Khí ozone có khả năng khử trùng bề mặt nhiễm nCoV
Nghiên cứu chứng minh khí ozone nồng độ thấp có thể khử 90% lượng nCoV bám trên các bề mặt, dù khó xử lý bằng chất khử trùng dạng lỏng.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng minh được ozone đạt hiệu quả khử trùng nCoV cao”, Ines Zucker, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv, tuyên bố hôm 17/2. Ông khẳng định có thể sử dụng khí ozone để khử trùng các bề mặt.
“Ngoài ra, khí ozone có khả năng khử trùng đồ vật và không khí trong phòng. Đây là ưu điểm so với các chất khử trùng thông thường như cồn, thuốc tẩy”, Zucker nói.
Khử khuẩn những không gian có nguy cơ tiếp xúc với nCoV rất quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn virus lây lan. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi thời gian và nhân lực, đặc biệt những nơi có nhiều thiết bị máy móc.
Khí ozone nồng độ thấp giúp tiêu diệt nCoV trong thời gian ngắn, quá trình sản xuất dễ dàng, chi phí thấp, xử lý những bề mặt khó tiếp cận. Do đó, nó có thể được ứng dụng trên quy mô công nghiệp, cũng như tại bệnh viện, trường học, khách sạn, máy bay, khu vui chơi giải trí.
Video đang HOT
Chuyên gia nhỏ các giọt dung dịch chứa nCoV lên bề mặt vô trùng trước khi cho tiếp xúc với khí ozone. Ảnh: Đại học Tel Aviv
Thông thường, hít phải khí ozone có hại. Song, ở nồng độ thấp đủ để khử trùng nCoV, khí không ảnh hưởng sức khỏe, do đó có thể khử khuẩn không gian chỉ vài phút trước khi con người bước vào, Zucker cho biết. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Chemistry Letters vào tháng 1.
Ozone là phân tử gồm ba nguyên tử oxy. Khí này thường được dùng như một chất kháng khuẩn và kháng virus trong xử lý nước. Ở bầu khí quyển, khí ozone bảo vệ Trái đất khỏi các tia UV có hại.
nCoV có khả năng duy trì hoạt động trên các bề mặt trong nhiều giờ, nhiều ngày, tùy thuộc vào loại bề mặt và điều kiện môi trường. Tháng 3/2020, các nhà khoa học Mỹ chứng minh nCoV tồn tại trên một số bề mặt cứng như nhựa hoặc thép không gỉ trong 2-3 ngày, sống 4 ngày trên bề mặt điện thoại. Không gian bệnh nhân Covid-19 sử dụng như phòng ngủ, phòng vệ sinh chứa đầy mầm bệnh, cần được lau chùi, vệ sinh thường xuyên.
Ô nhiễm không khí khiến 160.000 người tử vong
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến 160.000 người tại 5 thành phố đông dân nhất thế giới chết trong năm 2020, theo tổ chức Hòa bình Xanh Đông Nam Á.
Tổ chức phi chính phủ Hòa bình Xanh Đông Nam Á hôm nay cho biết nơi bị ảnh hưởng nặng nhất là New Delhi, thủ đô ô nhiễm nhất Trái Đất, với khoảng 54.000 ca tử vong vì bụi mịn PM2.5 trong năm ngoái. Tại Tokyo, số người tử vong là 40.000, số còn lại trải khắp Thượng Hải, Sao Paulo và Mexico City.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ chìm trong khói mù ô nhiễm năm 2020. Ảnh: AFP
PM2.5 là nồng độ bụi siêu mịn trong không khí và được coi là hạt có hại nhất cho sức khỏe. Nó có thể thâm nhập qua thành phế nang và đi vào máu, ảnh hưởng đến những cơ quan thiết yếu như phổi, hệ miễn dịch, tim, não.
"Khi chính phủ các nước lựa chọn đốt than, dầu và gas thay vì chọn năng lượng sạch, cái giá phải trả là sức khỏe của người dân", Avinash Chanchal, nhà vận động bảo vệ khí hậu của tổ chức Hòa bình Xanh tại Ấn Độ, nói.
Một số nghiên cứu cho thấy việc hít phải PM2.5 gây nguy cơ tử vong cao hơn phơi nhiễm Covid-19. Báo cáo sử dụng một công cụ trực tuyến ước tính tác động của PM2.5 bằng cách lấy dữ liệu chất lượng không khí từ các điểm giám sát IQAir và kết hợp với mô hình tính toán rủi ro, cũng như dữ liệu dân số và y tế.
Việc áp dụng lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 khắp thế giới khiến hoạt động giao thông giảm đáng kể, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm bị đóng cửa, có tác dụng tạm thời trong việc làm sạch bầu trời nhiều thành phố lớn.
Delhi đã thay đổi lớn trong thời gian phong tỏa năm ngoái và người dân được tận hưởng bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, tổ chức Hòa bình Xanh kêu gọi chính phủ các nước đầu tư vào năng lượng tái tạo làm trọng tâm kế hoạch phục hồi kinh tế sau suy thoái vì đại dịch.
"Để thực sự làm sạch bầu không khí, chính phủ các nước cần chấm dứt xây mới nhà máy nhiệt điện, đóng cửa những nhà máy đang hoạt động và đầu tư vào sản xuất năng lượng sạch như phong năng và quang năng", Aidan Farrow, nhà khoa học về ô nhiễm không khí của Hòa bình Xanh, nói.
Virus có trong không khí, đừng chỉ tập trung khử trùng bề mặt Tap chi Nature cho răng Covid-19 lây lan chu yêu qua không khi, nhưng cac biên phap hiên chu yêu tâp trung khư trung bê măt, vôn tôn kem va không hiêu qua. Một năm sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy virus SARS-CoV-2 lây truyền chủ yếu qua không khí, do người bệnh nói chuyện...