Khi nhiệt độ quá nóng, điều gì sẽ xảy ra bên trong cơ thể con người?
Khi trời quá nóng, cơ thể phải tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường nhằm duy trì hoạt động bình thường. Vậy tác động của nhiệt độ sẽ có ảnh hưởng ra sao?
Bắc Bộ và Trung Bộ đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt kéo dài với với nền nhiệt độ phổ biến 35-38 độ C, thậm chí, có thiết bị đo được nhiệt độ ngoài trời lúc 14h chiều ngày 1/6 tại Hà Nội còn lên đến 55 độ C!
Theo dự báo mùa bão năm nay đến muộn nên những đợt nắng liên tục ở nhiều khu vực là điều sẽ khiến không ít người phải cảm thấy mệt mỏi vì những thay đổi bên trong cơ thể mình, nhất là người lớn tuổi và trẻ em.
Hãy cùng tìm hiểu xem, liệu khi nhiệt độ quá nóng và kéo dài như vậy thì điều gì sẽ xảy ra bên trong cơ thể của con người qua bài viết dưới đây.
1. Sởn/nổi da gà, nổi mẩn đỏ
Da là lớp bảo vệ cơ thể trước những biến đổi của môi trường xung quanh. Tưởng như việc nổi da gà là điều thường xảy ra khi trời lạnh thì trời nóng cũng khiến bản phải sởn da gà đấy!
Giống như cách chúng ta bảo vệ bản thân mình khi trời lạnh bằng cơ chế sởn da gà (giúp co các lỗ chân lông lại để làm tăng thể tích khối cách nhiệt do lông tạo ra, làm ấm da) thì cơ chế này cũng giúp cơ thể chống lại cái nóng quá mức của môi trường.
Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra các protein giúp bảo vệ hệ tim mạch trước các bệnh tim mạch (CVD) như đột quỵ, hay bị mệt lử, kiệt sức vì nắng nóng. Ngoài ra bạn còn cảm thấy ngứa, nổi mẩn đỏ rất khó chịu ở da.
Lý do là mồ hôi bị tắc bên dưới da khi các lỗ chân lông bị “đóng lại” gây kích ứng da. Hơn nữa các chất nhờn tiết ra sẽ kết hợp với bụi bẩn bám trên da cũng khiến cho việc thoát mồ hôi càng trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó những nguyên nhân khác như tia cực tím mạnh trong khí quyển, sốc nhiệt do thay đổi môi trường đột ngột từ nơi có máy lạnh ra ngoài trời nắng nóng, bệnh mề đay cholinergic hay dị ứng thời tiết, phấn hoa, phấn trang điểm cũng sẽ khiến da gặp các vấn đề tương tự.
2. Bộ não quá tải: Đau đầu, choáng váng, say nắng
Video đang HOT
Đau đầu, choáng váng do nắng nóng. Ảnh: Shutterstock
Chắc hẳn bạn đã trải qua cảm giác choáng váng trước cái nóng như đổ lửa, nhất là khi đi ra ngoài trời hay hoạt động quá mức dưới nắng nóng.
Khi hoạt động dưới trời nóng, những tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy (tương ứng với vùng hành tủy của não bộ – cũng là trung tâm điều hòa thân nhiệt) một cách liên tục khiến trung tâm này bị chấn động và gây rối loạn trong việc điều hòa thân nhiệt.
Khi cái nóng làm cơ thể “quá tải” trong việc điều hòa thân nhiệt một cách tự nhiên kèm theo hiện tượng mất nước cấp, những cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn và tác động tới vùng mặt cũng như xung quanh mắt (theo WebMD).
