Khi nữ sinh “bỗng dưng” thành… gái gọi
Theo phản ánh của các sinh viên và người dân sống dọc đường Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt (Phường 14, Quận 10, TP HCM), đoạn khu vực xung quanh trường Đại học Bách Khoa TP HCM, nhiều năm nay tại khu vực này đầy rẫy những tệ nạn “bủa vây”.
Bán đĩa kiêm… trấn lột
Ngày ngày, từ hơn 17h30, người đi đường khi chạy qua đoạn đường Tô Hiến Thành lại thấy những ánh sáng chói mắt phản chiếu từ đĩa VCD thay cho lời chào mời mua đĩa phim sex. Từ ngã tư Tô Hiến Thành – Thành Thái đến ngã tư Tô Hiến Thành – Lý Thường Kiệt có đến vài chục “cửa hàng” bán đĩa, khoảng hơn 10 mét lại có một “cửa hàng”. Hơn 3 ngày theo dõi, chúng tôi phát hiện ra sự thật đây là một hình thức trấn lột mới. Hầu hết khách hàng đều “dính bẫy” lừa trấn lột của những chủ “cửa hàng” này.
Cảnh tượng đối tượng bán đĩa dạo đeo bám người đi đường
Vờ là sinh viên của trường ĐH Bách Khoa, khi vừa ra khỏi cổng ngay lập tức chúng tôi bị chèo kéo. Một người trung niên liền chạy lại chào hàng rôm rả: “Mua đi em. 50 ngàn một đĩa “. Tôi trả giá 20 ngàn đồng, kì kèo thêm bớt một lúc thì người bán đồng ý và chạy đến đống xà bần gần đó để lấy “hàng”. Trở ra, người bán dúi vội vào tay tôi một lốc 6 đĩa và đòi thêm 70 ngàn đồng. Không đồng ý, tôi nói chỉ mua một đĩa, ngay lập tức một người đàn ông trong nhóm bán đĩa giật lấy lốc đĩa và quát lớn: “Không đưa thêm tiền thì xéo ngay”. “Mày mua mà trả lại hả, hoặc biến hoặc đưa thêm tiền”, một người đàn ông khác tiếp tục quát.
Trường hợp của tôi không ngoại lệ khi hầu hết những ai cố ý tìm đến mua hay vô tình dừng xe bên lề cũng đều bị những người bán đĩa “tấn công” nhằm trấn lột tiền trắng trợn. Lê Thanh Công, sinh viên khoa Công nghệ vật liệu dừng xe lại đợi bạn gần cổng trường thì cũng bị một nhóm người hùng hổ đến bắt ép phải mua. Để mọi chuyện êm xuôi, Công đành “cúng cô hồn” 20 ngàn đồng. Anh Đặng Hùng, công nhân xây dựng trên đường đi làm về thấy và tò mò dừng xe mua cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Không ít trường hợp bị mắc bẫy người bán như đồng ý mua với giá 20 – 30 ngàn đồng/ đĩa nhưng khi đưa tờ tiền với mệnh giá lớn thì không được thối tiền lại. Có người bán “tử tế”, thay vì thối tiền lại cho khách thì họ ép người mua lấy thêm đĩa vì lý do hết sức vớ vẩn là “không có tiền thối”. Nạn nhân phản ứng thì lại bị hăm dọa với lời lẽ thô tục.
Video đang HOT
“Tụi nó bán ở đây mấy năm rồi chứ không phải là mới, ngày này qua ngày khác vẫn nhan nhản”, ông Quốc (hành nghề xe ôm cạnh cổng trường) nói. Được biết, trụ sở công an P.14, Q.10 chỉ cách khu vực này chưa đầy 150 mét nhưng nạn “trấn lột” này lại thường xuyên diễn ra. Người dân cũng đã nhiều lần phản ánh với cơ quan chức năng địa phương nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Chúng tôi cũng đi tuần tra thường xuyên, họ bán đĩa trắng mà có phải đĩa sex đâu, giờ bắt chúng thì làm được gì chứ?”.
Đem bức xúc này đến gặp công an phường, kết quả cũng chẳng khá hơn: “Bây giờ tụi tôi ra là tụi nó mất dạng ngay, không thể làm gì được cả”. Quả thật, chúng tôi đã được chứng kiến hình ảnh công an P.14 cử lực lượng dân quân lên xe đi “khảo sát” khi 5 người bán đĩa đang vẫy tay người đi đường và đón đầu sinh viên tan học. Thế nhưng khi nghe tiếng còi xe, như một phản xạ, cả 5 người đá ngay thanh gỗ (là cái giá để treo đĩa – PV) và co giò bỏ chạy.
