Khi “ông lớn” nhảy vào cuộc chơi nguyên liệu thừa
Rác thải đã và đang trở thành vấn đề cấp bách của ngành thời trang trong suốt nhiều năm qua. Nhiều thương hiệu đã bắt tay vào hành động, từ tái chế nguyên vật liệu, cấm tiêu hủy sản phẩm thừa cho đến sử dụng vải thừa để tạo ra sản phẩm mới.
Nền tảng mới
Nếu như trước đây, việc tận dụng vải hay nguyên liệu thừa chỉ được một số thương hiệu nhỏ lẻ sử dụng để tạo ra các thiết kế mới thì tháng 5/2021 có thể là một dấu mốc của ngành thời trang khi ông lớn ngành thời trang xa xỉ, tập đoàn LVMH – chủ sở hữu các thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Dior, Givenchy, Fendi… – đã quyết định nhảy vào “cuộc chơi” này: giới thiệu mô hình kinh doanh Nona Source. Trong bối cảnh Covid-19, thay vì mở cửa hàng trực tiếp, LVMH đầu tư một studio có thể chứa hàng chục ngàn mẫu vải thừa với độ nét cao nhất.
Tháng 5/2021 có thể là một dấu mốc của ngành thời trang khi ông lớn ngành thời trang xa xỉ, tập đoàn LVMH, quyết định nhảy vào cuộc chơi nguyên liệu thừa
Theo chia sẻ của LVMH với Vogue Bussiness, Nona Source là nền tảng B2B (giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp). Nền tảng này dành cho tất cả các thương hiệu, bao gồm các thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn LVMH, các đối thủ cạnh tranh và cả những nhà thiết kế độc lập. Nona Source trình làng 500 loại vải khác nhau, 100.000 mét vải và 1.000 mét da trong tuần đầu tiên. Nona không mua hoặc lưu trữ những cuộn vải có đính logo vì liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và quy định trong khuôn khổ hợp tác quản lý chất thải.
Nona Source là sáng tạo của Romain Brabo, nhà thu mua vật liệu tại Givenchy. “Công việc của tôi xoay quanh việc đến các nhà kho vải và tôi đã chứng kiến sự chồng chất của lượng vải thừa gia tăng theo cấp số nhân. Trong khi những nhà thiết kế trẻ đang tìm kiếm các loại vải đẹp để thực hiện bộ sưu tập của họ thì những ngôi nhà thời trang cao cấp lại đang chất đống vật liệu mà họ không dùng đến. Làm thế nào để tạo ra sợi dây kết nối giữa hai bên?” – Brabo chia sẻ ý tưởng hình thành nên Nona Source. Theo Brabo, cái tên Nona Source bắt nguồn từ chữ “Nano” – một trong những vị nữ thần của thần thoại La Mã, “Source” nghĩa là “nguồn cung ứng”.
Romain Brabo (phải) và Marie Falguera (trái) – hai nhà sáng lập Nona Source
Thông thường, các nhà thiết kế trẻ phải trả nhiều tiền hơn khi đặt hàng mua nguyên vật liệu với số lượng nhỏ. Bởi lẽ sản phẩm họ tạo ra khá ít để chào bán tại các tuần lễ thời trang. Nona Source là giải pháp hiệu quả cho phép họ tiếp cận các loại vải chất lượng cao với giá cả phải chăng. Kỹ sư của Nona Source – Marie Falguera – cho biết: “Chúng tôi muốn bắt đầu từ quy mô nhỏ. Các trang sản phẩm trên nền tảng Nona Source cung cấp tất cả các loại thông tin: xuất xứ (không phải tên của nhà cung cấp), chiều rộng, trọng lượng và thành phần của vải. Khách hàng có thể tìm kiếm theo giá cả hoặc số lượng với giá thấp hơn 60-70% so với giá trị ban đầu.
Video đang HOT
Thay đổi bộ mặt thời trang
Được xem như sự cải tiến quan trọng đến từ doanh nghiệp lớn nhất của ngành công nghiệp xa xỉ nhưng Nona Source không phải là cái tên mới trong lĩnh vực này. Queen of Raw từ lâu đã trở thành thị trường quen thuộc cho phép người dùng liệt kê, mua bán các nguyên liệu tồn kho dù nó không sở hữu riêng vật liệu tồn như Nona Source. Thế nhưng, Stephanie Benedetto, đồng sáng lập và CEO của Queen of Raw, người từng lọt vào vòng chung kết cho giải thưởng sáng tạo LVMH năm 2020, không coi Nona Source là đối thủ cạnh tranh bởi lượng nguyên liệu tồn chiếm 15% sản lượng dệt may của các thương hiệu, nhà bán lẻ và nhà máy dẫn đến khoản lỗ hằng năm lên đến con số đáng lo ngại: 152 tỷ USD.
