Khi teen girl táo tợn bịa chuyện bị bạo hành và cưỡng bức
Tưởng như là bạo hành, nhưng thực ra lại chỉ là câu chuyện hoàn toàn bịa đặt của những teen girl mắc chứng “ hoang tưởng” và thích đổ lỗi để “ thoát tội” sống buông thả.
Bịa chuyện ly kỳ để khỏi bị mắng
Cách đây 1 tháng, chuyện Huỳnh Thị Ngọc Phương (17 tuổi, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) bị bắt cóc, hành hạ như nô lệ đã gây xôn xao dư luận và khiến người khác phải phẫn nộ. Một phần vì những vết thương trên người Phương, phần khác là vì vụ bạo hành dã man bạn Hào Anh ở Cà Mau vẫn chưa kịp lắng xuống. Người ta phẫn nộ khi xã hội đang liên tục xuất hiện những vụ đánh đập hành hạ trẻ em, nên câu chuyện của Ngọc Phương, với tình tiết bị đánh đập đến mức bị điếc không nghe được càng gây xôn xao dư luận.
Thế nhưng, sự thật lại không đồng tình với những giọt nước mắt thương cảm. Chỉ sau một thời gian ngắn về nhà, Phương đã lộ ra những biểu hiện “không hề bị bắt cóc bạo hành”, mà ngoài những vết thẹo có từ trước, thân thể Phương có nhiều nơi lở loét, lại bệnh phụ khoa nặng chứng tỏ Phương sống rất kém vệ sinh, không loại trừ nguyên nhân bị xâm phạm tình dục hoặc quan hệ bừa bãi. Nhưng bất ngờ hơn, phần thính giác và thanh quản của Phương không có dấu hiệu tổn hại và cảm nhận âm thanh rất tốt. Nghĩa là cô bạn này không hề bị điếc.
Phương tiếp xúc rất nhanh nhạy với chat chit và game
Hơn nữa, khi có điều kiện tiếp xúc với máy tính, Phương nhanh chóng login vào nick Yahoo chat, chơi game thuộc dạng cao thủ. Vài ngày sau, cô bạn khai ra mình không hề bị giam giữ ở ngôi nhà “ghê rợn” nào (như trước đó đã khai với công an), mà chỉ đi bán cafe, bịa đặt bố mẹ đã mất và lang thang vất vưởng suốt 2 năm ở Sài Gòn. Không chỉ gia đình, hàng xóm, bạn bè mà cả dư luận trong vùng lẫn cả nước đều phải ngã ngửa với lời khai cuối cùng này.
Vì không muốn bị bố mẹ tra hỏi về quá khứ chẳng mấy tốt đẹp và tấm thân tàn tạ, mà Ngọc Phương đã bịa ra một câu chuyện bị bạo hành với rất nhiều tình tiết ly kỳ. Thực ra, cô bạn này mải chơi “quá liều”, ăn trộm tiền của bố mẹ rồi “dạt” nhà lang thang đi khắp nơi, đã quan hệ tình dục và mắc bệnh phụ khoa nặng, kết quả tất yếu của lối sống quá buông thả.
Vụ ầm ĩ gây xôn xao suốt một thời gian, đã dần khép lại trong sự lắc đầu của người lớn về cách sống buông thả, thiếu trách nhiệm với bản thân và chai lỳ với những cạm bẫy ngoài xã hội của một cô gái 17 tuổi. Thực ra, vẫn có những cô bạn tuổi teen “dạt” nhà ra đường, nhưng lại không dám đối mặt với sự thật và dũng cảm nhận lỗi, lại đi bịa ra những chi tiết hoang tưởng để không bị bố mẹ mắng mỏ. Suy nghĩ đơn giản nhưng cũng thật sai lầm.
Video đang HOT
Bịa chuyện khiến người khác… vào tù
Một câu chuyện khác cũng gây xôn xao, nhưng lại ở nước ngoài và gây hậu quả nặng nề hơn. Leyla Ibrahim, cô gái 22 tuổi từ Libya đến Anh Quốc cùng gia đình đã tố cáo 4 sinh viên nam cưỡng hiếp và đánh đập cô ta trên đường đi bộ về nhà. Cáo buộc này, cùng những vết thương trên cơ thể đã khiến 4 sinh viên bị bắt oan và bị giam giữ 4 ngày, thậm chí có một sinh viên uất ức đến mức đòi tự tử.
Sau khi điều tra, cảnh sát đã phát hiện ra những vết thương trên cơ thể Leyla Ibrahim không giống như bị tấn công. Hơn nữa thái độ và cách cư xử không giống như bị hãm hiếp lẫn đánh đập. Cuối cùng, sự thật “lòi” ra là cô gái “hoang tưởng” đã hoàn toàn bịa ra câu chuyện và đổ lỗi cho 4 thanh niên vô can. Tất cả chỉ vì Ibrahim muốn “dạy cho bọn con trai một bài học” khi bị một anh bạn từ chối cho mượn tiền đi taxi về.
