Khi teen đã chán “a lô”
Không còn lúc nào cũng kè kè bên mình chiếc điện thoại di động, nhiều teen bắt đầu chán “a lô” vì những lí do khác nhau.
“Tám” không thoải mái
Sử dụng điện thoại, nỗi lo lớn nhất của teen vẫn là số tiền không phải nhỏ hàng tháng để “nuôi dế”. Trong khi đó, nhu cầu lớn nhất của teen vẫn là liên lạc và tám chuyện với bạn bè. Thế nên, nhiều teen đã bị “hút” qua những công cụ khác trên internet như yahoo messenger, facebook,…vừa rẻ tiền, vừa tám thoải mái.
Bạn có nick là Hana chia sẻ rằng “Tám qua điện thoại vừa tốn tiền vừa không được hào hứng vì đó chỉ là cuộc trao đổi giữa hai người. Trong khi đó, tám qua mạng xã hội hay chát nhóm trên yahoo messenger vừa không tốn tiền lại vừa thú vị vì có nhiều người cùng chia sẻ câu chuyện với mình hơn”. Không những vậy, với internet, các teen còn có thể chia sẻ hình ảnh, video, và nhìn thấy nhau qua webcam, không thua gì thiết bị 3G của điện thoại trong khi chi phí lại rẻ hơn rất nhiều.
Nỗi lo… không người liên lạc
Video đang HOT
Sắm điện thoại đã lâu nhưng trái với sự hào hứng ban đầu, N.Minh (trường NTMK) giờ chẳng buồn nhìn đến “dế yêu” của mình nữa. Đơn giản là vì cả ngày, thậm chí là mấy ngày trôi qua, chiếc điện thoại vẫn cứ im lìm, chả ai thèm gọi điện, nhắn tin cho cô nàng. Minh chia sẻ “Bạn bè trong lớp thì gặp mặt hàng ngày, mình lại chưa có người yêu nên sắm điện thoại cũng không có nhu cầu sử dụng điện thoại nhiều. Nhiều lúc chán cảnh phải mỏi mòn ngồi chờ có người liên lạc, mình quăng nó vào hộc tủ, vài hôm sau lấy ra cũng chẳng có tin nhắn hay cuộc gọi nhỡ gì. Chán quá nên mình cũng chẳng còn thiết tha sử dụng điện thoại nữa”.
Cũng giống như Minh, K.Ngân (lớp 10, trường NT) có điện thoại di động từ năm lớp 8 nhưng giờ đây cô bạn không còn lúc nào cũng kè kè mang nó bên người nữa. Đơn giản là vì “Mình ghét cảm giác chờ đợi. Ngày nào cũng lôi điện thoại ra rồi lại buồn bã cất vào ngăn bàn vì chẳng có ai liên lạc. Nhiều lúc đi ra ngoài và không mang điện thoại theo để xem có ai liên lạc với mình không . Nhưng lúc trở về, câu trở lời vẫn là không. Ngán ngẩm quá, mình dẹp luôn cái điện thoại, khi nào cần mới sử dụng”.
Có điện thoại nhưng không muốn liên lạc
Đó là trường hợp của A.Khánh (trường V). Mặc dù lúc nào cũng kè kè chiếc điện thoại bên mình, nhưng hầu như Khánh chỉ sử dụng cho việc lướt web, chơi game,…Nguyên nhân là vì “Mình đã chán những việc nhắn tin và gọi điện vì những chuyện không cần thiết, vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian. Thế nên mình chỉ sử dụng điện thoại để liên lạc khi có việc quan trọng chứ bình thường, lướt web vẫn thích hơn”. G.Nghi (trường M), được ba mẹ sắm cho chiếc điện thoại đắt tiền nhưng hầu như bạn rất ít khi liên lạc vì… “Mình vẫn thích được trò chuyện trực tiếp với mọi người, vẫn thích được gặp mặt bạn bè thường xuyên hơn là chỉ nói qua điện thoại hay những tin nhắn vô hồn” – Nghi chia sẻ.
Không phủ nhận rằng điện thoại di động rất phổ biến và quen thuộc với teen. Tuy nhiên, tùy theo mức độ cần thiết của điện thoại với bản thân mình mà các teen hãy xem xét đến việc có nên sử dụng điện thoại di động hay không!
Theo Mực tím
Quý tử đỗ ĐH, được thưởng BMW
Con đỗ đai hoc, bố mẹ có phần thưởng, đó là chuyện thường. Nhưng vơi đại gia, món quà này dễ làm thiên hạ lắc đầu, lè lưỡi khi nghe nói đến.
Một đại gia trong ngành xuất nhập khẩu rượu vang tại Hà Nội khiến thiên hạ lác mắt khi tặng quà cho Phú, quý tử duy nhất, khi cậu đỗ ĐH.
Vốn dĩ lực học của "thiếu gia" này trong suốt những năm trung hoc phô thông chỉ xếp vào dạng làng nhàng dù cha mẹ đã thuê toàn các thầy giỏi kèm tại nhà. Phú mải chơi hơn học nên gia đình xác định cậu đi thi ĐH chỉ là thi cho vui. Ông bố đã chuẩn bị phương án cho Phú tiếp quản một nhà hàng của gia đình tại trung tâm Hà Nội để vừa học vừa làm rồi theo nghề kinh doanh của gia đình, không đặt áp lực thi đỗ cho Phú. Nhưng không ngờ Phú lại đỗ, mà lại là ĐH công lập hẳn hoi. Ngay khi vừa biết điểm, bố cậu đã quyết định "thưởng nóng" cho con 50 triệu đồng để... khao bạn bè. Còn phần thưởng chính thức là một chiếc BMW, đặt hàng từ nước ngoài gửi về để sắp tới "cậu ấm" làm phương tiện đi học.