Nona Source đóng vai trò cầu nối giữa các nhà thiết kế trẻ với nguồn nguyên liệu thừa chất lượng cao
Thông thường, các thương hiệu lo ngại sự tồn tại của lượng vải tồn sẽ phản ánh sự quản lý yếu kém hoặc là một chiến lược kinh doanh của thương hiệu. Tuy nhiên, Benedetto cho rằng tư duy này đã cản trở sự tiến bộ và thay đổi của vấn đề. Cô chia sẻ: “Việc LVMH đứng ra công khai những gì họ đang làm và những việc phía sau là điều vô cùng quý giá. Thương hiệu nào cũng có rác thải. Nó vốn nằm trong hệ thống sản xuất thời trang, ít nhất là trong quá khứ. Thế nhưng bây giờ chúng ta đang ở một thời điểm có thể cải thiện vấn đề lãng phí, tiết kiệm tiền và có một câu chuyện bền vững để kể: Cũ người mới ta”.
Điều này đồng nghĩa nguyên vật liệu, cụ thể là vải vóc sẽ được sử dụng hiệu quả hơn; các thương hiệu nhỏ, các nhà thiết kế trẻ sẽ tiết kiệm được chi phí mà vẫn có những thành phẩm đẹp tung ra thị trường. Tính bền vững của sản phẩm cũng được đảm bảo hơn.
Trong tương lai, Nona Source không chỉ cung cấp các loại vải hay da thừa mà còn hướng đến các loại phụ liệu may mặc như khóa kéo, nút, chỉ…
Trong tương lai, Nona Source không chỉ cung cấp các loại vải hay da thừa mà còn hướng đến các loại phụ liệu may mặc như khóa kéo, nút, chỉ… Trang web với những bức ảnh chụp cận cảnh các loại vải có độ phân giải cao được thiết kế để khuyến khích mọi người mua trực tuyến, không chỉ vì đại dịch Covid-19 mà còn vì vải mẫu không có sẵn. Tuy nhiên, một showroom tại La Caserne ở Paris dự kiến sẽ được ra mắt một ngày không xa.
Ngay cả các stylist cá nhân cũng hoạt động theo xu hướng bền vững
Louis Vuitton - từ cửa hàng gói đồ thuê thành thương hiệu xa xỉ nhất thế giới
Năm 1854, Louis Vuitton mở cửa hàng đầu tiên ở số 4 Rue Neuve des Capucines, tấm biển treo ngoài cửa hàng ghi: "Chuyên đóng gói an toàn các mặt hàng mỏng manh dễ vỡ và quần áo.
"Luôn vui tươi" là cách gọi rất dễ thương mà giới trẻ Việt Nam dành riêng cho thương hiệu Louis Vuitton. Ngay cả những ai không quen thuộc với các mặt hàng xa xỉ cũng chắc chắn từng nghe về Louis Vuitton. Louis Vuitton được đánh giá là có giá trị thương hiệu cao nhất trong lĩnh vực thời trang cao cấp thế giới. Đi kèm với danh tiếng này, Louis Vuitton cũng là thương hiệu xa xỉ bị làm nhái nhiều nhất.
Túi Speedy.
Một trong những chiếc túi nổi tiếng nhất của Louis Vuitton là Speedy bag được thiết kế vào những năm 1930. Nó là chiếc túi yêu thích nhất của Audrey Hepburn. Ngay cả trong những bức ảnh đen trắng, thì chiếc túi có logo monogram (chữ lồng) vẫn nổi bật không kém gì vẻ đẹp của nữ minh tinh. Mặc dù đã ra đời cách đây 90 năm nhưng nó không hề bị lỗi thời. Đó cũng có thể gọi là định nghĩa chung của hàng thời trang cao cấp ngoài mức giá.
Thương hiệu Louis Vuitton tiền thân là một xưởng sản xuất rương du lịch. Louis Vuitton sinh ra tại một ngôi làng miền núi nước Pháp, con trai của một thợ mộc và trải qua thời ấu thơ với ước mơ sau này cũng sẽ nối nghiệp cha. Thế nhưng vào năm 14 tuổi, ông lại bị Paris hoa lệ mê hoặc để rồi quyết tâm rời quê hương nhỏ bé đến thủ đô lập nghiệp và quyết định đó đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời ông.
