Khi sâu trở thành thức khoái khẩu
Ẩm thực Việt Nam có rất nhiều những món ăn từ sâu bọ khiến những thực khách yếu bóng vía không khỏi kinh hãi khi lần đầu nhìn thấy. Nhưng nếu đã dám ăn thì nhiều khả năng họ sẽ “nghiện” ngay từ lần thử đầu tiên…
Nhộng tằm rang lá chanh
Món ăn được phổ cập rộng nhất là nhộng tằm. Trong Y học cổ truyền, nhộng tằm có tên thuốc là Tàm dũng, có vị mặn, ngọt, bùi béo, tính bình, không độc, bổ dưỡng, nhuận tràng. Nhộng được bán nhiều ngoài chợ và có 2 loại. Một là loại đã luộc để lấy tơ và loại kia vẫn còn nguyên trong kén. Để lấy được nhộng, người ta phải cắt cái kén ra và nhộng còn sống nguyên. Loại đã luộc không đắt, nhưng loại nhộng chưa luộc ngoài chợ không bao giờ bán dưới 200 nghìn đồng/kg.
Những côn trùng như sâu, nhộng là nỗi khiếp sợ với nhiều người ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng lại được coi như đặc sản, bổ dưỡng của nhiều địa phương. Ban đầu nhìn thì thật đáng sợ nhưng nếu dám thử, có thể bạn sẽ nghiện vì mùi vị thơm ngon của những món ăn này.
Có nhiều cách chế biến nhộng, nhưng chủ yếu là rang lá chanh. Nhộng mua về thường được rửa sạch, bỏ vào chút muối hoặc nước mắm, đun cho cạn rồi đổ sang chảo khác đã có sẵn mỡ nóng già. Rang nhộng đến khi chín thì rắc lá chanh thái thật nhỏ lên trên và tắt bếp. Có thể rang nhộng cùng tóp mỡ và hành lá cũng rất thơm và ngon. Nhộng hợp với những bữa cơm đơn giản, nước rau muống luộc, rau muống xào và một bát cà muối nén, chỉ thế là đủ. Ai hay đi ăn ở những nhà hàng Hàn Quốc sẽ có món súp nhộng hoặc canh nhộng. Nói chung nhìn ảnh thì cũng rất hấp dẫn nhưng không dám thử. Không hiểu canh nhộng thì nấu kiểu gì.
Tằm tươi vừa béo vừa bùi
Không chỉ ăn nhộng, nhiều vùng ở đồng bằng Bắc bộ còn ăn tằm tươi. Tằm tươi không phải là món ăn quen thuộc của người Hà Nội, nhưng bây giờ, khi “trăm miền hội tụ”, nó bỗng dưng có mặt trong mâm cơm của nhiều người. Mua được tằm tươi không dễ như mua nhộng, tức là phải đặt. Cái gì cầu kỳ thì đương nhiên sẽ đắt, có khi phải chờ đến độ tằm chín, tức là chuẩn bị nhả tơ thì con tằm mới béo. Trước khi chế biến tằm, cần phải chần qua nước sôi rồi để ráo, sau đó mới chế biến như rang lá chanh (giống rang nhộng) hay là xào với lá lốt hoặc đúc trứng rán. Mỗi cân tằm tươi có giá dao động từ 150-200 nghìn đồng. Tằm khô (đã được sấy khô) giá khoảng 500-600 nghìn đồng/kg. Chính vì tằm được giá, thu nhập ổn định, lại đỡ vất vả “ăn cơm đứng” để canh tơ, nên nhiều gia đình vốn xưa nay nuôi tằm lấy tơ thì chuyển sang nuôi tằm làm thực phẩm.
Món ngon từ sâu
Sâu chít là loại sâu do bướm trắng đẻ trứng trong ruột cây chít, rồi sinh trưởng và phát triển mà thành. Loài cây này chỉ có ở những khu rừng già vùng Tây Bắc. Bướm trắng chỉ đẻ trứng vào mùa đông nên cũng chỉ tìm được sâu chít vào khoảng tháng 11 hàng năm. Chỉ có loại sâu chít đạt đủ cả 2 tiêu chuẩn này mới là loại sâu chít hảo hạng.
Video đang HOT
Sâu chít được xưng tụng là “đông trùng hạ thảo” của Việt Nam. Cách bắt chúng khá giản đơn. Người thu hái sẽ lựa chọn những cây chít có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa, chẻ đôi ngọn để moi sâu ra. Cách chế biến cũng tương đối đơn giản, sau khi rửa sạch thì chần qua với nước sôi rồi vớt ra để ráo. Đun mỡ nóng già, cho sâu vào đảo nhẹ, tránh làm vỡ hoặc nát sâu. Đảo liên tục khoảng 2 phút thì cho thêm trứng. Tiếp tục đảo đều tay đến khi trứng chín thì có thể cho ra và dùng ngay. Nếu là rang giòn thì vặn nhỏ lửa đến vàng đều là ăn được.
Sâu măng là loại sâu sống trên cây măng. Sâu măng có màu trắng đục, thon dài, cách bắt cũng khá dễ. Vào khoảng tháng 9, tháng 10, người săn sâu chỉ cần mang theo dao và giỏ đi một vòng quanh rừng nứa. Những bụi nứa có cây măng nào cao khoảng đầu người có biểu hiện héo ngọn, thân cong thì hạ xuống rồi đổ sâu trong ống nứa vào giỏ. Có nhiều cách chế biến sâu măng, nhưng món ngon nhất, giản đơn và hấp dẫn là rang khô với lá chanh.
