Khi “nhũ hoa” gặp rắc rối
Đau nhức nhũ hoa khi cho con bú, nứt cổ gà, ngứa và có vảy nơi đầu núi đôi hoặc có sự chênh lệch quá lớn của hai đầu nhũ hoa là những rắc rối thường gặp
Đau nhức khi cho con bú
Cảm giác đau nhức đầu nhũ hoa khi cho con bú là một cực hình đối với bà đẻ. Theo thống kê có khoảng 9/ 10 phụ nữ gặp phải hiện tượng này khi cho con bú. Kèm theo là hiện tượng núi đôi có dấu hiệu bị đỏ tấy hoặc nứt.
Trong trường hợp này, theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng túi chườm nóng, túi trà hoặc lấy chính dòng sữa thoa lên đầu núm vú để cải thiện tình hình. Nếu đã thử nhiều cách nhưng không cải thiện thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Ngứa và có vảy
Nếu đột nhiên đầu núm vú có cảm giác bị ngứa kèm theo vảy thì có thể bạn đang bị mắc chứng chàm bội nhiễm.
Theo các bác sĩ, hiện tượng này thường xảy ra với bạn gái ở cuối độ tuổi dậy thì, thường xuất hiện ở cả hai bên nhũ hoa. Để điều trị chứng bệnh này, bác sĩ kê cho bạn loại kem bôi chống viêm. Tuy nhiên, phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng các loại kem bôi.
Rất hiếm trường hợp chàm bội nhiễm ở nhũ hoa có thể gây nên ung thư vú. Nhưng nếu bạn thấy chàm bội nhiễm chỉ xuất hiện ở một bên vú, kèm theo các biểu hiện đau hay chảy mủ thì nên đến gặp bác sĩ
Video đang HOT
Không cân bằng
Hầu hết ở các chị em, đầu nhũ hoa sẽ nhô lên khoảng 5 – 10 mm, nhưng cũng không có gì lạ nếu như có người đầu nhũ hoa dài hơn 10 mm, một bên nhô cao hơn hẳn. Đây là hiện tượng rất thường gặp (10%), nhận thấy ngay từ thời điểm dậy thì nên đừng lo lắng.
Nhưng sẽ là bất thường nếu trước đó nhũ hoa không có dấu hiệu mất cân bằng, tự nhiên một bên nhũ hoa bị thụt vào hoặc chênh lệch nhau quá lớn. Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ, bởi rất có thể đó là biểu hiện của ung thư vú.
Nứt cổ gà
Thêm một khó chịu nữa của phụ nữ trong giai đoạn cho con bú. Nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng “nứt cổ gà” là do bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú.
Mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây ra những vết rạn loét quanh đầu ti. Ban đầu bạn có thể chỉ phát hiện ra vết rạn nhỏ, nếu không chữa trị ngay thì núm vú sẽ bị nứt lớn, gây nên cảm giác rất đau đớn và có thể nhiễm trùng.
Dùng Lanolin hay mỡ lông cừu để thoa vào đầu vú sau khi cho con bú là giải pháp tình thế. Cũng có thể dùng loại dược phẩm được chiết xuất từ mỡ lông cừu có tên Lansinoh hay PureLan sẽ đem lại hiệu quả tương tự. Nếu tình hình không mấy tiến triển, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Theo Làm đẹp
Tai hại khi tắm cho trẻ bằng nước lá
Việc tùy tiện tắm cho trẻ bằng các loại lá, quả có thể dẫn đến biến chứng, nặng thì tử vong...
Đã có không ít lời cảnh báo của các bác sĩ về hậu quả của việc dùng các loại lá, nước tắm cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, nhiều người "điếc không sợ súng" vẫn dùng các sản phẩm được cho là "tự nhiên" để tắm cho trẻ. Và đã có không ít những trường hợp phải nhập viện do bị nhiễm trùng. Đây là quan niệm sai lầm nhưng nhiều người vẫn chưa từ bỏ.
Suýt chết vì tắm bằng nước lá, nước dừa
Đến giờ chị M. (Đống Đa, Hà Nội) vẫn chưa hoàn hồn khi kể về chuyện cậu con trai ba tháng tuổi vừa phải đi cấp cứu do tắm lá. Chị M. cho biết, thấy cháu bị nứt nẻ gia đình không đưa đi khám mà mẹ chồng chị cho rằng: Đi khám bác sĩ lại cho thuốc Tây, bé mà dùng thuốc sớm sau này yếu đi. Cứ dùng các loại lá tự nhiên cho nó khỏe.
Chị M. đã nghe lời mẹ chồng mua lá sài đất, chân vịt về đun lên tắm cho con. Thế nhưng, sau vài lần tắm các vết loét không những bớt đi mà còn lan rộng hơn và rỉ nước. Thấy con quấy khóc, bỏ bú, sốt cao, khó thở chị vội đưa đến bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ cho biết cháu bé bị nhiễm khuẩn ngoài da nặng do tắm lá.
Khác với chị M, chị L.A (Từ Liêm, Hà Nội) lại hi vọng cô con gái của mình sau này sẽ sở hữu nước da trắng như "trứng gà bóc" để khỏi phải mặc cảm như mẹ nên đã không tiếc tiền đi mua hàng chục quả dừa về chỉ để đục lấy nước tắm cho con. Tuy nhiên, do tắm cho con bằng nước dừa nguyên chất nên cô con gái bé bỏng mới hai tuần tuổi của chị đã bị nhiễm trùng da, lở loét toàn thân và sốt cao, bỏ bú.
Theo TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thực tế tắm nước dừa chỉ làm da thêm bẩn vì lượng đường nhiều là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, da của trẻ sơ sinh rất mỏng, nên rất dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng da.
Nên tắm cho trẻ bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn có PH phù hợp
Có thể dẫn đến tử vong
Những quan niệm sai lầm trong việc tắm cho trẻ bằng những sản phẩm "tự nhiên" có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cho biết, viện đã tiếp nhận không ít trẻ nhập viện trong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị lâu dài. Có những cháu bé bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
Còn theo TS. Nguyễn Tiến Dũng thì Tiến sĩ Dũng, da trẻ nhỏ rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Việc tắm bằng các loại lá, quả có thể khiến trẻ bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong.
Quan niệm tắm lá, tắm quả là hoàn toàn sai lầm. Việc tắm bằng các loại lá mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, côn trùng (không loại trừ cả thuốc bảo vệ thực vật) không được rửa sạch sẽ có nguy cơ gây nhiễm khuẩn da cho trẻ. Kể cả khi đun sôi cũng không diệt hết được vi khuẩn trong lá. Khi muốn sử dụng các loại lá tắm cho trẻ, cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ đông y - các bác sĩ cảnh báo.
Bên cạnh đó, tắm cho trẻ bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ PH phù hợp sẽ tránh gây kích ứng hay dị ứng. Nếu không có điều kiện, các bậc cha mẹ có thể dùng nước lọc để tắm hằng ngày cho trẻ.
Theo PL&XH
Tại sao trẻ con bị rôm sảy? Nhìn cô con gái hơn một tuổi lấm tấm rôm sảy khắp mặt, lưng, liên tục đưa tay gãi rồi kêu ngứa, quấy khóc, chị Trà (Từ Liêm, Hà Nội) xót ruột vô cùng nhưng chẳng biết làm sao. Cũng như chị, nhiều bà mẹ khác lo lắng khi thấy con bị rôm sảy mà tìm nhiều cách chữa cũng không khỏi. Ngọc...