Khi thấy sưng, nổi cục ở “vùng kín”, đừng vội nghĩ bị ung thư mà hãy nghĩ đến 5 nguyên nhân này trước
Những vết sưng, khối u ở bộ phận sinh dục là gì? Dưới đây, tiến sĩ Dweck giải thích 6 nguyên nhân phổ biến tình trạng xuất hiện khối u ở gần “ vùng kín” của bạn.
Tiến sĩ Alyssa Dweck, trợ lý giáo sư lâm sàng của sản khoa tại Trường Y Mount Sinai và là đồng tác giả cuốn “V Is For Vagina” chia sẻ trên tạp chí Self rằng có không ít phụ nữ tới văn phòng của cô với nỗi lo lắng về tình trạng sưng hoặc có mụn ở bộ phận sinh dục. Và hầu hết họ nghĩ rằng mình đã bị ung thư. Thế nhưng, trong thực tế, đây lại là khả năng ít xảy ra nhất.
Vậy những vết sưng, khối u ở bộ phận sinh dục là gì? Dưới đây, tiến sĩ Dweck giải thích 5 nguyên nhân phổ biến tình trạng xuất hiện khối u ở gần “vùng kín” của bạn.
1. Bạn bị u nang Bartholin
Đôi khi các tuyến Bartholin bị nghẽn hoặc bị viêm nhiễm, khiến cho dịch ứ lại khá nhiều và trở thành những khối u nang sưng lên.
Tuyến Bartholin nằm ở bộ phận sau của môi lớn âm hộ, cửa mở của ống dẫn tuyến ở mé trong của môi nhỏ âm hộ. Chức năng của tuyến là tiết ra chất nhầy vào trong bề mặt môi nhỏ của âm hộ, giúp bôi trơn khi giao hợp và giữ ẩm. Thế nhưng, đôi khi các tuyến này bị nghẽn hoặc bị viêm nhiễm, khiến cho dịch ứ lại khá nhiều và trở thành những khối u nang sưng lên. Tiến sĩ Dweck nói rằng bà đã từng chứng kiến có chị em bị u nang Bartholin có kích thước bằng quả bóng golf.
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm tuyến Bartholin là do vệ sinh không tốt và không đúng cách khiến các vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục gây viêm. Bên cạnh đó, các bệnh lây qua đường sinh dục cũng là nguyên nhân gây ra viêm tuyến Bartholin. Những gì bên trong u nang Bartholin có thể là chất nhầy trong suốt, mủ hoặc có khi không chứa chất lỏng.
Những u nang này có thể gây đau đớn, nhưng tin tốt là đôi khi chúng tự biến mất sau khi ngâm chúng trong nước ấm trong vài ngày. Nhưng nếu bạn gặp đau đớn hoặc gặp khó khăn khi ngồi hoặc đi bộ thì hãy đi đến bác sĩ phụ khoa. Tùy vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
2. Sưng do bạn “ dọn dẹp vùng kín” không đúng cách
Để giảm bớt khả năng kích ứng khi loại bỏ lông ở vùng này, tiến sĩ Dweck khuyên bạn nên thay đổi dao cạo thường xuyên và hết sức lưu ý về tính an toàn.
Tiến sĩ Dweck cho biết: ‘Cạo, tẩy hay dùng bất kì biện pháp dọn dẹp lông ở vùng kín có thể gây nhiễm trùng ở một số nang lông nhỏ xung quanh âm hộ và tạo ra sưng hoặc những cục u”.
Để giảm bớt khả năng kích ứng khi loại bỏ lông ở vùng này, tiến sĩ Dweck khuyên bạn nên thay đổi dao cạo thường xuyên và hết sức lưu ý về tính an toàn hoặc chuyển sang các phương pháp khác. Nếu bị nhiễm trùng, cần đi khám để được xử lý kịp thời, tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
3. Bạn bị u nang bã nhờn
Video đang HOT
U nang bã nhờn lành tính, thường là các cục u nhỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên âm hộ và thường xuất hiện trên môi âm hộ.
