Khi thang máy biết nói được suy nghĩ và cảnh báo sự cố
Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày kia những chiếc thang máy “biết nói”: “Tôi đang ở rất xa”, “Tôi hết chỗ rồi”, “Tôi đang đi ngược chiều” hay tệ hơn “Tôi không khỏe”, “Tôi đang gặp rắc rối”?
Hẳn sẽ không còn cảnh từng tốp người phải đứng chờ trong cau có, sẽ không còn cảnh tranh nhau vào thang, không còn những sáng muộn giờ chấm công, những trưa đói rã rời chờ mãi chưa xuống khu food court, không còn những lần trễ hẹn đối tác, lỡ buổi xem phim với bạn bè,… Và thêm rất nhiều lần trễ muộn khác cũng sẽ không còn, khi thang máy KONE tại thị trường Việt Nam chính thức được tích hợp dịch vụ AI Kết nối 24/7 vào tháng 1/2020 tới.
Những “anh hùng vô danh” đã có thể “lên tiếng”
Max Alfthan, Phó chủ tịch điều hành, tiếp thị và truyền thông của KONE từng gọi những chiếc thang máy, thang cuốn là “những anh hùng vô danh của các thành phố”, bởi chúng vận chuyển hàng triệu người một ngày và phải làm điều đó một cách an toàn, tiện lợi, nhanh chóng nhất có thể. Tuy nhiên, giữa những thành phố 8 triệu dân, nơi chứng kiến sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng với ngày càng nhiều tòa nhà phức hợp, nhiều trung tâm thương mại hiện đại, nhu cầu cao về thang máy và thang cuốn không chỉ là nhu cầu di chuyển, mà còn là trải nghiệm di chuyển với thời gian và độ an toàn tối ưu. Làm những “anh hùng vô danh” thôi chưa đủ, để theo kịp nhịp sống đô thị, thang máy, thang cuốn tại các tòa nhà hiện nay thực sự còn cần phải “biết nói”!
Là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong ngành thang máy và thang cuốn, chịu trách nhiệm vận hành 1,1 triệu thang máy, thang cuốn mỗi ngày trên toàn cầu, KONE đã sớm nhận ra khả năng “nói chuyện” của các thang máy, đồng thời cũng thấu hiểu những nỗi niềm và những rắc rối thường gặp của hành khách mỗi ngày với nhóm những “anh hùng vô danh” này. Hành trình để thang máy “nói chuyện” bắt đầu manh nha từ năm 2017, khi KONE công bố một chương trình định hướng theo dữ liệu đầy tham vọng với mục tiêu đo lường và phân tích dữ liệu được thu thập từ hàng ngàn máy móc trên toàn thế giới. Thông tin sẽ được xử lí bằng các thuật toán học máy tính và sau đó cung cấp cho các nhà khai thác và doanh nghiệp bảo trì. Có thể nói nghiên cứu này chính là nền tảng vững chắc để tháng 3/2018, thương hiệu thang máy, thang cuốn nổi tiếng của Phần Lan bắt đầu quảng bá “Dịch vụ kết nối 24/7″. Hợp tác với IBM sử dụng nền tảng Internet Vạn vật (IoT), giờ đây KONE đã tích hợp tiếng nói của thang máy, thang cuốn với các phương tiện truyền thông xã hội dễ tiếp cận.
Kết nối KONE 24/7, thông báo dữ liệu cấp thời đến hệ thống máy chủ xử lý
Video đang HOT
“Dịch vụ kết nối 24/7″ đã chứng minh cách thang máy có thể trò chuyện với máy chủ IoT để chia sẻ chi tiết về hiệu suất hoặc các vấn đề tiềm ẩn nào đó của nó. Chương trình cho phép một lượng lớn dữ liệu từ các cảm biến thang máy được theo dõi, phân tích và hiển thị trong thời gian thực, giải thích các mẫu dữ liệu thang máy và thang cuốn như thời điểm bận rộn nhất trong tòa nhà, điều kiện thời tiết và các tuyến đường thường xuyên nhất để cải thiện hiệu suất thiết bị, độ tin cậy và an toàn. Qua đó, các nhà điều hành tòa nhà và nhà cung cấp bảo trì có thể điều chỉnh bảo trì cụ thể cho từng thang máy và thang cuốn riêng lẻ, nơi thang máy tự “lên tiếng” về rắc rối tiềm ẩn của bản thân ngay cả trước khi đội bảo trì ghé thăm.
Dịch vụ thông minh cho các tòa nhà thông minh trong “thời đại dữ liệu”
Khi các tòa nhà – và dân số – có quy mô lớn hơn, việc cải thiện hiệu quả của những hệ thống chịu trách nhiệm cho việc di chuyển người dân là điều cực kì quan trọng để đảm bảo sự nhịp nhàng cho dòng chảy cuộc sống đô thị. Trong các ứng dụng công nghiệp, nhiều dữ liệu hơn sẽ giúp những dự đoán của máy móc có nhiều khả năng chính xác hơn, và đó cũng là cách KONE “huy động nguồn lực cộng đồng” từ chính hệ thống máy móc của mình để “lắng nghe” tiếng nói của các thang máy và “phản hồi” chúng bằng những sự điều động, bảo trì kịp thời.