Năm 1835, giao thông công cộng chưa phát triển và cũng không có tiền, Louis Vuitton đã đến được Paris sau gần... hai năm đi bộ hơn 400 km, vừa đi vừa học hỏi, vừa làm đủ việc lặt vặt để kiếm sống. Công việc chính thức đầu tiên của ông ở Paris là đóng gói hành lý du lịch cho những người giàu có. Louis Vuitton lúc đó rất được lòng khách hàng nhờ vào khả năng gấp quần áo cực phẳng, có thể đặt gọn gàng quần áo vào rương mà không làm nhăn một chút nào.
Tài năng của Louis Vuitton nhanh chóng đến tai Hoàng hậu Eugénie (vị Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Pháp, vợ của Hoàng đế Napoleon III) và bà đã chọn Louis Vuitton làm chuyên viên sắp xếp hành lý cho Hoàng gia. Hoàng hậu Pháp rất quan tâm đến thời trang và các buổi yến tiệc. Trang phục ưa thích của bà là những bộ váy xếp nếp cầu kỳ với viền váy phủ rộng kết hợp cùng một chiếc mũ đính lông đà điểu. Dĩ nhiên, việc đóng gói hành lý cho Hoàng hậu không phải là chuyện bình thường. Louis Vuitton làm việc cho Hoàng gia đến ngoài 30 tuổi, thì lúc này Hoàng hậu Eugénie đã đánh giá rất cao tài năng và tiềm năng của ông, nên đã quyết định tài trợ cho Louis Vuitton mở một cửa hàng.
Năm 1854, Louis Vuitton mở cửa hàng đóng gói hành lý đầu tiên mang tên mình ở số 4 Rue Neuve des Capucines. Tấm biển được treo ngoài cửa hàng ghi rằng: "Chuyên đóng gói an toàn các mặt hàng mỏng manh dễ vỡ và quần áo, đây chính là thời kỳ đầu của thương hiệu xa xỉ Louis Vuitton.
Vào thời điểm đó, giao thông đã phát triển ít nhiều, vậy là giới thượng lưu bắt đầu rộ lên trào lưu đi du lịch. Qua công việc đóng gói đồ đạc đã làm, ông nhận thấy sự bất tiện của loại rương hiện hành thời đó với phần nắp hình vòng cung nên đã cải tiến thành nắp phẳng, cực kỳ thuận tiện cho việc sắp xếp và di chuyển hành lý. Và đây cũng là chiếc vali đầu tiên trên thế giới.
Hơn nữa, một chiếc rương để mang theo khi đi du lịch đòi hỏi phải thật nhẹ và không thấm nước, khiến cho chất liệu gỗ như thời bấy giờ đang sử dụng trở nên không còn phù hợp. Da cừu hay da heo khi bị ướt thì lại rất mùi và ẩm mốc. Louis Vuitton bỗng nghĩ đến chất liệu canvas mà các họa sĩ thường dùng để vẽ tranh. Thành quả đầu tiên của Louis Vuitton là Gray Trianon Canvas, xuất hiện vào năm 1858, cái tên Trianon được lấy từ tên biệt cung của Hoàng hậu Eugénie trong Cung điện Versailles.
Cửa hàng rương hành lý của Louis Vuitton dần trở thành một địa chỉ tin cậy của tầng lớp giàu có. Vào năm 1859, Louis Vuitton giao lại cửa hàng cho con trai ông là Georges Vuitton. Điều khiến việc kinh doanh của gia đình Vuitton đau đầu nhất là mặt hàng chất lượng của mình bị làm nhái. Năm 1872, Georges Vuitton cho ra mắt họa tiết kẻ sọc với mục đích ngăn chặn hàng giả, thế nhưng những kẻ đạo nhái vẫn cứ bám theo. Dốc hết tâm sức, ông phát triển được mẫu vải canvas họa tiết phức tạp có tên Damier vào năm 1888, để dễ dàng phân biệt với hàng nhái rẻ tiền. Damier có nghĩa là ô bàn cờ trong tiếng Pháp.
Hai mẫu họa tiết Damier.
Đến bây giờ, Damier vẫn là một trong những mẫu thiết kế đặc trưng của thương hiệu Louis Vuitton, tuy được tạo ra để chống hàng giả, nhưng cũng bất lực. Thời bấy giờ, do ảnh hưởng văn hóa xa xỉ của giới quý tộc, Louis Vuitton thì quá đắt đỏ nên nhiều người chấp nhận mua hàng nhái rẻ tiền để "được như tầng lớp thượng lưu". Georges Vuitton cũng chính là người đã vẽ nên logo monogram hai chữ cái L và V viết tắt tên của cha mình là Louis Vuitton, kết hợp hài hòa với hai biểu tượng bông hoa và ngôi sao 4 cánh. Thiết kế này là một mẫu logo tuyệt đẹp của Louis Vuitton.