Tiến sĩ Dweck cho biết: “U nang bã nhờn lành tính, thường là các cục u nhỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên âm hộ và thường xuất hiện trên môi âm hộ. Chúng thường có màu trắng, có thể xuất hiện đơn độc hoặc nhiều và thường tự biến mất. Chúng cũng không thường gây tổn thương, đó là lý do tại sao hầu hết phụ nữ tìm thấy chúng trong khi tắm chứ không phải do cảm thấy đau”.
Nếu thấy các khối u này sưng lên trong vài tuần mà không giảm kích thước, bạn nên đi khám để tránh những nguyên nhân khác nguy hiểm hơn.
4. Bạn có mụn cóc sinh dục
Những mụn cóc không phải lúc nào cũng xuất hiện như miếng súp lơ nhỏ, đôi khi chúng rất phẳng nên khó nhận ra
Virus u nhú ở người (HPV), loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, có thể gây ra mụn cóc sinh dục. “Những mụn cóc này không phải lúc nào cũng xuất hiện như miếng súp lơ nhỏ, đôi khi chúng rất phẳng nên khó nhận ra”, tiến sĩ Dweck nói.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bạn có thể truyền mụn cóc sinh dục cho bạn tình ngay cả khi bạn không thấy các triệu chứng bệnh. Mặc dù mụn cóc sinh dục có thể tự biến mất nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đi khám để được loại bỏ chúng nhanh hơn.
5. Bạn bị các u mềm lây
Virus gây u mềm lan rộng từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang bị nhiễm với nhau.
U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do virus gây ra với biểu hiện là các thương tổn trên da. Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm, các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn. Bệnh cũng hay gặp ở người lớn có hoạt động tình dục và bệnh nhân nhiễm HIV. Thời gian ủ bệnh khác nhau ở mỗi người, phổ biến trong khoảng từ 4-8 tuần.
Virus gây u mềm lan rộng từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang bị nhiễm với nhau. Virus cũng có thể lan rộng qua con đường bề mặt có virus đang ở trên đó như khắn tắm, đồ chơi, dụng cụ thể thao, quần áo… Đôi lúc virus có thể lan rộng sang các cơ quan khác của cơ thể thông qua tiếp xúc hoặc vết trầy xướt hay tiếp xúc tình dục.
Tiến sĩ Dweck cho biết: “Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt sau vài tháng bệnh tự khỏi. Nếu bệnh kéo dài, bạn cần đi khám để có kế hoạch điều trị phù hợp – có thể liên quan đến thuốc hoặc liệu pháp laser”.
Ung thư là trường hợp ít có khả năng nhất nhưng nếu bạn có vết sưng, khối u kèm với các triệu chứng khác như đi tiểu đau, chảy máu âm đạo bất thường, ngứa rát âm đạo kéo dài… thì bạn cần đi khám ngay. Đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau hoặc cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục.
Nguồn: Self/Health
Theo Helino
Điểm mặt 5 "thủ phạm" phổ biến gây ra tình trạng dị ứng ở vùng kín khiến rất nhiều chị em phải khó chịu
Âm đạo và âm hộ là một trong những cơ quan nhạy cảm, mỏng manh nhất của cơ thể con người. Do đó, chúng có khả năng bị dị ứng ở vùng kín khi tiếp xúc với vật chất bên ngoài.
Trên thực tế, theo Jessica Shepherd, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Baylor ở Dallas, niêm mạc âm đạo rất xốp nên chúng có khả năng hấp thụ nhiều thứ. Nếu đưa vật khác lạ vào vùng kín, bạn có khả năng bị dị ứng ở vùng kín hoặc mắc phải một số vấn đề nghiêm trọng khác.
Triệu chứng phản dị ứng ở vùng kín như như đau, ngứa, sưng đỏ và chảy mủ gần giống với dấu hiệu nhiễm nấm, vi khuẩn và các bệnh liên quan đến đường tình dục. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt hiện tượng dị ứng này với các vấn đề sức khỏe khác thông qua thời điểm mắc. Nếu bị dị ứng, các triệu chứng sẽ xuất hiện gần như ngay lập tức khi vùng kín tiếp xúc với dị vật.
Đa số các trường hợp mắc phản dị ứng ở vùng kín không quá nghiêm trọng dù chúng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Mọi người có thể điều trị bằng cách bôi các loại kem chống dị ứng. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ.
