Khỉ Sơn Trà dính bẫy, chân đứt lìa: Dân mạng rần rần chuyện cứu hộ bằng súng gây mê
Những hình ảnh nhói lòng về “bàn chân” trái của chú khỉ tại Sơn Trà (Đà Nẵng) bị đứt lìa vì bẫy và kéo dài nhiều ngày khiến dân mạng rần rần bàn tán về giải pháp cứu hộ, nhất là sử dụng súng bắn thuốc mê.
Bàn chân chú khỉ bị đứt lìa do không được cứu hộ kịp thời đã khiến cư dân mạng xót xa khi chuyện cứu hộ còn sơ sài – ẢNH: MẠNG XÃ HỘI
Hôm qua, cư dân mạng tại Đà Nẵng lần nữa phẫn nộ trước nạn săn bắt động vật hoang dã tại bán đảo Sơn Trà khi tài khoản Facebook Thanh Ngọc Trúc cập nhật thông tin và hình ảnh về chú khỉ bị dính bẫy kẹp trước đó 1 tuần.
“Khoảng cách tiếp cận không thuận lợi cho việc dùng vợt hay quăng lưới nên việc cứu cá thể khỉ rất khó khăn. Do vết thương lâu ngày đã hoại tử, vì vậy khi tiếp xúc được chiếc bẫy thì bàn chân bị đứt khỏi cùng chiếc bẫy. Trong khoảnh khắc, theo bản năng, cá thể khỉ vùng chạy, trèo lên cây nên chúng tôi không thể đưa về bệnh viện tiếp tục cứu chữa”, tài khoản này viết.
Khỉ ở Sơn Trà tràn xuống đường và xảy ra nhiều tai nạn nên dân mạng đề nghị lập trạm cứu hộ động vật – ẢNH: HOÀNG SƠN
Ngọc Trúc cho biết thêm trong thời gian làm công tác cứu hộ, nhận thấy tuy Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cơ quan chức năng (cụ thể là Hạt kiểm lâm Sơn Trà) chưa được trang bị tốt về trang thiết bị trong công tác cứu hộ. Không có thêm phương tiện gì ngoài cái vợt, lưới, chuồng…
Video đang HOT
“Chúng tôi xin kiến nghị các cơ quan chức năng cần được hỗ trợ thêm thiết bị, như súng bắn thuốc mê, dụng cụ dành riêng cho lực lượng chuyên trách dùng cho động vật hoang dã bị thương cần được cứu chữa…”, tài khoản này viết.
Bức ảnh bàn chân trái của chú khỉ mặt đỏ bị đứt lìa cùng với chiếc bẫy kẹp được đăng tải đã khiến cư dân mạng phẫn nộ trước nạn săn bắt động vật hoang dã. Nhiều người cũng đồng quan điểm về việc cần phải sử dụng bắn thuốc mê để kịp thời tiếp cận, cứu hộ cá thể động vật mắc bẫy.
Khó lập trạm cứu hộ động vật?
Chuyên gia bảo tồn thiên nhiên Bùi Văn Tuấn cho biết phương pháp bắn thuốc mê được sử dụng nhiều trong công tác cứu hộ động vật hoang dã mà không gây ảnh hưởng gì môi trường tự nhiên.
“Vấn đề là bắn thuốc mê phải tùy theo loài. Chẳng hạn, với voọc chà vá chân nâu là loài nguy cấp thì phải có quy trình, phải xin cơ chế… Còn lại những loài không nguy cấp như khỉ vàng, khỉ mặt đỏ… thì việc bắn thuốc mê là bình thường và rất tốt cho cứu hộ”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, khi bắn thuốc mê cần phải có đội ngũ bác sĩ thú y, đội cứu hộ để xử lý ngay tại chỗ, đảm bảo an toàn không cho động vật rơi xuống chết…
Sau khi Báo Thanh Niên phản ánh về nạn săn bắt thú rừng tại bán đảo Sơn Trà, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đã ký công văn yêu cầu Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với UBND Q.Sơn Trà và các bãi biển du lịch, các đơn vị có liên quan vào cuộc kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất UBND TP.Đà Nẵng trước ngày 13.4. Huy Đạt
Cũng theo ông Tuấn, riêng ở Sơn Trà đã có hiện trạng khỉ tràn ra đường bị chết do tai nạn, chết do bị điện giật, khỉ tự tấn công nhau… nên cần có một trạm cứu hộ tại chỗ; có thể giao cho Hạt kiểm lâm Sơn Trà hoặc Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà quản lý. “Khi có các trạm cứu hộ sẽ có một đội chuyên đi cứu hộ, được tập huấn để sử dụng súng bắn thuốc mê… Phải có một quy trình như thế chứ không phải muốn là trao cây súng cho người ta đi bắn thuốc mê được”, ông Tuấn nói.
Ông Trần Viết Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, cho biết khi nhận thông tin khỉ mắc bẫy, lực lượng chức năng tham gia bắt để cứu chữa nhưng thường khỉ lẩn tránh nên không thể tiếp cận.