Một lý do khác khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đó là do nhiệt độ cao đòi hỏi tim phải bơm máu nhiều hơn tới da khiến mạch máu dãn ra khiến áp suất máu giảm mạnh và lúc này tim càng phải làm việc nhiều hơn. Hệ quả là lượng máu bơm lên bộ não ít hơn khiến não bị thiếu oxy và điều này có thể khiến con người bị choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
3. Tác động tới cơ bắp và các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút, hôn mê
Buồn nôn cũng xuất hiện khi nắng nóng tác động xấu tới cơ thể. Ảnh: iStock
Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của cơ thể khi nhiệt độ quá cao gây mất cân bằng chất điện phân và khử nước, đó là tín hiệu của cơ thể khi thiếu hụt nước và chất điện giải như Kali và Natri.
Việc thiếu hụt Natri (chất điện giải quan trọng nhất nhằm cân bằng dịch và pH trong máu, trợ giúp chức năng thần kinh, cơ) do bị mất đi theo tuyến mồ hôi khi trời nóng còn gây ra chuột rút, buồn nôn hay hạ natri máu, và có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Đến khi cơ thể quá tải thì một hiện tượng kỳ lạ sẽ xảy ra, đó là việc cơ thể không tiết ra mồ hôi nữa do tuyến mồ hôi ngưng hoạt động. Cơ bắp sẽ trở nên “yếu đuối” hơn bao giờ hết vì thiếu đi năng lượng (được cơ thể tạo nên từ đường glocozo). Đó cùng là lý do khiến bạn cảm thấy lười biếng, uể oải khi trời nóng.
4. Tác động tới tim và thận
Nước tiểu có màu đục tối. Ảnh: Shutterstock
Khi bị mất nước do nhiệt độ quá cao đẩy mạnh quá trình khử nước khỏi cơ thể, nước tiểu sẽ trở nên tối màu hơn (dark urine), trái ngược với khi trong nước tiểu có đủ nước kết tinh, màu nước tiểu sẽ có màu vàng và thậm chí trong trẻo.
Tim bạn sẽ đập nhanh hơn trong quá trình khử nước khỏi cơ thể nhằm bơm đủ máu tới các cơ quan của cơ thể để duy trì các hoạt động bình thường.
Công việc của tim càng trở nên khó khăn hơn khi các mạch máu mở rộng tiết diện làm áp suất máu giảm đi.
Thận cũng bị “quá tải” công việc nhưng lượng máu đưa tới cơ quan này cũng bị ít đi so với thông thường làm cho việc duy trì hoạt động của thận một cách bình thường càng trở nên khó khăn hơn.
Bác sĩ Joseph N. Chorley của Bệnh viện Nhi đồng Texas (Texas Children’s Hospital) cho hay: “Với việc giảm đi lượng máu đưa tới thận, sẽ có ít dưỡng khí và dinh dưỡng tới cơ quan này và khiến thận ở trong tình trạng bất lợi”.
Trên đây chỉ là một trong những tác động tiêu biểu tới những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, còn vô vàn những hệ quả khác đối với các cơ quan khác khi nhiệt đô tăng cao mà bạn sẽ cần phải lưu ý để hạn chế những tác động xấu tới sức khỏe mùa hè này.
Nhiều người bỗng lở loét, tuột da vì hội chứng hiếm gặp nguy hiểm
Da bỗng nhiên bị nổi mẩn đỏ, xuất hiện bóng nước, rồi tuột từng mảng khiến nhiều người rơi vào nguy kịch. Bác sĩ xác định đây là hội chứng Stevens-Johnson hiếm gặp liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc.
Thông tin từ Bệnh viện Quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, chỉ trong 1 tháng qua, tại đây đã liên tục tiếp nhận 3 trường hợp nguy kịch vì cùng mắc một hội chứng hiếm gặp. Trường hợp nặng nhất là ông N.V.H. (71 tuổi) nhập viện với triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ hết vùng đầu và mặt, sốt cao liên tục từ 39 đến 40 độ C. Trước đó, bệnh nhân có sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh.
Da bệnh nhân nổi mẩn đỏ, tuột ra từng mảng như bị bỏng
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã cho người bệnh nhập vào khoa Nội điều trị. Trong quá trình theo dõi, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển nặng da bị phồng rộp, bong tróc diện rộng, lan khắp cơ thể kèm tổn thương mắt, miệng, sinh dục. Các bác sĩ đã hội chẩn xác định bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson và quyết định chuyển sang khoa Hồi sức Tích cực Chống độc để điều trị chuyên môn sâu.
