Khi phụ nữ đi bước nữa giữa làng
Chuyện chị H. đi bước nữa đang là tin “hot” của ngôi làng ven đô quanh năm buôn bán sầm uất này. Người người ra vào đều dạo chuyện bằng một câu: “Đằng ấy biết gì chưa?/ Chuyện nhà cái H. đi lấy chồng ấy”…
Và giữa những khốn đốn của đời thường, những lo toan rất đời của phụ nữ, chị nhận ra mình chưa biết thương mình. Ảnh minh họa
Gia đình chị H. vốn là một gia đình làm ăn buôn bán có tiếng ở làng từ nhiều đời nay. Từ con trai, con gái trong gia đình đều là những người nhanh nhẹn, chịu thương chịu khó làm ăn buôn bán, nối nghiệp gia sản ông bà tổ tiên để lại. Chị H. là trưởng nữ trong gia đình, lấy chồng, chị cũng tay làm nên một cơ sở sản xuất không hề nhỏ. Đủ nuôi cả gia đình và phát lộc khắp nơi mình muốn đến.
Con cái đều đã phương trưởng, khi vợ chồng anh chị vẫn đương trung niên. Đùng cái anh mắc bệnh nan y rồi qua đời. Đây như tiếng sét giữa cuộc đời chị cũng như nhiều người biết đến tiếng tăm của anh chị trong làng. Nỗi đau này được người ngoài nhìn vào như thể khôn nguôi và mãi mãi đối với chị và các con.
Người người tiếc nuối vì sự đột ngột của bi kịch bởi cây lâu năm cũng đến ngày hưởng quả ngọt. Bởi không ai trong làng đều không biết chị tần tảo, các con ngoan ngoãn, gia đình ngọt ngào. Chị cũng như nhiều phụ nữ trong làng khác, trải qua những cay đắng, ngọt bùi của kiếp làm dâu, nỗi bi thương khi chồng chơi bời. Nhưng mọi chuyện đã qua như sự đôn hậu, nhẫn nhịn của người phụ nữ đặc trưng làng quê miền Bắc để giữ gia đình êm ấm.
Rồi một ngày, tin chị H. cưới chồng cũng là tiếng sét giữa làng. Vậy là, được thể, các “hội bán than”, “hội bán dưa”… đi đâu cũng hỏi nhau: “Đằng ấy biết gì chưa?”. Chuyện càng thêm nhức tai khi hai bên nội ngoại của gia đình chị H. đều là người trong làng. Người thì lo những đứa con sẽ khổ; Người thì chì chiết, mới thế sau mà đã lấy chồng; Người thì lo kinh tế bao năm làm ăn của chị H. sẽ bị cuỗm mất… Ngày anh người yêu đến thăm bố mẹ chị H. và xin cưới, ông bà đều không biết giấu mặt đi đâu vì xấu hổ với làng xóm. Còn gia đình bên chồng chị H. ra sức tìm cách can ngăn, dè bỉu.
Dường như lường trước được “cơn bão phong kiến” chị H. vẫn chọn sự im lặng. Bởi hơn ai hết, chị biết mình đang thực sự muốn gì. Chị đã từng đi trong những cơn mê của những nhẫn nhịn, chịu nhục để lèo lái con thuyền gia đình. Bao nhiêu năm sống giữa làng, vừa làm ăn kinh tế, vừa đối nhân xử thế hai bên gia đình. Gánh nặng này không phải người phụ nữ nào cũng làm được. Nhưng chị lại làm được. Hơn nữa, những thiếu thốn về tình cảm đã trải qua nhiều năm và chị vẫn âm thầm chịu đựng. Trời biết, đất biết, chị biết. Chị H. làm tất cả để hai con được hưởng cuộc sống đầm ấm của gia đình. Cho đến khi chồng nằm xuống, chị như người mất đi la bàn phải đi tới đâu đến cuối đời. Tuy các con đã phương trưởng nhưng một tay chị vẫn lo về kinh tế, vẫn phải uốn nắn chúng làm ăn. Chưa kể, những người anh em họ nội vẫn lụy về kinh tế của gia đình chị.
Và giữa những khốn đốn của đời thường, những lo toan rất đời của phụ nữ, chị nhận ra mình chưa biết thương mình. Thân phụ nữ gửi phận với đời, với người đã không cho chị có ý nghĩ tự làm điều gì đó mình thực sự muốn. Chị bắt đầu những chuyến đi đến những vùng đất mới, biết chăm sóc những mong mỏi mà bấy lâu vẫn cảm thấy xấu hổ nếu mình thực hiện. Chị tự mua cho mình những bộ quần áo mình thực sự muốn mặc, muốn ăn, muốn hưởng dịch vụ mà mình muốn mà không phải ngước lên nhìn thái độ của người sống bên mình.