Chân dung kẻ vu khống tài tình Leyla Ibrahim
Hậu quả cho thói bịa đặt trắng trợn, là Ibrahim sẽ phải ngồi tù vì tội vu khống. Câu chuyện của Ibrahim sẽ là bài học cho rất nhiều cô gái “ giận cá chém thớt”, chỉ vì những lý do trời ơi đất hỡi mà dựng lên chuyện đổ tội cho người khác.
Khi những vụ bịa đặt bị bạo hành, xâm phạm bị đưa ra ánh sáng, thì người gánh chịu sức ép của dư luận, sự thất vọng của gia đình và người thân không ai khác chỉ có “thần bịa” tuổi teen. Đó là chưa kể, chi tiết bốc phét để bào chữa cho cách sống buông thả của mình, nếu ảnh hưởng đến người khác còn khiến bạn phải hầu tòa. Sự hoang tưởng, nếu xuất phát từ một trí não và sức khỏe không bình thường còn có thể thông cảm. Nhưng nếu chỉ là cách để đổ lỗi, tránh tội, đỡ bị cha mẹ, người thân mắng mỏ thì hậu quả sẽ vô cùng nặng nề đấy!
Theo PLXH
Teen mạo hiểm với lối sống lệch chuẩn
Yêu tay ba là thể hiện "cá tính" độc đáo... (Ảnh minh họa)
Trong khi nhiều người đánh ghen "tóe lửa" để giữ vị thế "độc quyền" với người yêu thì không ít cô cậu tuổi teen lại chấp nhận chia sẻ người yêu, thậm chí còn coi đó là một "trải nghiệm" đầy mới mẻ.
"Yêu tay ba cũng có cái hay của nó"
Đó là "đúc kết" của Thuận, sinh viên năm thứ nhất, Đại học Văn Hóa (Hà Nội), một người từng có kinh nghiệm thực tiễn về chuyện này.
Thuận không lấy gì làm điển trai nhưng tài ăn nói thì kiến trong lỗ cùng phải bò ra nên có nhiều cô "mết". Vừa vào đại học, liền một lúc Thuận đã có hai cô người yêu. Thế là chàng ta chia lịch: thứ 7 dành cho Yến, chủ nhật dành cho Thoa. Trong suốt một thời gian dài, cả hai cô không hề biết Thuận đang bắt cá hai tay. Cô nào cũng được Thuận "rót mật" vào tai nên tưởng mình duy nhất, cho đến ngày Thuận đang ngồi cùng Yến ở một quán cà phê thì chạm trán Thoa, sau đó là mấy cuộc "thảo luận" nảy lửa. Dù giận nhưng cả hai cô vẫn một mực không rời xa Thuận. Cuối cùng ba người đi đến quyết định "yêu trong hòa bình, nghĩa là hai cô chấp nhận cùng "chia sẻ" anh chàng Thuận. Rồi họ gọi nhau bằng "chị cả", "mợ hai" theo thứ tự ai là người đến trước, y như trong các bộ phim Trung Quốc.
Nếu như Thuận chỉ công khai tình tay ba khi bị một trong hai cô người yêu "tóm" tại trận thì Duy Anh (đang học lớp 12, nhà ở quận Long Biên, Hà Nội) "cao thủ" hơn nhiều. Ngay từ đầu, cậu đã công khai hai tay "dắt" hai em đi chơi.
Duy Anh là công tử nhà giàu, đẹp trai, học cũng khá, còn có thêm tài lẻ là chơi ghi-ta cực hay. Trong các buổi liên hoan văn nghệ hay các hoạt động ngoại khóa ở trường, hầu như lúc nào Duy Anh cũng là tâm điểm chú ý bởi vẻ lãng tử mỗi khi cậu ôm đàn phiêu du với giai điệu romance đầy cuốn hút. Trái tim của bao nữ sinh trong trường cũng "run lên bần bật". Các nàng thi nhau tìm cách tiếp cận với "hotboy" này, và lọt vào "vòng chung kết" là hai nàng thuộc vào hàng hoa khôi, cũng là đôi bạn thân. Duy Anh cũng chia đều sự quan tâm cho cả hai.
Nguyệt Minh, một trong hai cô bạn gái của Duy Anh, nói: "Chẳng sao hết, nếu bọn em cùng yêu một người thì vẫn có thể thỏa thuận được chứ, miễn là người ấy đối xử với bọn em như nhau". Ly, cô người yêu kia, còn lý luận: "Các cụ ngày xưa lấy chung chồng, ở chung nhà còn được, nữa là bọn em chỉ là người yêu của nhau thôi". Rồi cô bé đế thêm với cái vẻ rất hào hứng: "Bây giờ như bọn em là mốt đấy ạ".