Thật ngạc nhiên khi trong “thời đại dữ liệu”, những gì chúng ta thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng cuối cùng đã trở thành hiện thực. Thang máy và thang cuốn đã có thể “nói chuyện” và những “cuộc hội thoại” này như một phần không thể thiếu của hệ sinh thái tòa nhà thông minh, vì những dịch vụ thông minh luôn cần thiết để những tòa nhà thông minh vận hành một cách tối ưu nhất.
Hệ thống thang máy “lên tiếng” thông qua KONE mobile kết nối dịch vụ 24/7
Không dừng lại ở việc “nói chuyện” với máy chủ hay “nói chuyện” với nhau, trong tương lai, việc hành khách sử dụng các thiết bị di động của KONE để gọi thang máy đưa họ đến nơi họ muốn hoặc thang máy có thể nhận ra hành trình điển hình của hành khách chỉ bằng cách nhận dạng khuôn mặt sẽ trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, tích hợp trí tuệ nhân tạo còn có thể giúp thang máy “nói lên” mô hình của hệ thống. Theo KONE, thang máy thế hệ tiếp theo sẽ có thể xác định thời gian hành khách rời đi và trở về nhà, tầng họ đang ở cũng như xác định xem cửa thang máy có thể được mở lâu hơn cho người già hay không. Trên thực tế, cùng với “Dịch vụ kết nối 24/7″, KONE cũng đã nghiên cứu và triển khai một số dịch vụ thông minh khác cho các tòa nhà như giải pháp nhà thông minh, xây dựng văn phòng thông minh…
Theo dân trí
Schindler Việt Nam đưa vào hoạt động nhà máy công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh
Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ngày càng cao của thị trường thang máy, Công ty TNHH Schindler Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy công nghệ cao từ ngày 29/10/2019, tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
Nhà máy công nghệ cao Schindler Việt Nam sản xuất linh kiện và thiết bị hỗ trợ công tác lắp đặt thang máy, thang cuốn và thang băng chuyền, góp phần nâng công suất tăng gấp 3 lần trong 5 năm tới cho Schindler.
Đại diện Schindler Việt Nam giới thiệu mô hình nhà máy mới cho khách tham quan trong ngày khai trương
Theo đánh giá của Schindler Việt Nam, Việt Nam là một trong những đất nước đang thu hút đầu tư mạnh, đặc biệt là ngành sản xuất. Đó là lý do tập đoàn tăng đầu tư vào Việt Nam, không chỉ trong bán lẻ mà cả sản xuất, năng lượng, đồng thời tăng công suất cho nhà máy sản xuất lắp đặt thang máy để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Liên quan đến thị trường thang máy, nhiều ý kiến cho rằng, theo tốc độ đô thị hóa, những tòa nhà cao tầng ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu thang máy tại Việt Nam cũng tăng cao. Không chỉ tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, mà ngay cả nhà dân cao 4 - 5 tầng cũng lắp đặt thang máy. Với nhu cầu lớn và dư địa phát triển còn nhiều, không khó hiểu khi thị trường Việt Nam đã thu hút cả nghìn công ty sản xuất, kinh doanh thang máy.
Các sản phẩm từ nhà máy Schindler Việt Nam bao gồm giá đỡ tay (Bracket), đà dầm ngăn hố thang...
Với nhà máy công nghệ cao mới được đưa vào hoạt động, theo ông Dương Quý Sửu - Giám đốc Nhà máy Schindler Việt Nam - nhà máy này được khởi công vào ngày 1/3/2019 với kinh phí đầu tư 8 triệu USD, có diện tích hơn 10.000m2, gấp đôi diện tích nhà máy hiện hữu, đồng thời trang bị máy móc tân tiến bậc nhất thị trường với máy hàn robot, máy cắt laser Bystronic (Thụy Sĩ), dây chuyền tĩnh điện Wagner (Đức).... Với mục tiêu công suất tăng gấp 3 lần trong 5 năm tới, nhà máy sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường nội địa và các thị trường lớn trên toàn thế giới như Mỹ, Úc, châu Âu, Đông Nam Á...
Ông Dương Quý Sửu cho biết thêm, với việc đầu tư lâu dài cho hệ thống sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp mong muốn phát triển thị trường thang máy tại đây, đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng trong nước và quốc tế.
Được biết, các sản phẩm từ Nhà máy Schindler Việt Nam bao gồm giá đỡ tay (Bracket), đà dầm ngăn hố thang, linh kiện và thiết bị hỗ trợ công tác lắp đặt gồm bộ cài đặt ray dẫn hướng (GRIK), sàn thao tác trong hố thang và phòng máy, chân để ray, vật liệu phòng máy; dầm máy...
Bên cạnh đó, nhà máy mới của Schindler Việt Nam cũng tập trung tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, với thiết kế tối ưu ánh sáng và gió tự nhiên, giảm thiểu rác thải, quản lý chặt chẽ quy trình xử lý rác thải độc hại, hóa chất. Đối với công nhân viên nhà máy, Schindler đảm bảo đãi ngộ người lao động theo quy định của bộ ngành liên quan và tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Tập đoàn Schindler toàn cầu.
Theo Công Thương
Viettel Myanmar đạt giải thưởng quốc tế cho Chiến dịch marketing xuất sắc nhất Mytel (Thương hiệu viễn thông của Viettel tại Myanmar) đã xuất sắc chiến thắng giải thưởng cao nhất trong hệ thống Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2019 (International Business Awards - IBA Stevie Awards). Được vinh danh với Giải Vàng cho hạng mục 'Chiến dịch marketing trên nền tảng di động của năm', Mytel là nhà mạng duy nhất tại Myanmar đạt...