Video đang HOT
Những tụ họp, những gặp gỡ cũng dày lên. Chị nhận thấy mình như được yêu lại từ đầu. Và chuyện gì đến cũng đã đến, chị cũng có người bạn khác giới sánh đôi bên mình trong những chuyến đi. Chị nhận thấy mình được chăm sóc, được quan tâm, được ngọt ngào và hơn cả là có người kiên nhẫn lắng nghe mọi chuyện vui buồn của chị… Đó là những cảm giác mà chị chưa từng được nhận. Rồi bỗng dưng, từ một người sợ sệt tiếng đời, chị nghiễm nhiên cảm thấy tầm phào. Chị mạnh dạn công khai mối quan hệ giữa sự gièm pha.
Chị H. bỗng hiểu thứ mình đang sống chính là mất một người, người đó không còn trong tầm nhìn của chị nữa. Giữa thế gian có hai biểu cảm: một là dường như chán ghét mỗi ngày nhưng lại có thể cùng nhau vượt qua khó khăn để đi đến cuối đời; một tình cảm khác nữa là dù có yêu thương nhau đến mấy, vì nhau đến mấy nhưng khi nhìn lại chỉ có thể hoài niệm trong tiếc nhớ. Giữa hai loại tình cảm ấy chị chọn lối trung dung.
Chị đã từng phiền não, bị trói buộc nhưng cũng từng tự do. Tất cả khi bước qua đều mang lại đủ cảm giác: sống động có, tươi vui có, có người mình yêu, có sự che giấu, có người đẩy mình, có người ôm thật chặt mình… Mọi sự va đập đều đến từ chính sự chống chọi của chính mình. Rồi cũng đã qua.
Đời người như thế, nên ở hiện tại chị cần khiến mình khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc. Và ở một lúc nào đó, giữa những chếnh choáng của hạnh phúc, chị cần nắm giữ cho riêng mình. Khi đó, những tạp niệm, hủ tục, sống theo miệng đời không còn đeo bám chị nữa. Mà hiện tại, chị đang sống vì yêu thương chính mình như nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã viết trong bài thơ “Tự hát”:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin”.
Theo Baotintuc
Nghĩ vợ ngoại tình khi suốt ngày "làm thêm" nhưng sự thật khiến chồng thương nhiều hơn giận
Sơn ngồi ngẫm nghĩ một lúc, có vẻ như anh đã hiểu ra vấn đề...
Duyên vốn là cô gái hiền lành, chịu khó, chăm chỉ. Cũng vì nết đó nên từ ngày về làm dâu nhà Sơn cô không có điều tiếng gì mặc dù gia đình anh được đánh giá là khá phức tạp.
Lấy nhau cũng ngót năm mà vợ chồng Duyên chưa có em bé. Nhà anh có chị gái lấy chồng gần nên gửi cháu về cho bà ngoại chăm. Nhà cửa có tiếng trẻ con cũng bớt hiu quạnh. Vì thế mà mẹ chồng Duyên không hề sốt ruột hay gây khó dễ gì về việc cô chưa mang thai.
Duyên là người yêu công việc, luôn phấn đấu vì tương lai phía trước. Sơn biết điều ấy khi cô luôn mang việc công ty về nhà làm thêm buổi tối. Cô bảo: "Giờ chưa vướng bận con cái gì nên em muốn làm thêm, vừa có thêm thu nhập lại được các sếp ưu ái". Sơn không ngăn cấm gì vợ vì anh thấy mọi việc trong nhà Duyên đều hoàn thành chu đáo. Nhưng dạo gần gây Duyên có nhiều biểu hiện lạ.
Ảnh minh họa
Thường thì công ty Duyên làm được nghỉ chiều thứ 7 và cả ngày chủ nhật. Thời gian đó cũng thoải mái để người ta nghỉ ngơi, đi chơi hoặc tìm một hình thức giải trí nào đó. Ấy vậy mà lạ thay, Duyên lại "cắm chốt" ở công ty nói rằng nhiều việc cần làm. Chủ nhật cô cũng lên văn phòng từ sáng sớm rồi tối mịt mới về, thậm chí trưa ở lại ăn cơm bụi.
Lúc đầu Sơn cũng không mấy thoải mái vì cường độ làm việc nhiều quá anh sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ nhưng về sau nói mãi không được Sơn đành mặc kệ.
Một tháng tức là 4 cái chủ nhật đã trôi qua, chị gái hỏi Sơn: "Mợ Duyên dạo này làm gì mà bận rộn kinh thế nhỉ? Cậu không thấy lạ à? Xem lại đi không mọc sừng trên đầu mà không biết đâu". Ngẫm nghĩ lời chị gái nói, lòng Sơn bắt đầu dậy sóng. Những điều ấy không phải không có căn cứ. Có lẽ anh nên đến thử công ty vợ một lần tìm hiểu xem sao.
