Khi những đại ca nhí rũ bỏ “gươm đao”
Những đứa trẻ phạm tội đang được giáo dưỡng ở trung tâm giáo dưỡng số I Hà Nội (Thanh Trì, Hà Nội) , tuy mỗi đứa có một hoàn cảnh, cách phạm tội khác, nhưng tất cả chúng trước khi vào đây đều có hoàn cảnh gia đình không hề yên ấm, không được yêu thương như bao đứa trẻ bình thường khác.
Tôi không thể ngờ rằng bé trai có khuôn mặt trắng trẻo, bầu bĩnh Đặng Minh H., 14 tuổi, hộ khẩu gốc ở quận Ba Đình – Hà Nội kia lại là tên tội phạm nhí nguy hiểm và liều lĩnh trong băng nhóm “Phi đội bay” chuyện cướp dật ở cầu Long Biên cách đây vài năm.
Học viên tại Trung tâm
H. sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, so với bạn bè cùng trang lứa thì cậu được bố mẹ chăm ẵm chiều chuộng, cuộc sống vương giả và xa hoa của gia đình cậu là niềm mơ ước của bao nhiêu người. Nhưng những ngày còn bé thơ ấy, H. đâu biết được rằng đằng sau những đồng tiền xanh đỏ kia chính là “tiền bẩn”, mang đầy tội ác mà bố mẹ nó đã đem về đắp lên người cậu.
Mãi đến khi bố mẹ cậu bị bắt, cậu và hai đứa em trở thành bơ vơ, đói ăn, mặc rét và khát thèm vòng tay của bố mẹ, khát thèm mái ấm gia đình H. mới ngỡ ngàng kịp hiểu chuyện gì xảy ra với anh em H. Ba anh em nhà H. “bay” được người bác ruột đưa về cưu mang. Nhưng khổ nỗi, cậu đã lớn, đã nhận thức đủ điều thiệt hơn ở đời. Tai tiếng xấu xa do bố mẹ em để lại quá lớn, mọi người nhìn em thiếu thiện cảm, ngay cả đám bạn trước kia bá vai bá cổ với những lời có cách là “huynh đệ” để moi tiền của cậu thì giờ lại tẩy chay, xa lánh và khinh bỉ em. Có kẻ còn ra vẻ khiêu khích: “ối giời! Con nhà buôn ma tuý. Đồ bỏ đi”.
Những tai tiếng ở đời đẩy em vào mặc cảm nặng nề, H. lầm lì, cứ ứa nước mắt mà không không nói nên lời, ai đụng đến là em đánh trả rất lạnh lùng, làm cho cả lớp cả trường ai cũng sợ. Hết buổi học, em lại đi lang thang cho đỡ “chán đời”. Ở tuổi đó em đã biết “chán đời” thì thật đáng sợ. Vậy là H. lao vào con đường ăn chơi lập hội nhóm đánh nhau, cướp giật, chích hút… Con đường tội lỗi như ma lực, khiến em quên sầu, em bỏ học cũng là lúc xóm em kêu ca mất đồ rất nhiều. Có ngày, H. “chôm” 3- 4 cái xe đạp đem đi cầm đồ để chơi lô đề. Rồi em trở thành “đại ca” của nhóm “Phi đội bay” thực hiện nhiều vụ cướp giật.
Dạo đó H. và đồng bọn chuyên thực hiện các phi vụ khu vực cầu Long Biên. Có vụ còn đánh người gây thương tích bằng kiếm, ống típ. Ai đi đêm qua cầu một mình, cứ nghe tiếng bô xe nổ xé trời là lại sợ đến co người. Cho đến một vụ, Hùng “bay” ngồi sau xe cướp ĐTDĐ, bị truy đuổi liền cuống cuồng quăng tài sản vừa cướp được xuống Sông Hồng. Sau vụ đó, Hùng “bay”, một tay chạy xe khét tiếng là “bay” bị bắt, nhóm “phi đội bay” bị phá, kết thúc những ngày làm dân anh chị của cậu bé mới hơn 10 tuổi đầu.