Dưới đây là một số tác nhân gây nên tình trạng phản dị ứng ở vùng kín:
Tinh trùng
Mọi người đều có khả năng bị dị ứng tinh trùng của đối tác. Theo chuyên gia Jessica Shepherd, triệu chứng dị ứng như ngứa, sưng viêm thường xảy ra sau khi âm đạo tiếp tiếp xúc với chất dịch này. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng sốc phản vệ có thể xuất hiện. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Mọi người có thể nhờ các bác sĩ để kiểm tra tinh trùng của đối tác. Họ sẽ tiến hành các thử nghiệm đặc biệt về da để xác định loại kháng thể nào đang gây nên tình trạng này.
Nhựa bao cao su
Hiện nay, mủ cao su thường được dùng để sản xuất bao cao su. Chúng có thể chứa một số protein tác động tới hệ miễn dịch của bạn. Các dấu hiệu của tình trạng dị ứng này bao gồm ngứa, nổi mẩn cục bộ trong âm đạo.
Hiện nay, theo Hiệp hội dị ứng latex Hoa Kỳ, ước tính có gần 1% dân số Mỹ bị dị ứng bắt nguồn từ nhựa bao cao su. Nếu không may mắc phải tình trạng này, bạn có thể khuyên đối tác sử dụng các loại "áo mưa" được sản xuất từ polyisoprene, polyurethane và nhựa tổng hợp AT-10. Nếu không có điều kiện, bao cao su làm từ da cừu cũng có thể là lựa chọn phù hợp, dù chúng không có khả năng chống các bệnh truyền qua đường tình dục như loại khác.
Chất diệt tinh trùng
Nhiều loại bao cao su được phủ một loại hóa chất có khả năng diệt tinh trùng. Tình trạng phản dị ứng âm đạo cũng có thể bắt nguồn từ hợp chất đặc biệt này.
Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề phụ khoa kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri cho biết, chất diệt tinh trùng bao gồm nhiều thành phần từ benzocaine, thuốc gây tê cục bộ đến hợp chất hữu cơ nonoxynol-9. Bất kì thành phần nào trong này cũng có thể gây đau nhức và kích thích vùng kín. Nếu tình trạng phản dị ứng ở vùng kín bắt nguồn từ chất diệt tinh trùng, bạn hãy loại bỏ chất này ở bao cao su hoặc áp dụng biện pháp tránh thai khác.
Chất khử mùi
Trên thực tế, sử dụng các loại thuốc xịt thơm hoặc khăn lau vùng kín là việc làm không cần thiết. Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ này có thể làm mất cân bằng lượng vi khuẩn tốt và xấu bên trong âm đạo, từ đó gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các loại nước hoa dành riêng cho vùng kín cũng có thể gây nên tình trạng phản ứng dị ứng ở trong hoặc xung quanh âm đạo. Chúng chứa rất nhiều thành phần có khả năng kích thích khu vực nhạy cảm này. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng phản dị ứng là loại bỏ các sản phẩm chăm sóc vùng kín. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên thử qua với da trước sử dụng các loại nước hoa đặc biệt này.
Chất nhuộm
Một nghiên cứu đã cho thấy, chất nhuộm có trong các sản phẩm như xà phòng, bông tắm, giấy vệ sinh có khả năng ảnh hưởng tới vùng kín.
Ngoài ra, theo Eve Espey, giáo sư kiêm trưởng khoa phụ khoa tại Trường Y thuộc Đại học New Mexico, các thành phần khác có trong những sản phẩm này cũng đem lại tác động tiêu cực cho âm đạo. Nếu tình trạng phản dị ứng ở vùng kín bắt nguồn từ chất nhuộm, ngừng sử dụng các sản phẩm này sẽ làm các triệu chứng nhanh chóng biến mất.
(Nguồn: Health)
Theo Helino
Bị ngứa vùng kín - nguyên nhân do đâu? Bị ngứa vùng kín là điều không ít chị em gặp phải nhưng lại chưa nắm rõ được nguyên nhân. Bị ngứa vùng kín là gì? Ngứa vùng kín (ngứa âm đạo) là một tình trạng khó chịu nơi vùng kín, đôi khi còn xuất hiện hiện tượng đau đớn, thường xảy ra do các chất kích thích, nhiễm trùng hoặc mãn kinh....