Méo mặt vì phiền toái
Vừa thoát khỏi “đoạn đường bán phim kiêm trấn lột” thì sinh viên lại tiếp tục bị tra tấn bởi một tệ nạn khác khi ra khỏi cổng chính của trường mặt đường Lý Thường Kiệt. Không chỉ sinh viên mà ngay cả người dân khu vực này đã quá quen thuộc với hình ảnh “vẫy tay” chào đón khách của nhiều gái mại dâm tại đây. Ngày nào cũng vậy, khi trời chạng vạng tối, trên đoạn đường này, cứ chưa đầy 5 mét lại có một gái mại dâm ăn mặc lòe loẹt, hở hang đứng dựa cây, nhìn chằm chằm vào những ánh đèn xe để tìm mối “làm ăn”. Bà Mùi, bán thuốc lá gần đó cho biết: “Mỗi ngày chúng nó “làm” từ 5h30′ đến 2,3h sáng, bất kể trời mưa”.
Bạn Trương Công Vũ, sinh viên ngành Khoa học vật liệu nói: “Hôm bữa xe của em bị thủng săm đang dẫn bộ, bỗng có lời mời “Đi không anh, đi “dù” một trăm, đi “tiếng” trăm rưỡi, em bao phòng” trong khi người phụ nữ ấy chắc hơn cả tuổi mẹ mình chứ không ít. Mình lật đật từ chối và dắt đi nhanh hơn, nhưng chưa kịp hoàn hồn thì lại tiếp tục nghe một lời mời từ một phụ nữ khác”. Công Vũ cũng thú thật “mỗi lần đi xe ngang qua đoạn có mấy người đó mình sợ run cả người”.
Còn bạn Đức Mạnh, sinh viên khoa Xây dựng nhớ lại: “Có hôm trời mưa, học xong gần 8h, ra đón chuyến xe buýt chuyến cuối, đang chăm chú nhìn xe thì có đến bốn phụ nữ hành nghề này cũng đang “trú mưa” trong trạm mời mọc “rủ đi”. Mình chỉ biết im lặng rồi chờ xe buýt đến vội vọt lẹ”.
“Tụi mình là SV nên khi gặp mấy người hành nghề này sợ lắm, nhất là khi họ mời mọc chèo kéo”, bạn Nhật Tân, sinh viên khoa Cơ khí nói.
Bạn Hà Thanh thì gặp sự cố khác, khi đang đứng đợi bố đến đón, có hai phụ nữ, người đầy xăm, vừa rít thuốc vừa hùng hổ đến gặng hỏi dằn mặt: “Mày ở đâu mà giành đất làm ăn của tụi tao”. Thanh vội vàng thanh minh nhưng cũng phải “ăn” một cái tát. Khi bố đến lại gặp ngay sự cố tiếp theo khi những phụ nữ kia phán nhằm vào bố Thanh: “Trâu già mà gặm cỏ non, già rồi thì ăn cỏ già như tụi này nè”.
Tệ nạn mại dâm không chỉ là cạm bẫy đối với sinh viên nam mà còn gây không ít phiền toái cho các bạn sinh viên nữ. Bạn Diễm Châu, nữ sinh viên khoa Môi trường kể: “Lần tan học, đang đi bộ về nhà, có người thanh niên dừng xe lại và hỏi “đi nghen em”, thì ra họ cứ nghĩ mình cũng như những phụ nữ kia”.
Nhưng có lẽ điều bức xúc hơn cả của sinh viên và người dân nơi đây không phải vì chèo kéo, mời mọc SV những khi tan ca tối, mà đó là nhiều phụ nữ công khai “làm việc” ngay tại đường. Bác Lê, chạy xe ôm ở đây cho biết: “Lợi dụng khu vực gần trường là những cửa hàng chỉ làm việc ban ngày, buổi tối đóng cửa sớm, nhiều phụ nữ dẫn khách đến những nơi đó và “làm việc” luôn, không cần biết là có nhiều người ở gần đó qua lại. Có lúc tôi dựng xe gần đấy, cũng phải chạy đi ngay chứ thật sự ngượng ngùng không chịu nổi”.
Còn bạn Thúy Quỳnh thì nhớ lại: “Có lần khoảng 8h tối đang lững thững đi bộ về, bỗng thấy phía trước có một phụ nữ và một thanh niên đang đứng ở phía trong góc trước một cửa hàng đã đóng cửa im ỉm và “làm gì đó”, đến gần thì mới vỡ lẽ. Đi tiếp đoạn nữa thì chứng kiến bao cao su vất bừa bãi ra đường, có cả giấy đốt “xả xui” của gái mại dâm khi chưa có khách”.