Kể từ ngày vào Trung tâm Hùng được học chữ, học văn hoá và các thầy cũng dạy cho nghề may. Thầy giáo, trung tá Nguyễn Văn Biên, Hiệu phó nhà trường kể: “Cháu Hùng đã ngoan lên nhiều lắm, em thông minh và học may rất khéo, được làm lớp trưởng hướng dẫn và đầu tàu cho các tội phạm vị thành niên mới được công an thành phố đưa vào. Tương lai ra trường là em sẽ có nghề may kiếm ăn lương thiện. Nhà trường sẽ tạo điều kiện hoàn tất hồ sơ giới thiệu cho em được đi làm.
Hồi mới vào Hùng bướng lắm, chống trả cán bộ của trường, đánh các em khác, còn chích ma tuý trắng trợn. Chúng tôi đã phải dùng các biện pháp nghiệp vụ của ngành để quản thúc các cháu. Tuy nhiên, phải bằng sự quan tâm, tình thương mới cảm hoá, cai nghiện được cho các cháu. Vì bản thân Hùng cũng như hơn trăm học viên, tuổi thơ đã bị đời đánh cắp mất rồi.”
Thầy Biên cho biết: “Ngày trước nhắc tới bố mẹ, Hùng ứa nước mắt ra có vẻ căm thù. Nhưng giờ em đã hiểu hơn về mọi chuyện. Em còn viết thư vào trại cho bố mẹ, báo cho tin vui và động viên cải tạo tốt mong ngày đoàn tụ gia đình, âu cũng là niềm đáng mừng.”
Video đang HOT
Một giờ học tại trường giáo dưỡng số 1 Hà Nội
Cháu Nguyễn Văn Thắng, 13 tuổi, vóc người bé nhỏ và gầy teo tóp, có vẻ hơi nhút nhát so với bạn bè cùng trường. Kể cũng tội, so với bạn bè Thắng lại có chính quãng đời tuổi thơ đầy bi kịch, gia đình chính là nguồn cơn tội lỗi của Thắng. Khi vừa lên ba tuổi, người bố của Thắng phải đi tù vì tội phạm buôn ma tuý.
Gia đình Thắng có hộ khẩu ở Long Biên (Hà Nội), bố làm xe ôm một nắng hai sương mà không đủ ăn. Còn mẹ Thắng, người đàn bà ngoa ngoắt và son phấn, suốt ngày chỉ lô đề, cờ bạc. Bố Thắng kiếm được bao nhiêu đều bị vợ lột sạch và nướng vào các cuộc chơi cho đến khi tàn canh tay trắng. Về nhà lại đè bố con Thắng ra mà tru tréo. Mấy lần chở con nghiện đi mua thuốc, bố Thắng thấy cơ hội làm ăn đã tới, liền bắt mối đưa hàng về Long Biên. Thế là bố Thắng cũng nghiện theo cơn lốc phê “hàng trắng” rất thịnh hành, càng “phê”, càng kiếm ra nhiều tiền, bố Thắng lún sâu vào tội ác.
Cho đến khi bị bắt quả tang, đi tù, ông mới nhận ra sự sụp đổ của một gia đình. Lúc bố Thắng đi chỉ nhắn lại ông bà nội rằng cố nuôi Thắng thành người, tránh xa con đường tội lỗi của bố đã đi. Lúc đó Thắng mới 3 tuổi, có biết tai họa ập đến gia đình mình đâu. Chỉ biết những ngày dài thiếu vắng mặt bố, Thắng khóc đòi khàn cả tiếng. Nhưng rồi bi kịch gia đình chưa dừng ở đây, người mẹ của Thắng lúc này mới bộc lộ hẳn là người đàn bà hư hỏng quá quắt.
Vắng chồng, bà bồ bịch và hẹn hò để lấy tiền ăn chơi cho thoả đời, bỏ Thắng với ông ba nội. Rồi ngày kia, Thắng đợi mãi, khóc đến cạn nước mắt mà mẹ cậu vẫn không về. Về sau có người báo bà đã trốn sang Trung Quốc, vượt biên cùng một gã đàn ông mong tìm kiếm hạnh phúc trái đạo lý luân thường nơi miền đất bên kia biên giới.