Do lớp da trên cơ thể bị bong tróc diện rộng khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, các bác sĩ đã phải chăm sóc, giảm đau, bù dịch, điều trị nội khoa tích cực, chăm sóc vết thương... cho người bệnh. Sau hơn 1 tháng được theo dõi, điều trị sát từng ngày, bệnh nhân đã qua được giai đoạn nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt.
Hai trường hợp khác cũng nhập viện với những biểu hiện tương tự như ca bệnh trên, trong đó nữ bệnh nhân N.T.N.C. (38 tuổi) phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Hoàn cảnh khó khăn khiến cô nhập viện khi bệnh đã trở nặng, việc chăm sóc, điều trị gặp nhiều khó khăn, cùng với việc điều trị nội khoa tích cực, các y bác sĩ đã phải liên tục cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, dùng băng gạc chuyên dụng để đắp lên vết thương chống nhiễm khuẩn.
Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực, chị Nguyễn Thị Linh Đức chia sẻ: "Nếu như các trường hợp thông thường khác, bệnh nhân chỉ cần một điều dưỡng để chăm sóc, nhưng với các ca này, tổn thương da lan rộng khắp cơ thể nên việc chăm sóc người bệnh đòi hỏi nhiều thứ hơn. Cần ít nhất khoảng 5 người để tắm rửa và thay băng cho bệnh nhân hằng ngày. Mỗi lần thay băng, chúng tôi đều phải cố gắng làm nhiều cách để giảm tối thiểu sự đau đớn cho người bệnh như chích thuốc giảm đau, động viên người bệnh bằng cách đưa một số hình ảnh mà những bệnh nhân khác cũng bị và đã được điều trị khỏi để tiếp thêm động lực cho bệnh nhân."
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc cho biết: "Hội chứng Stevens-Johnson là một dạng cơ thể phản ứng dị ứng. Đối với hội chứng này, thường gặp nhất là do phản ứng dị ứng với thuốc. Hội chứng này rất ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân mắc phải thì tình trạng người bệnh thường rất nặng và tỷ lệ tử vong cao (từ 3,2 đến 90%).
Nam bệnh nhân được bác sĩ cứu chữa vượt qua được nguy kịch sau khi mắc hội chứng hiếm gặp
Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson sẽ có các biểu hiện như: da bị đỏ lên, nổi bóng nước, lớp thượng bì bị tách ra, tổn thương niêm mạc mắt, miệng, sinh dục. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau như bị bỏng, một số bệnh nhân sẽ nổi hồng ban. Hội chứng này đa phần liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc với một số nhóm thuốc nguy cơ cao như kháng sinh, an thần, giảm đau... sau vài lần sử dụng, trong vòng 14-21 ngày, bệnh nhân sẽ khởi phát triệu chứng.
Biến chứng thường gặp ở hội chứng Stevens-Johnson là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ phải xét nghiệm để tìm ra loại thuốc gây phản ứng dị ứng, từ đó ngưng sử dụng loại thuốc gây dị ứng để hạn chế tỷ lệ tử vong.
Theo BS Dũng, hội chứng Stevens-Johnson tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng này, bệnh nhân phải dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống các thuốc không được kê đơn. Phải thông báo tình trạng dị ứng thuốc hay thức ăn cho thầy thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy có bất thường nhất là sốt cao, viêm miệng, nổi dị ứng, ban đỏ khắp người, cần phải tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
(Ảnh: bệnh viện Thủ Đức)
Nguyên nhân gây dị ứng da thường gặp Dị ứng da mặt thường xảy ra do dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc do ăn phải thực phẩm có khả năng kích ứng cao. Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng da thường gặp. Ảnh minh họa Hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh dị ứng ngày càng tăng, điển hình là nổi...