Thúy Quỳnh nêu ý kiến: “Không thể chấp nhận những hình ảnh xấu này ngang nhiên tồn tại xung quanh một trường ĐH uy tín và tầm cỡ. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng có các biện pháp can thiệp để trả lại môi trường trong sạch cho sinh viên”.
Theo Nguoiduatin
Sắp thi vẫn chưa hết phân vân
Đó là tâm sự của rất nhiều sĩ tử khi đứng trước kì thi quan trọng sắp tới - kì thi đại học. Hầu hết đều đang rất phân vân không biết nên lựa chọn trường nào trong số các trường đã đăng kí.
Nguyễn Thanh Hải (THPT Trần Đăng Ninh, Hà Nội) nói: "Mình đăng kí 2 trường là Đại học Thương Mại và Đại học Bách Khoa nhưng giờ mình chẳng biết nên thi trường nào nữa. Mình thích Thương mại nhưng trường nếu không đỗ khoa đăng kí thì coi như trượt luôn, còn Bách khoa thì được chuyển xuống khoa dưới thấp điểm hơn vẫn còn chỉ tiêu. Như vậy, cơ hội đỗ Bách khoa của mình sẽ cao hơn. Giữa 2 sự lựa chọn: 1 là chuyên ngành thích, 2 là khả năng đỗ cao, mình không biết nên chọn trường nào nữa".
Tương tự như Thanh Hải, rất nhiều sĩ tử cũng rơi vào tình cảnh khó xử như vậy. Đa số đều phân vân giữa trường mình yêu thích và khả năng thực tại. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như kém tự tin, ảnh hưởng của điểm thi thử đại học, điểm thi tốt nghiệp, gia đình, bè bạn...
M.Phương (THPT Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Mình học khá đều các môn, cũng tầm hơn 8 phẩy. Mình muốn thi vào đại học Kinh tế quốc dân nhưng mình sợ với cao quá nhỡ không đỗ thì không biết làm thế nào. Lại sợ làm bố mẹ thất vọng nên dù không muốn chắc mình cũng phải chọn trường thấp điểm hơn thôi".
Bên cạnh việc phân vân giữa trường yêu thích và khả năng thực tại thì còn một lý do khác không kém quan trọng khiến các sĩ tử đau đầu không biết xử trí ra sao. Đó là sự mâu thuẫn giữa quyết định của bản thân và sự định hướng của cha mẹ. Bạn có thể muốn học chuyên ngành này, trường này, nhưng bố mẹ lại mong muốn khác. Bạn đã cố thuyết phục nhưng cho tới thời điểm này, dường như cha mẹ bạn vẫn không hề có ý định thay đổi quyết định.
"Cho dù mình có đỗ đại học thì chắc mình cũng không vui nổi. Phải học một chuyên ngành mình không hề thích thì làm sao mà học tốt được chứ. Mình đã rất cố gắng thuyết phục bố mẹ nhưng vẫn không được. Mình đang rất phân vân không biết có nên đánh liều cứ đi thi trường mình thích hay không. Nhưng như thế mình sẽ làm bố mẹ buồn và thất vọng mất" - Thu Hằng (THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội) buồn rầu chia sẻ.
Tỷ lệ chọi và điểm chuẩn các năm cũng là một trong những nguyên do khiến các sĩ tử băn khoăn. Tuy nhiên, như đã nói, tỷ lệ chọi chỉ mang tính chất tham khảo, không nên quá phụ thuộc vào nó. Thêm vào đó, điểm chuẩn các năm của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đề thi, số lượng và chất lượng thí sinh đăng kí. Do đó, cả 2 yếu tố trên đều không thực sự chính xác. Cũng không nên phụ thuộc vào nó quá nhiều trong việc chọn ngành, chọn trường.
Như Minh Huy (THPT Trần Hưng Đạo, Hà Nội) ban đầu có vẻ rất lo lắng khi đọc trên mạng thấy tỷ lệ chọi của trường mình thi rất cao. Tuy nhiên, sau khi được nghe cha mẹ và các thầy cô tư vấn, Huy cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Huy quyết định vẫn sẽ thi trường mình yêu thích dù phía trước có bao nhiêu đối thử đi chăng nữa.
Việc các sĩ tử phân vân lựa chọn trường nào vào thời điểm này là hoàn toàn hợp lý. Cân nhắc thật kĩ và quyết định chính xác sẽ giúp bạn xác định được con đường đi đúng đắn.
Theo BĐVN
"Tài xế" taxi giở trò trấn lột Ngày 7-6-2011, cơ quan CA quận Hoàng Mai cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Minh Tiến, SN 1965, trú tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội về hành vi cướp tài sản. Đối tượng Lê Minh Tiến Trước đó, đội Cảnh sát điều tra hình sự CA quận Hoàng Mai nhận được đơn...