Bảo Ngọc là con gái rượu của một đại gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà nghỉ khách sạn. Ngọc học tại Hà Nội, còn gia đình thì "di cư" khắp cả nước theo từng mùa vì bố Ngọc sở hữu cả một hệ thống nhà nghỉ - khách sạn cao cấp ở hầu khắp khu du lịch lớn trong cả nước. Ngay sau khi đỗ ĐH T., Ngọc đã khoe với bạn bè là được bố mẹ thưởng cho một món quà "cây nhà lá vườn", và cô chia sẻ món quà này với các bạn.
Món quà "cây nhà lá vườn" đó là: Ngọc được sử dụng nguyên một khách sạn của gia đình tại bất cứ địa điểm nào cô thích để mời bạn bè đến ăn nghỉ cho đến... chán thì thôi, bố cô sẽ bao toàn bộ chi phí.
Những người bạn được Bảo Ngọc mời tuy cũng con nhà "quý tộc", nhưng cũng phải choáng khi đến ăn chơi ở đây, vì "cây" và "lá" vườn nhà Ngọc có thể ví là cây vàng, lá... đô la. Chi phí cho lần thiết đãi bạn bè này của cô tính ra cũng phải vài trăm triệu đồng.
Trong nhóm bạn của Bảo Ngọc cũng có một "thiếu gia" chuẩn bị nhận quà chúc mừng đỗ ĐH của bố mẹ, đều là dân chơi chứng khoán. Bố mẹ đã đặt cho cậu một chuyến du lịch vòng quanh châu Âu để xả stress sau những ngày học hành thi cử cực nhọc. Sau khi "ăn khao" của cô bạn Bảo Ngọc về, cậu sẽ lên đường vi vu trời Tây luôn để còn kịp về nhập học.Sắm xế hộp cho con đi học cũng là cách được nhiều đại gia chọn để cổ vũ tinh thần cho các cậu ấm, cô chiêu. Đây cũng là món đồ được các cô cậu yêu thích vào bậc nhất.
Linh, "ông chủ con" của một công ty kinh doanh nội thất cao cấp tại quận 1 (TPHCM), bình luận: "Xe máy dù là dòng đắt tiền như Vespa, SH, PS... bây giờ cũng là quá tầm thường. Đi xe máy thì nắng vẫn phải đội mũ, mưa vẫn phải mặc áo mưa, thế thì thà đi xe buýt còn hơn. Em đã bảo ông bố ở nhà, mua thì mua ô tô chứ nhất định không đi xe máy".
Coi chưng lơi bât câp hai
Theo nhà tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty Tư vấn An Việt Sơn, do xã hội quan niệm khá nặng nề về bằng cấp nên đỗ ĐH là một sự kiện lớn, niềm hãnh diện của cả gia đình. Chính vì thế, nhiều phụ huynh thưởng cho con món quà đặc biệt khi thi đỗ. Phần thưởng là sự động viên, cổ vũ tinh thần cho các em tiếp tục phấn đấu.
Tuy nhiên, theo ông, món quà quá đắt tiền, xa xỉ nhiều khi đi ngược ý nghĩa của nó, thậm chí có thể góp phần tạo cho con những quan điểm sai lầm, dẫn đến sa đà. Ông Chất kể, một nữ khách hàng mới đây đã hốt hoảng gọi điện nhờ tư vấn vì con bà vừa đỗ ĐH đã có nguy cơ hư hỏng. Bà nói, con bà vốn là một cô bé ngoan, chăm chỉ học hành. Khi biết cô bé đỗ ĐH, bà đã thưởng khá nhiều tiền và bảo con đi xả hơi để bù đắp cho những năm học miệt mài. Thế rồi bà tá hoa khi bắt gặp cô con gái ngoan đi "lắc" và quan hệ tình dục tập thể với nhóm bạn. Bà nghĩ có lẽ do cô bé bỗng nhiên có nhiều tiền, lại ngây ngô không biết cách tiêu nên mới bị bạn xấu lôi kéo. Khi nghe kể đến những món quà vô cùng xa xỉ mà các "đại gia" thưởng cho con, nhiều sinh viên nghèo chạnh lòng. Nguyễn Sỹ Cần (quê huyện Trực Ninh, Nam Định) vừa đỗ ĐH Bách Khoa, ước ao: "Chỉ cần một góc của những món quà đó là em đã trang trải được cho 4 năm ĐH rồi".
Bố Cần bố mất sớm, mẹ làm ruộng, hai em còn nhỏ, cậu chưa biết lấy tiền đâu để trang trải cho những năm ĐH. Mặc dù đỗ nhưng chưa chắc Cần đã bắt đầu đời sinh viên trong năm nay.
Theo Đất Việt
Bẫy tình trên mạng: Hiểm họa khôn lường! Không ít người đã dính vào bẫy tình trên mạng... (Ảnh minh họa) Vô số người đã sập bẫy những kẻ bất lương, nhưng vẫn và sẽ còn những "con mồi" ngây thơ... Từ chuyện xứ người... Theo một điều tra của các nhà xã hội học: Tại Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới hiện nay đang có tình...