Với đề xuất sử dụng súng bắn thuốc mê để cứu hộ, ông Phương cho biết nếu muốn thực hiện phải thuê người có chuyên môn và hiện tại ngành chưa được trang bị dụng cụ, chưa có quy định về vấn đề này… Về việc có nên lập trạm cứu hộ động vật hoang dã, ông Phương cho biết: “Gần đây, tại Safari Hội An có đội cứu hộ. Sở cũng đang phối hợp với các đơn vị này chứ không nhất thiết phải lập trung tâm cứu hộ. Thỉnh thoảng mới có chuyện như thế chứ không nhiều”.
Khỉ dính bẫy chết ở Sơn Trà, dân mạng kêu gọi chống săn thú
Những hình ảnh bẫy thú rừng cùng khỉ hoang dính bẫy chết đang trong quá trình phân rã do người dân và du khách tham quan bán đảo Sơn Trà (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) đưa lên khiến cộng đồng mạng không khỏi đau xót, kêu gọi chung tay chống nạn săn, bẫy thú rừng tại đây.
Khỉ trưởng thành dính bẫy chết, xác đang phân rã khiến cộng đồng mạng đau xót - ẢNH: Đ.X
Cụ thể, chị Thanh Ngọc Trúc (trú TP.Đà Nẵng) đăng lên mạng xã hội phản ánh về nạn săn bắt thú rừng tại đây. Chị Trúc cho biết mình cùng các cộng sự rất tiếc khi phải công bố những hình ảnh khỉ hoang trưởng thành bị dính bẫy chết và đang trong quá trình phân rã; nhiều thú rừng khác bị dính bẫy lồng đang thoi thóp chờ chết.
"Bẫy kẹp, bẫy lồng và còn những loại bẫy khác đang tồn tại trong khu rừng của chúng ta... Từ tin tức của người dân cung cấp, chúng tôi đã tiến hành báo lực lượng Hạt kiểm lâm Sơn Trà và đồng thời đi kiểm chứng thông tin, thu thập được một số hình ảnh cho thấy động vật hoang dã tại đây đang bị bẫy bắt", chị Trúc nói và cho biết số lượng lớn bẫy do thợ săn đặt một cách chuyên nghiệp.
Đau xót trước tình trạng thú hoang bị dính bẫy tại nơi được mệnh danh là lá phổi của TP, chị Trúc kêu gọi: "Nhiệm vụ bảo vệ rừng không chỉ riêng của lực lượng kiểm lâm mà mỗi người dân đều là người bảo vệ rừng, những giá trị rừng mang lại đang phục vụ chung cho toàn thể cộng đồng, vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bảo vệ, cùng nhau giữ gìn tự nhiên".
Bài viết lên án gay gắt nạn săn bắt thú rừng được nhiều cư dân mạng đồng tình, chia sẻ. Tài khoản Facebook Kỳ Hòa bình luận: "Cần xử lý mạnh tay, có những biện pháp cụ thể để bảo vệ thú rừng, chứ thế này thú rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng". Còn tài khoản Đặng Chi viết: "Cần phạt nặng cả 3 đối tượng săn bắt, mua bán và tiêu thụ thú rừng mới răn đe vấn nạn phá hoại môi trường này"...
Bẫy thú rừng được người dân và du khách phát hiện
Mạnh tay chống nạn săn bắn
Theo chị Trúc, thời gian qua nhóm Tình nguyện viên cứu hộ động vật hoang dã cùng lực lượng kiểm lâm đã tuần tra, ra sức tháo gỡ bẫy thú. Việc tìm kiếm, phá bẫy hết sức nguy hiểm, khiến các lực lượng vất vả. "Hiện tại có chốt chặn của các lực lượng ở bán đảo Sơn Trà nhằm kiểm soát những người khả nghi săn bắt thú, tuy nhiên những đối tượng này "trong vai" người đi câu cá và du khách để bẫy khỉ. Sắp tới chúng tôi sẽ tăng cường tuần tra nghiêm ngặt, ngăn chặn nạn săn bắt", một cán bộ Hạt kiểm lâm Sơn Trà nói.
Trong khi đó, UBND Q.Sơn Trà cũng đã có chỉ đạo sau bài viết về nạn săn bắt thú rừng được đưa lên mạng. Theo đó, UBND Q.Sơn Trà chỉ đạo Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn phối hợp Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, truy xét, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan về công tác bảo vệ, phát triển rừng, động vật hoang dã. Các lực lượng đặc biệt lưu ý các loại bẫy thú như: bẫy kẹp, bẫy lồng và các loại bẫy khác tồn tại trong rừng Sơn Trà.
Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm, năm 2020 đơn vị đã tịch thu và tiêu hủy 40 dây bẫy,
16 lồng bẫy (các loại), 2 bẫy kẹp. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm chủ động phối hợp với công an các cấp, Đồn biên phòng Sơn Trà tổ chức điều tra xác định các đối tượng, truy quét xử lý nghiêm các trường hợp phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản và động vật rừng trái phép.
Mổ bụng con cá sấu dài gần 4m, người dân ngỡ ngàng khi bí mật hơn 20 năm trước được hé lộ Bình thường, khi bắt được 1 con cá sấu, người ta không mấy khi mổ cả dạ dày của nó ra, nhưng lần này thì khác, và 1 bí mật cách đó hơn 20 năm cũng được phơi bày. Mới đây, 1 con cá sấu dài hơn 3,6m, nặng hơn 200 kg được ước tính là có tuổi đời từ 50 đến 70...