Khi phụ nữ mang thai bị tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện đầu tiên trong lúc mang thai.
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với thai phụ bị tiểu đường. Một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý có thể kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc, hoặc giảm liều thuốc đang sử dụng và giảm các biến chứng do tiểu đường gây nên.
Nguyên tắc dinh dưỡng
Những thực phẩm nên ăn:
Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15-25 loại) để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết quá nhiều sau ăn và hạ đường huyết quá nhanh lúc xa bữa ăn. Nên ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ.
Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình.
Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai ( ít béo, không đường).
Cần giảm ăn:
Giảm ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao đường huyết sau ăn như bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy…
Giảm ăn các thực phẩm giàu chất béo gây tăng mỡ máu: da, lòng đỏ trứng, phủ tạng (tim, thận, gan…), thức ăn chiên xào…
Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như mỳ gói, chả lụa, mắm, khô, tương, chao…
Video đang HOT
Giảm uống rượu, bia, nước ngọt…
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần tập luyện để giảm đường huyết.
Vận động hợp lý
Hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai nếu không có chống chỉ định về sản khoa và nội khoa thì nên bắt đầu hoặc tiếp tục tập luyện ở mức độ vừa phải vì nó có tác dụng làm tăng nhạy cảm với insulin của các tế bào, giảm đề kháng insulin dẫn đến giảm đường máu ở mẹ.
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể tham gia các lớp tập thể dục, nhưng chỉ nên tập với cường độ thấp hơn so với mức tập luyện trước đây, giảm bớt các bài tạp có sự va chạm (quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ…). Trong khi tập nếu thấy mệt mỏi nên ngừng tập và nghỉ ngơi. Vì tập luyện làm giảm đường máu, do vậy nếu thai phụ đang điều trị bằng insulin cần được tư vấn các triệu chứng hạ đường máu và cách xử trí.
Các triệu chứng hạ đường huyết: Cáu gắt, tư duy rời rạc, có cảm giác như kiến bò ở môi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, run yếu khuỵu chân. Có cảm giác đói, cồn cào.
Xử trí hạ đường huyết: Nên cho thai phụ uống 3 thìa cà phê đường hoặc 3 thìa cà phê mật ong, hoặc ăn vài cái kẹo ngọt, bánh ngọt, uống một hộp sữa…
Lưu ý chỉ số đường huyết của một số thực phẩm
Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số thể hiện tốc độ giải phóng đường vào trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm cho đường huyết trong máu tăng nhanh hơn thục phẩm có chỉ số GI thấp. Chỉ só GI của thực phẩm được phân loại như sau:
Rất thấp: dưới 40
Thấp: 40-45
Trung bình: 56-69
Cao: trên hoặc = 70
Chỉ số đường huyết (%) trong một số thực phẩm: bánh mỳ trắng (100), gạo trắng (83), khoai lang (54), khoai lang bỏ lò (135), khoai sọ (58), dưa hấu (72), cam (66), chuối (53), Xoài (55), nho (43), táo (53), cà rốt (49), rau muống (10), lạc (19), đậu tương (18), hạt đậu (49).
Đái tháo đường thai kỳ
Hiện nay, đái tháo đường thai kỳ xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Hà Diễm Hằng, Trưởng Khoa Sản bệnh, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, để giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh này.
Siêu âm thai tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh (chụp tháng 8/2019). Ảnh: Quang Thiêm (BV Sản nhi tỉnh).
- Xin bác sĩ cho biết, bệnh đai tháo đường thai kỳ là gì, có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu. Đái tháo đường thai kỳ để lại hậu quả nặng nề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Cụ thể: Làm tăng nguy cơ các biến chứng cho mẹ như: Rối loạn chuyển hóa, tổn thương thận, mắt, mạch vành. Gây các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp khi có thai, tiền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, ra máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn. Bệnh còn gây nguy cơ lâu dài như: Trở thành đái tháo đường type 2, béo phì, tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cho những lần có thai sau...
