhiên, việc tiêm chủng tốn nhiều thời gian mới phát huy tác dụng. Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà sản xuất có đáp ứng kịp nhu cầu của 900 triệu người đủ điều kiện hay không.
Giữa cuộc khủng hoảng y tế, người dân tự mình giải quyết vấn đề, làm những điều đáng lẽ chính phủ nên thực hiện từ lâu. Tình nguyện viên, sinh viên, chuyên gia công nghệ, tổ chức phi lợi nhuận và các nhà báo nỗ lực cập nhật thông tin về giường bệnh, các loại thuốc quan trọng và bình oxy. Giống như tiến sĩ Singh, nhiều người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Twitter để thu thập danh sách hiến tặng huyết tương và nguồn cung oxy.
Dòng Twitter kêu cứu, tìm kiếm oxy trên mạng xã hội của người Ấn Độ. Ảnh: AP
Rashmi Kumar, một phụ nữ nội trợ ở New Delhi, dành cả ngày cuối tuần để lùng sục trên Twitter, tuyệt vọng tìm kiếm bình oxy cho cha đang nhập viện. Cô gọi vô số cuộc tới các đường dây nóng của chính phủ, nhưng đều vô ích. Đến tối, người cha 63 tuổi của cô bắt đầu thở hổn hển.
"Tôi đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất", Kumar nói.
Nhưng chẳng rõ từ đâu, một người lạ trên Twitter báo tin có bình oxy cách Kumar khoảng 60 km và gọi cô đến lấy.
"Tôi đã được người lạ giúp đỡ khi chính phủ liên tục thất bại để hỗ trợ hàng nghìn người như tôi. Thật đáng buồn, giờ mọi người đều tự thân vận động thôi", cô nói.
Chuyển nhà 18 lần trong ba năm vì vợ sợ gián Anh chồng ở Bhopal, cho biết sẽ đệ đơn ly hôn vì xấu hổ với gia đình, bạn bè, khi vợ liên tục đòi chuyển nhà vì sợ gián. Anh kỹ sư phần mềm lần đầu biết về nỗi ám ảnh của vợ sau khi họ kết hôn năm 2017. Lúc đó, cô vợ phát hiện một con gián trong bếp nên lao...