Thắng được ông bà nội nuôi cho ăn học, nhưng càng lớn, Thắng càng sa chân vào cảnh chán sống, căm thù người mẹ đoạn tình đoạn nghĩa. Rồi Thắng bị nhà trường đuổi học vì phát hiện em chơi ma tuý. Từ đó Thắng đi lang thang dặt dẹo, hết trộm cắp lại cướp giật, vận chuyển ma tuý thuê, Thắng trở thành con nghiện thâm niên, 6 năm sống bụi là 6 năm “phê” thuốc đến lồi mắt. Ở các tụ điểm nhạy cảm như Thanh Nhàn – nơi bố Thắng từng đi qua, hay chợ Long Biên, gầm cầu, người ta thấy Thắng tả tơi không ra người. Người ta xua đuổi em như đuổi ma, còn Thắng kiếm được thuốc để “phê”, có cái để ăn, chỗ để ngủ là sung sướng lắm cho đời trẻ “lạc” ngoài vòng pháp luật.
Bây giờ vào trường, Thắng học và vui cùng bạn bè, em bảo, mỗi khi ngồi nghĩ lại cái thời tội lỗi đầy mình ấy mà phát khiếp. Tôi cũng tin rằng, em sẽ xoá được mặc cảm trở về con đường hoàn lương trong nay mai. Thắng còn bảo, khi thấy ai đó tụt quần ra chích là Thắng lại lên cơn sốt vì sợ và ám ảnh cái thời còn gà gật ở đầu đường xó chợ và cướp giật, cái thằng nhí nghiện lồi mắt năm nào, cứ ngồi đâu ngủ đấy, tựa đâu là quờ tay “nặn mụn” trên cơ thể do di chứng của thuốc thì giờ đây đã khác, da dẻ cậu trở lại hồng hào, tăng cân dần dần. Và điều đặc biệt, nụ cười hồn nhiên đã trở lại trên khoé môi em, trong điệu cười, có một chút gì đó hồn nhiên của tuổi thơ, ít ra em đã kịp giũ bỏ được tội lỗi, mưu mô côn đồ ngoài “giang hồ”.
Theo Nguoiduatin
Chị 'bán thân' nuôi em đi du học
"Vì tiền mà em phải đi ôm ấp những người đàn ông hơn cả tuổi bố mình, người ta bỏ đồng tiền ra thì hành hạ, dày vò thân xác em cho bõ. Em thấy đắng cay và tủi nhục vô cùng".
Đó là lời bộc bạch đầy ê chề, đau đớn của một cô gái bán dâm hoàn lương tên Đỗ An M., sinh năm 1973, hiện đang là giáo dục viên đồng đẳng tại quận 4, TP.HCM.
Lăn lóc bán dâm nuôi em đi du học
M. lớn lên trong một gia đình nghèo có tới 7 anh chị em. Năm lên 16 tuổi cô đã phải nghỉ học vì gia cảnh khó khăn.
Đối mặt với gánh nặng kiếm tiền phụ giúp gia đình nhưng bản thân không có học vấn, hoàn cảnh đưa đẩy nên cuộc đời M. bước vào lầm lỡ từ dạo đó.
Các đại biểu đang bàn tán sôi nổi về sự khó khăn trong việc giúp gái mại dâm hoàn lương
Trong buổi chiều đứng trú mưa trên đường Cao Thắng, M. vô tình nhìn thấy mấy cô tiếp viên trẻ đẹp, ăn diện cười nói bước ra từ một nhà hàng.
Trong đầu cô gái trẻ lóe lên ý nghĩ: "Mình còn gì đâu để mất, đời con gái đã lỡ trao cho người yêu. Chi bằng mình xin vào làm ở nhà hàng, chịu khó tiếp khách kiếm ít tiền...".
Nhờ có chút nhan sắc nên kiếm việc ở nhà hàng đối với M. không phải chuyện khó. Trong 5 năm trời, M. lăn lóc từ nhà hàng này qua vũ trường khác, nếm đủ mọi trái đắng cuộc đời.
Cho tới năm 2000, lợi dụng việc đi du lịch ở mấy nươc ASEAN không cần xin visa nhập cảnh, M liên lục chạy xô sang Singgapore đứng đường bắt khách, hết thời hạn lưu trú 2 tuần cô tranh thủ quay về Việt Nam nghỉ dưỡng sức.
Cho tới năm 2003, các em của M. đã lớn, đời sống kinh tế gia đình tạm ổn, một em trai và em gái của đi du học ở bên Nhật thì cô quyết định "rửa tay", "gác kiếm".