Đối với thai nhi, nếu ở giai đoạn 3 tháng đầu, đái tháo đường thai kỳ tác động lên quá trình phát triển của phôi, thai gây sảy thai tự nhiên, thai lưu, và dị tật bẩm sinh (dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, các mạch máu lớn, hệ xương, thận, tiết niệu). Nếu ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bệnh làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh, đặc biệt sau đẻ hoặc thai chết lưu trong vòng 3-6 tuần cuối của thai kỳ (nguyên nhân do sự tăng glucose máu mạn tính của mẹ dẫn đến tăng sử dụng glucose của thai nhi, gây tình trạng thiếu oxy của thai nhi, tăng tình trạng toan máu của thai).
Bệnh còn làm tăng tỷ lệ suy hô hấp, bệnh màng trong, xẹp phổi do ngăn cản quá trình hoàn thiện của phổi thai nhi; đa ối cấp, mạn tính dẫn đến nguy cơ đẻ non; thai chậm phát triển trong tử cung; thiểu ối....
- Nguyên nhân nào gây đái tháo đường thai kỳ và triệu chứng bệnh ra sao, thưa bác sĩ?
Đến nay nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên, thường có 9 cơ chế sinh bệnh, đó là: Hiện tượng kháng Insulin tế bào; yếu tố béo phì và đái tháo đường; rối loạn cơ quan thụ cảm của Insulin; rối loạn vận chuyển glucose và hoạt động của Insulin; rối loạn chức năng đảo tụy; cơ chế tự miễn; cơ chế di truyền; yếu tố thai nhi; yếu tố viêm nhiễm.
Phụ nữ Việt Nam thuộc chủng tộc có nguy cơ cao nên vấn đề tầm soát đái tháo đường thai kỳ được đặt ra trong quá trình mang thai, Khuyến cáo thường tầm soát từ tuần thai thứ 24 đến 28 của thai kỳ, hoặc tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên, hoặc không cần sàng lọc.
Phương pháp tầm soát: Thai phụ sẽ được nhịn ăn ít nhất 8h, không quá 14h, sau 3 ngày ăn uống bình thường, thai phụ sẽ được làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết với 75g đường, được lấy máu lúc đói, sau uống đường 1h, 2h. Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có một trong 3 chỉ số đường huyết cao hơn ngưỡng bình thường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh. Một số phụ nữ mắc bệnh có triệu chứng: Thường xuyên cảm thấy khát nước; đi tiểu nhiều hơn bình thường; khô miệng; cảm thấy mệt mỏi.
- Bệnh điều trị ra sao thưa bác sĩ?
Việc điều trị đái tháo đường thai kỳ với mục tiêu kiểm soát đường máu trước và sau ăn về ngưỡng bình thường, giảm thiểu các biến chứng cho mẹ và sơ sinh. Có sự phối kết hợp về phương pháp điều trị: Điều chỉnh bằng chế độ ăn hợp lý, điều trị bằng Insulin, kết hợp chế độ tập luyện; trong đó dinh dưỡng là chế độ nền tảng, đóng góp rất lớn cho sự thành công của điều trị.
Phụ nữ mang thai nên lấy mãu xét nghiệm để tầm soát đái tháo đường thai kỳ (Ảnh: Xét nghiệm máu tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh).
Chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Năng lượng cung cấp cho thai phụ khoảng 30-35 kcalo/ngày với người có cân nặng bình thường, 25-30 kcalo/ngày cho người thừa cân, 35-40 kcalo/kg cân nặng cho người có cân nặng thấp.
Luôn vận động bằng cách: Đi bộ, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn tập các môn thể thao có cường độ cao hơn. Có thể thực hiện giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh.
Với trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin để điều trị tiểu đường thai kỳ.
- Xin cám ơn bác sĩ!
Sản phụ lên bàn đẻ nặng 159kg: Cả ê kíp mổ phải vật lộn đến toát mồ hôi, em bé sinh ra khiến gia đình hốt hoảng Với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, sản phụ cuối cùng đã hạ sinh thành công một bé trai nặng 5.25kg. Nhưng do căn bệnh béo phì và tiểu đường ở mẹ, đứa bé mới sinh đã có hiện tượng hạ đường huyết và phải đưa đến khoa sơ sinh để điều trị. Các bà bầu khi mang thai đều...