Duyên dắt xe ra khỏi nhà, Sơn nhanh chóng bám theo. Cô ăn sáng rồi mua luôn một hộp cơm mang lên văn phòng. Sơn vẫn chăm chú theo dõi. Đã gần trưa, Duyên vẫn miệt mài với cái máy tính, chưa có biểu hiện nào đáng nghi.
Một lúc sau có vẻ như có ai đó nhắn tin, Duyên trả lời tin nhắn và cười đầy bí hiểm. Tưởng tượng ra mọi thứ tồi tệ lòng Sơn nóng như lửa đốt. Anh cố chờ kẻ thứ 3 xuất hiện sẽ bắt tận tay nhưng không may Sơn đã bị bảo vệ tóm cổ bắt ra ngoài.
Sơn ngồi sảnh chờ, mãi không thấy Duyên xuống dưới, sốt ruột quá anh lại tìm cách mò lên. Đúng như những gì dự đoán, trước mắt Sơn là một gã đàn ông cao lớn đang ngồi chuyện trò vui vẻ ở cạnh chỗ Duyên. Dù vợ anh ngồi vị trí khuất tầm mắt nhưng Sơn phải vào bắt quả tang ngay thôi. Hóa ra đòi đi làm ngày nghỉ là vì lý do này.
Sơn sừng sổ, khi anh đẩy mạnh người đàn ông lạ mặt ra thì cô gái kia lại không phải vợ Sơn. Là Mai, bạn đồng nghiệp rất thân của Duyên. Họ bảo Duyên nhờ cài hộ phần mềm máy tính. Thấy khuôn mặt hằm hằm sát khí của Sơn, Mai kéo anh ra một chỗ nói chuyện riêng. Sơn cũng không ngại ngùng mà bày tỏ những nghi ngờ trong lòng mình.
Mai thở dài nhìn anh: "Em cũng mấy lần định nói với anh nhưng gặp riêng em lại ngại. Em không biết thế nào mà dạo này chị Duyên stress lắm. Cuối tuần nào cũng rủ em lên công ty hoặc đi cafe. Mà hôm nào em bận thì chị ấy lại ra công viên ngồi một mình. Chị ấy cũng không tâm sự gì với em nhưng có hỏi chị ấy chỉ bảo không muốn về nhà".
Ảnh minh họa
Sơn ngồi ngẫm nghĩ một lúc, có vẻ như anh đã hiểu ra vấn đề. Cách đây vài hôm Sơn vô tình nghe được Duyên nói chuyện điện thoại. Cô ấy đề cập đến việc cuối tuần cả nhà chị chồng ở đây 3 ngày nên không thể làm cái gì đó. Sơn nghe loáng thoáng không hiểu nhưng bây giờ anh nghĩ mình đã biết lý do thực sự việc Duyên sợ phải về nhà.
Từ ngày Duyên lấy chồng, chưa có con cái gì nhưng chị chồng gửi 2 đứa cháu ở đây thì chẳng khác nào con cô. Cứ đi làm về là Duyên tay năm tay mười, cơm nước rồi tắm rửa cho cháu để mẹ chồng đi tập thể dục. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ phải 9 giờ tối mẹ bọn trẻ mới đón chúng nó. Cuối tuần thì cả nhà chị chồng cô về đấy chơi mấy ngày, ngủ qua đêm luôn. Nhà Sơn chật chội lại đông người khiến vợ chồng cô không có chút riêng tư. Sự vô tư quá đà của chị chồng, sự thương con vô lý của mẹ chồng và sự nhu nhược của chồng đã khiến Duyên phải bất đắc dĩ chọn công ty là nhà. Ai bảo cô lấy chồng xa...
Sơn nghĩ mà thấy thương Duyên vô cùng. Cô cứ cam chịu, cô chẳng nói và anh thì quá vô tâm. Sơn lấy ngay điện thoại nhắn tin cho Duyên: "Sang tuần em xin nghỉ thêm 1, 2 ngày vợ chồng mình về ngoại chơi nhé. Yêu em".
Theo Afamily
Cùng một người phụ nữ đi vào hàng quần áo, chồng phát hiện ra sự thật kinh hoàng về vợ mình Anh định cất tiếng gọi thì đột nhiên chị níu lấy tay người đàn ông đó làm nũng. Anh không tin được vào mắt mình, vợ của anh, cô ta đang làm gì vậy? Niệm còn nhớ rõ ngày hôm ấy trời nắng ráo, nhưng oi bức. Đi xe trên đường ngỡ như đang đi trong một cái chảo dầu nóng đến điên...