Nhắc đến món ăn từ sâu mà không nhắc đến đuông thì hẳn là thiếu sót. Ở đồng bằng sông Cửu Long có đuông dừa thì vùng rừng núi Tây Bắc cũng có một loại tựa như đuông, nhưng sinh trưởng trong thân cây gỗ lớn. Cách bắt đuông dừa là cứ thấy cây dừa nào héo ngọn, vàng lá thì chặt đi là sẽ tìm thấy đuông. Mỗi cây dừa (hoặc chà là) như thế có hàng trăm con đuông. Món ăn kinh dị nhất từ đuông là cứ thả con đuông còn sống vào bát nước mắm ớt, mặc cho nó ngoe nguẩy, cứ thế mà gắp lên thưởng thức. Với những người không quen mạo hiểm thì có các món như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, đuông luộc nước dừa, đuông hầm… rất hấp dẫn. Những tỉnh miền núi phía Bắc thì có món đuông rang sả cũng rất thơm ngon.
Tuy là món khoái khẩu của nhiều người, song món ăn từ nhộng hay sâu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với những người có cơ địa dị ứng. Nhộng đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày, hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-5 độ C. Là món ăn có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối.
Chỉ với 30 phút vào bếp, chị em sẽ có ngay món thạch rau câu không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, ăn tráng miệng hay pha cùng trà đều hợp!
Nếu trong gia đình có trẻ con, đây chắc chắn sẽ là món khoái khẩu của các bé đấy!
Nếu thông thường, gia đình bạn vẫn tráng miệng sau bữa ăn bằng hoa quả, vậy thì nhân dịp cuối tuần, chị em hãy thử vào bếp và "đổi gió" bữa phụ này xem sao.
Với công thức và cách chế biến này, bạn không chỉ có 1 món tráng miệng mới lạ, mà còn có thêm 1 nguyên liệu để dùng với trà hoặc sữa chua nữa đấy!
Thạch rau câu phô mai, hoa đậu biếc
Ảnh minh họa
Nguyên liệu
3 lòng đỏ trứng gà
Bột rau câu dẻo
200ml sữa tươi không đường
900ml nước trà hoa đậu biếc
4 miếng phô mai con bò cười
Đường, sữa đặc
Cách làm
- Bước 1: Trộn phần nhân phô mai
Cho vào bát 3 lòng đỏ trứng gà cùng 4 muỗng canh sữa đặc, 200ml sữa tươi không đường và 4 miếng phô mai con bò cười sau đó dùng muỗng hoặc cây phới đánh đều tay cho hỗn hợp tan hoàn toàn.
Chuẩn bị 1 bát khác, cho 1 muỗng cà phê rau câu dẻo, 50ml nước lọc, 50gr đường rồi khuấy đều cho phần đường và bột rau câu tan hết. Để hỗn hợp được mịn hơn, sau khi đổ hỗn hợp rau câu và đường vào tô sữa, trứng và phô mai, các bạn mang lọc hỗn hợp qua 1 chiếc rây.
- Bước 2: Nấu và đổ khuôn phần phô mai
Bắc nồi lên bếp, sau đó cho hỗn hợp rau câu phô mai vào, nhẹ nhàng khuấy đều với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi thì tắt bếp sau đó đổ hỗn hợp vào khuôn tròn và để nguội cho thạch đông lại hoàn toàn.
- Bước 3: Làm phần rau câu hoa đậu biếc
Cho 900ml nước trà hoa đậu biếc, 100gr đường, 2 muỗng cà phê rau câu dẻo vào nồi, sau đó khuấy đều cho hỗn hợp bột tan hoàn toàn, tránh bị vón cục. Bắc lên bếp và nấu ở lửa vừa và nhỏ đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi thì tắt bếp.
Phần rau câu đậu biếc sau khi vừa nấu xong, các bạn lấy khoảng 1/2 lượng hỗn hợp cho ngay vào khuôn, đợi thạch đông khoảng 2 phút. Tiếp tục cho phần rau câu phô mai vào giữa rồi đổ toàn bộ phần rau câu đậu biếc còn lại vào.
Đặt rau câu trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 2 tiếng, khi dùng các bạn lấy ra, dùng dao cắt thành các miếng vừa ăn rồi bày ra đĩa. Vậy là chị em đã hoàn thành xong món ăn này rồi!
Thành phẩm: Rau câu phô mai đậu biếc sau khi hoàn thành có màu xanh đẹp mắt. Thạch rau câu khi ăn sẽ cảm nhận được sự thanh mát, độ béo ngậy của phô mai và mùi sữa thơm lừng, vị ngọt vừa phải, không hề bị gắt. Đây chính là món tráng miệng tuyệt vời mà chị em nên thử thực hiện để chiêu đãi cả gia đình.
Măng ngâm là món khoái khẩu của nhiều người nhưng nếu mắc phải 3 sai lầm này khi chế biến, măng sẽ hóa thành chất cực độc! Măng tươi là món ăn cần được chế biến rất kỹ trước khi ăn và đây là 3 sai lầm chị em nhất định phải tránh khi làm các món liên quan tới măng. 1. Ăn măng ngâm giấm chưa đủ thời gian Có thể bạn chưa biết: Trong 1kg măng củ có chứa khoảng 230mg Cyanide - Chất độc có thể gây...