Khi thành phố phong tỏa: Công an mua thuốc chữa bệnh giúp dân, đưa bà bầu đi sinh…
Những ngày này, Đà Nẵng đang áp dụng biện pháp mạnh – 7 ngày “ai ở đâu ở đó”, người dân không được ra khỏi nhà.
Và trước những việc cần kíp, lực lượng công an trở thành “người vận chuyển” giúp người dân.
Ngày 19-8, chị Nguyễn Thị Mai Đào (trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết sau khi được công an phường chở đến viện, chị đã hạ sinh một cháu trai khỏe mạnh.
Chở bà bầu đi sinh, mua thuốc cho dân…
Chị Đào cho biết thêm tối 16-8 chị chuyển dạ, trong khi thành phố đang phong tỏa để chống dịch. “Nhà tôi gọi lên công an phường thì ngay lập tức các anh công an và cán bộ y tế có mặt chở tôi cùng mẹ vào bệnh viện. Các anh chị không quản ngại đêm hôm vất vả chi cả” – chị Đào tâm sự.
Đó là khi trực ban của Công an phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) nhận được điện thoại của gia đình chị Đào nhờ giúp đỡ vì chị đau đẻ mà chưa tìm được xe đưa đi viện. Thiếu tá Đoàn Hoàng Linh – trưởng Công an phường An Hải Bắc – chỉ đạo dùng xe ô tô của công an phường cùng 2 cán bộ, chiến sĩ và cán bộ y tế xuống đưa chị Đào đến bệnh viện.
Trung úy Tán Văn Trung và trung úy Nguyễn Quang Minh Thức nhanh chóng lên đường. “Lúc 0h15, ngày 17-8, chị Đào đã sinh bé trai nặng 3kg tại Bệnh viện quận Sơn Trà. Dòng tin nhắn của gia đình cùng tấm hình chụp cháu bé xinh xắn gửi đến công an phường. Có mệt mấy mà nhìn tấm hình là tụi tôi thấy khỏe, có thêm năng lượng tích cực ngay” – thiếu tá Linh tâm sự.
Những ngày qua, dưới cái nắng thiêu đốt, các cán bộ, chiến sĩ công an phường ở Đà Nẵng vẫn luôn có mặt trên đường phố để tuần tra, kiểm soát, phòng, chống dịch, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân…
Và họ còn kiêm luôn “shipper” bất kể đêm ngày. Chuông điện thoại trực ban Công an phường An Hải Bắc đổ dồn. Đầu dây là một người dân nhờ mua thuốc gấp cho bà N.T.L. (trú đường Phó Đức Chính).
Thượng úy Đặng Công Tiên vội chạy xe tới nhà bà L. để tìm hiểu về những loại thuốc mà bà cần mua. Anh Tiên nhanh chóng chạy xe đi mua giúp 4 hộp thuốc huyết áp, hoạt huyết dưỡng não mang đến trao cho bà L..
Video đang HOT
Thượng úy Đặng Công Tiên chạy đi mua thuốc giúp người dân – Ảnh: A.H.B.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu (trú phường Chính Gián, quận Thanh Khê) nhờ sự giúp đỡ của lực lượng công an khi có một cháu bé trú ở phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ) đang rất cần sữa mẹ. Đây là cháu bé mà chị Châu hằng ngày đã gửi sữa của mình qua ba mẹ cháu.
Trung úy Trần Thanh Quang – cán bộ Công an phường Chính Gián – đã liên hệ chị Châu và gia đình cháu bé thì được biết cháu T.Q.H. (7 tháng tuổi) bị dị ứng với sữa bột. Hằng ngày bố mẹ cháu phải đi xin sữa từ các bà mẹ khác.
Thành phố đang phong tỏa nên bố mẹ cháu H. không thể di chuyển để đi xin sữa được. Trung úy Quang đã báo cáo lãnh đạo và được sự đồng ý, ngay trong đêm, anh đã làm “người vận chuyển” sữa cho 2 bà mẹ.
Trung úy Trần Thanh Quang vận chuyển sữa giúp 2 bà mẹ – Ảnh: C.G.
Làm được gì cho bà con phải làm ngay
Thiếu tá Đoàn Hoàng Linh cho biết 100% cán bộ, chiến sĩ công an phường đã trực tại đơn vị suốt gần 20 ngày qua. Với dân số của phường gần 30.000 người nên công việc của công an phường trong những ngày địa bàn phong tỏa rất vất vả.
Theo thiếu tá Linh, trước khi thành phố phong tỏa trong 7 ngày, An Hải Bắc đã phong tỏa cứng. Vậy là anh em công an phường là những “người vận chuyển”. Người dân ở phường nhờ người thân bên ngoài mua giúp lương thực, thực phẩm gửi đến chốt kiểm soát, cán bộ, chiến sĩ thay nhau chở về cho dân.