Georges Vuitton còn sáng tạo ra rất nhiều kiểu rương du lịch mang những ý tưởng đột phá, chẳng hạn như rương có giường gấp gọn bên trong, rương đựng được máy đánh chữ, rương thưởng trà và rương đựng sách... Ông sáng tạo theo nhu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác rất hài lòng. Thương hiệu Louis Vuitton còn nổi tiếng về độ bền, khi Georges Vuitton dám mang chiếc rương đi xuyên sa mạc để kiểm tra độ bền thực tế của nó.
Khi vị trí của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng lên, thì mọi nhu cầu liên quan đến phái đẹp dần được quan tâm hơn. Kỷ nguyên của túi xách được mở ra. Georges Vuitton nhanh chóng phát triển một loại vải canvas mới có tính chất mềm hơn để chinh phục dòng sản phẩm túi xách bằng chính loại vải chống thấm nước này. Túi Noé ra mắt vào năm 1932 chính là chiếc túi vải mềm đầu tiên của Louis Vuitton. Noé Bag ra đời dựa trên yêu cầu của một nhà sản xuất rượu sâm panh rằng họ cần một chiếc túi chắc chắn và có thể đựng được 5 chai sâm panh.
Người sáng lập thương hiệu Louis Vuitton tạo ra chiếc rương nắp phẳng đầu tiên trên thế giới, Georges Vuitton thì khai sinh ra họa tiết Damier và chữ lồng đặc trưng của Louis Vuitton vẫn còn lưu hành cho đến ngày nay. Tiếp nối thế hệ thứ nhất và thứ hai, cháu trai của Louis Vuitton là Gaston Louis Vuitton cũng phát triển sản phẩm vải canvas mềm. Sáng tạo của gia đình Louis Vuitton tiếp tục phát triển qua bốn thế hệ, cho đến đời Claude Louis Vuitton, con trai của Gaston Louis Vuitton. Claude Vuitton đã phát triển một loại vải canvas còn mềm hơn loại vải của cha mình. Năm 1959, chiếc túi vải mềm mại như bông được ra mắt.
Vali tủ của Louis Vuitton năm 1875.
Thương hiệu Louis Vuitton không phải lúc nào sải bước trên hoa hồng. Khi trở nên quá nổi tiếng, vô hình trung cái tên Louis Vuitton đối với đa số lại trở thành một cái tên cũ. Trong bối cảnh việc kinh doanh của dòng tộc bị khủng hoảng, Louis Vuitton được tái sinh thành LVMH sau khi hợp nhất với Tập đoàn chuyên về rượu vang nổi tiếng Moet Hennessy do Bernardo Arno lãnh đạo. LVMH là cách viết tắt của Louis Vuitton, Mot & Chandon và Hennessy. LVMH thành lập vào năm 1987, 10 năm sau thì Louis Vuitton chiêu mộ được Marc Jacobs về làm giám đốc nghệ thuật. Kể từ khi Marc Jacobs gia nhập Louis Vuitton, ông đã mang lại sức sống mới và thổi hơi thở của tuổi trẻ vào Louis Vuitton đồng thời vẫn duy trì được bản sắc của thương hiệu, giúp LV nhanh chóng bức tốc trở thành một trong những thương hiệu thời trang xa xỉ đẳng cấp nhất thế giới như hiện nay.
Thương hiệu Louis Vuitton luôn không ngừng phát minh, sáng tạo ra những cái mới và nỗ lực nghiêm túc với gia nghiệp, và chỉ khi bước vào LVMH thì thương hiệu này mới bùng nổ thành một danh hiệu xa xỉ đẳng cấp thế giới. Nghĩ lại, nếu không có sự kiên trì của vị "cha đẻ" cần mẫn đi bộ từ một ngôi làng nhỏ đến tận Paris vì muốn nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn, sẽ không có một Louis Vuitton tầm cỡ như bây giờ.
Thu về 2 triệu USD nhờ bán áo bitcoin Những chiếc áo phông thể hiện thông điệp của người nổi tiếng, mang ý châm biếm ngày càng được gen Z đón nhận. Đại dịch bùng nổ tạo điều kiện cho các thương hiệu "ăn theo" trào lưu được chú ý. Pizzaslime nằm trong số đó với lượt theo dõi đạt hơn một triệu, theo SCMP. Thương hiệu này thu hút bởi chuyên...