Đối mặt với sự phê phán và quan điểm tình yêu là không thể chia sẻ, Yến, cô bạn gái của Thuận, vặn lại: "Đấy chỉ là sách vở thôi, còn trên thực tế đâu có đúng như thế. Nhiều người dù không công khai nhưng đằng sau, họ còn yêu đến ba bốn người khác, thì như thế có gọi là chia sẻ hay không? Thà rằng như bọn em, cứ công khai như thế, chấp nhận "dùng chung" thì coi như xong, lại thấy thoải mái, không phải ghen tuông gì cho mệt người".
Hiện có không ít bạn trẻ ủng hộ cho kiểu yêu này với lý do nó khiến người trong cuộc có cảm giác mới mẻ... (Ảnh minh họa)
Ngay cả các chàng trai cũng có người chấp nhận chung người yêu. Bạn bè cùng xóm trọ ở Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội của Thuý (quê Tuyên Quang) đều không thể lý giải được tình cảm của hai anh chàng người yêu cô. Thuý công khai giới thiệu cả hai là "người yêu" và nhiều lần họ chạm mặt nhau trong căn phòng thuê của cô sinh viên. Mọi người trong xóm trọ cứ tưởng sẽ có cuộc quyết chiến một mất một còn nhưng thật ngạc nhiên là cả hai đều... còn. Họ vẫn lần lượt đến phòng Thuý, vẫn mua quà, chiều chuộng cô như không có chuyện gì.
Với kiểu "chơi trội" này, mọi người xung quanh đều nhìn Thuý với cái nhìn không mấy thiện cảm. Bà Đặng Thị Hồi, chủ nhà trọ của Thuý, nhận xét: "Tôi chả hiểu sao bây giờ chúng nó lại có kiểu yêu đương kỳ lạ đến thế. Chắc mấy thằng đó chỉ coi con bé là trò chơi nên chả thèm ghen tuông gì cho mệt. Chỉ có con Thuý là mang tiếng xấu thôi, con gái gì mà như thế chứ?"
Lối sống lệch chuẩn?
Hiện có không ít bạn trẻ ủng hộ cho kiểu yêu này với lý do nó khiến người trong cuộc có cảm giác mới mẻ, không nhàm chán và như cách nói của Duy Anh là "làm mình khác biệt hơn".
Thành, một cậu bạn cùng lớp với Duy Anh, cho rằng, mối quan hệ "thoáng" như vậy cũng không có gì là ghê gớm: "Nếu những người trong cuộc không nói gì thì thì người ngoài cuộc cần gì phải bận tâm". Thành bảo, nếu có cơ hội như Duy Anh, cậu ta cũng thử xem nó thú vị như thế nào.
Giải thích hiện tượng này, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, giám đốc Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn, cho biết ở lứa tuổi dưới 20, các cô cậu thường thích thể hiện cái tôi, thể hiện cá tính, thích nổi trội, làm những cái mà họ cho là khác người, độc đáo. Họ rất dễ học theo những cái mới lạ mà không cần phân biệt tốt xấu ra sao, miễn là gây được sự chú ý của những người xung quanh. Theo ông Chất, tình cảm trong mối quan hệ tay ba như vậy không thể gọi là tình yêu chân chính, nó có thể được coi là một thứ tình "dị dạng", đi ngược với sự phát triển của xã hội, là biểu hiện của lối sống buông thả, vô trách nhiệm với xã hội và với bản thân.
Chuyên gia tâm lý Lê Thu Hiền, giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ, cũng cho rằng, kiểu yêu tay ba này hình thành trong giới trẻ là do ảnh hưởng tiêu cực từ phim ảnh, internet có nội dung xấu. Đây là một biểu hiện rất nguy hiểm, gây hậu quả đến tất cả các mặt đạo đức, tư tưởng, tình cảm và cả sức khoẻ sinh sản. Từ lối sống như vậy, sau này khi những người này có gia đình, các giá trị đạo đức, nền tảng của gia đình cũng bị họ coi nhẹ. Họ sẽ không có khái niệm chung thuỷ và rất khó duy trì một gia đình hạnh phúc.
Theo Đất Việt
Những "quái chiêu F5" của teen sau năm học Năm học kết thúc, teen tìm đến những cách "thoát ly" vì cho rằng như thế sẽ làm mới mình. Thay đổi từ kiểu tóc bên ngoài đến tính cách bên trong, nhiều teen đánh mất bản thân cũng từ những quái chiêu đó. F5 toàn bộ Sau áp lực của 9 tháng học dài với những cuộc thi căng thẳng, nhiều teen...