Hoàn lương ở tuổi gần 40, M. tham gia vào công tác phòng, chống lây nhiễm HIV của quận 4. Cô cũng tự nguyện làm đồng đẳng viên để giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình.
Hiện nay, trong số đối tượng được M. tiếp cận, tuyên truyền có 5 cô gái tiêm chích ma túy, 7 cô sử dụng thuốc lắc, chơi "hàng đá". M. đã cho họ bơm kim tiêm và bao cao su, khuyên họ dùng riêng để tự bảo vệ mình và tránh lây truyền bệnh cho xã hội.
M. được nhiều chị em bán dâm phản ánh dù đã yêu cầu khách dùng bao cao su để quan hệ tình dục an toàn, nhưng nhiều ông không chịu. Có ông còn nói: "Anh năm nay đã 70, 80 tuổi rồi thì HIV sợ anh chứ anh sợ gì nó, chơi tới bến đi em".
"Đa số các chị em còn trẻ hoạt động mại dâm rất khó bỏ nghề, nhất là những đối tượng vướng vào ma túy, cờ bạc. Những chị lớn tuổi muốn hoàn lương thì cần có số vốn làm ăn nhưng lại không biết vay ai, mà vay thì sao trả lãi nổi. Bản thân những đồng đẳng viên tụi em nhận được lương rất thấp, nhiều bạn bè khuyên em "nhảy dù", nhưng nghĩ đây là công việc hữu ích cho đời nên em vui vẻ chấp nhận. Con đường hoàn lương của tụi em sao mà chông gai thế!" - M. thở dài thườn thượt.
Chỉ khi về già gái bán dâm mới chịu bỏ nghề
Trong buổi hội thảo Giảm tổn thương và phòng chống lây nhiễm HIV, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm diễn ra ngày 27/4 tại TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Chi cục Trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM đã nêu lên rất nhiều bất cập trong việc giúp gái mại dâm bỏ nghề.
"Đa phần những đối tượng gái mãi dâm chịu hoàn lương toàn từ 40 tuổi trở lên. Những đối tượng trẻ dưới 30 tuổi thuyết phục họ bỏ nghề là chuyên...gần như không tưởng. Điều đáng nói là TP.HCM đã có khu công nghiệp Nhị Xuân để giúp gái mại dâm có việc làm mới, tạo điều kiện hoàn lương cho họ. Tuy nhiên, nhiều chị em chỉ coi đây là bến đỗ trú thân trong vòng vài ba tháng rồi lại ngựa quen đường cũ" - ông Thạch cho biết.
Tại TP.HCM, 16% các đối tượng mãi dâm đường phố nhiễm HIV. Các đối tượng bán dâm hoạt động tại 54 tuyến đường, tụ điểm. Trong số đó 29 tụ điểm ở nơi công cộng và 25 tụ điểm hoạt động núp bóng tại một số nơi kinh doanh dịch vụ nhạy cảm.
Số người nghèo chọn nghề mại dâm chiếm 87%, 23% còn lại là tầng lớp có học vấn, địa vị xã hội như ca sĩ, người mẫu, thư ký, bán dâm không phải vì kế sinh nhai mà do quen với lối sống buông thả.
Hiện nay, các hoạt động mại dâm vô cùng đa dạng, phức tạp. Gái bán dâm không đứng đường nhiều như trước mà thuê xe máy chạy di động trên đường tìm khách. Họ cũng chẳng cần má mì hay thông qua môi giới mà tự quảng cáo, lăng xê mình trên mạng, trên các trang web.
Chính những điều này làm cho việc quản lý bài trừ HIV và mại dâm đã khó lại càng thêm khó hơn.
Theo VietNamNet
Vì yêu, teen girl sẵn sàng "hoàn lương" Nhờ yêu, một vài teen chơi bời thuộc dạng "rách giời" bỗng "hoàn lương", ngoan ngoãn hẳn! Đó phải chăng là sự tích cực tuyệt vời của tình yêu? Nghe tin Hoài Thu (sn1990) nộp hồ sơ thi vào hệ tại chức của đại học Hà Nội, bạn bè ai nấy đều ngạc nhiên đến... không tin nổi. Tốt nghiệp cấp 3 với...