Suốt hơn nửa tháng qua, anh em làm việc hết công suất, đã vận chuyển 2,3 tấn lương thực cho các khu dân cư; 54 chuyến hàng từ thiện với 2.118 suất quà; hơn 300 chuyến vận chuyển nhu yếu phẩm đến các hộ dân; hỗ trợ cho 11 người nước ngoài gặp khó khăn…
“Có khi chạy cả ngày, anh em động viên nhau ráng làm. Người dân có thêm lương thực, thực phẩm có thể san sẻ cho hàng xóm, láng giềng thì sẽ có thêm vài nhà đỡ cực” – thiếu tá Linh chia sẻ.
Tất tả ngược xuôi suốt ngày trên mặt phố bỏng rát là vậy nhưng thiếu tá Linh tâm sự: “Người dân rất tin tưởng mình, cái chi cũng gọi công an phường, có vất vả nhưng anh em luôn cố gắng. Phong tỏa rồi sẽ khó khăn hơn, vì vậy anh em động viên nhau: Làm được gì cho bà con thì làm ngay, bất kể là ngày đêm, nắng mưa”.
Nhiều người bị xử phạt vì 'ra khỏi nhà' ở Đà Nẵng
Qua 3 ngày tạm dừng tất cả hoạt động trên địa bàn để chống dịch, lượng người ra đường ở TP Đà Nẵng giảm hẳn song vẫn còn nhiều trường hợp bị xử phạt.
Chiều 18/8, nhà chức trách Đà Nẵng cho hay hôm qua (17/8), công an thành phố đã phát hiện 549 người vi phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch, trong đó 46 người ra đường không thuộc các trường hợp cấp thiết.
Thiếu tá Đoàn Hoàng Linh, Trưởng công an phường An Hải Bắc, giải thích Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trong một tuần từ 8h ngày 16/8, song đến 17/8, bước sang ngày thứ hai thực hiện chủ trương này thì công an mới bắt đầu xử phạt nghiêm.
"Đa số các trường hợp vi phạm được phát hiện vào thời điểm giữa trưa hoặc đêm tối, vì nhiều người cho rằng lúc đó công an sẽ không đi tuần tra. Tuy nhiên công an phường luôn duy trì 12 kíp tuần tra kín địa bàn 24/24h, đảm bảo việc cách ly nhà với nhà được thực hiện nghiêm", thiếu tá Linh nói.
Một người dân được mời về cơ quan công an phường An Hải Bắc, khuya 17/8, để làm rõ lý do ra đường. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tại phường Hoà Minh (quận Liên Chiểu) , công an phát hiện nam thanh niên 23 tuổi đi mua cà phê tại quán trên đường Nguyễn Đỗ Cung. Lực lượng chức năng đã lập biên bản và đề xuất Chủ tịch quận xử phạt người mua 7,5 triệu đồng, người bán 15 triệu đồng vì vi phạm lệnh cấm ra đường của thành phố.
Phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) , lúc 21h tối 17/8, tổ tuần tra bắt gặp nam thanh niên 27 tuổi đang đi bộ trên đường Vương Thừa Vũ, yêu cầu về trụ sở làm việc. Anh này khai lý do đi bộ về nhà bố mẹ đẻ để thăm con đang gửi ở đây.
Khoảng 15 phút sau, tổ tuần tra tiếp tục mời một thanh niên khác (22 tuổi) đang đi bộ từ đường Hùng Vương (quận Hải Châu) về nhà bà ngoại ở khu chung cư ở phường Nại Hiên Đông.
Thượng úy Đặng Dũng, công an phường An Hải Bắc, cho biết với những trường hợp như nêu trên, sau khi ghi nhận trình bày của công dân, lực lượng chức năng sẽ xác minh nhân thân trước khi đề xuất quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Với hành vi ra đường không cấp thiết, mỗi người có thể bị xử phạt 7,5 triệu đồng.
Trong ngày 17/8, công an phường An Hải Bắc đã lập biên bản 7 trường hợp ra đường không vì mục thiết yếu; trong đó có người dắt chó đi dạo, người ra vỉa hè trước nhà ngồi nhậu với hàng xóm...
Công an phường An Hải Bắc tuần tra đêm trên đường Ngô Quyền. Ảnh: Nguyễn Đông.
Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, cho biết đã huy động tối đa lực lượng với hơn 4.200 lượt cán bộ, chiến sĩ tại 460 chốt và 668 tổ tuần tra, thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo "mọi khu vực luôn có bóng dáng của công an", đảm bảo không để người dân ra đường khi không cần thiết.
Cầu sông Hàn vắng người qua lại, lúc 10h ngày 17/8. Ảnh: Nguyễn Đông.
Từ ngày 4/5 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 2.249 ca mắc Covid-19, trong đó riêng đợt dịch từ 10/7 đến nay là 1.999 ca. Lực lượng chức năng các quận, huyện cũng tăng cường xử phạt các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch. Tổng hợp từ ngày 18/6 đến nay đã có 886 trường hợp bị xử phạt với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng.
Hà Nội, TP HCM sẽ huy động dữ liệu camera của người dân Bộ Công an đang xây dựng Trung tâm điều hành giao thông thông minh và sẽ sẽ huy động tối đa camera hiện có của người dân ở Hà Nội, TP HCM. Ngày 4/2, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó CSGT (Bộ Công an) nói Thủ tướng vừa phê duyệt đề án "Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều...