Khi nhân viên giỏi xin nghỉ việc, sếp đề xuất tăng lương, thăng chức: Nên ở lại hay ra đi?
Sếp và nhân viên nói về quan điểm “ xin nghỉ việc” rất khác nhau.
Nhân viên đột xuất muốn nghỉ việc luôn là một vấn đề đau đầu mà hầu như sếp nào cũng đã từng gặp phải. Đây cũng là một bài toán khó đối với cả người làm chủ và người làm thuê.
Về phần sếp, đây sẽ là một lời giải cần được tính toán một cách khéo léo và khôn ngoan. Nhân sự giỏi thì phải tìm mọi cách để giữ chân họ, hoặc tăng lương hoặc thăng chức. Nhân sự chưa quá giỏi, đóng góp chưa nhiều cho công ty thì lại phải xem thái độ để cư xử sao cho đúng.
Còn phía nhân viên, một khi đã xác định nghỉ việc, thì giải pháp sếp đưa ra để giữ chân họ lại, cũng cần được cân nhắc theo nhiều khía cạnh khác nhau. Không phải sếp cứ hứa tăng lương, thăng chức thì sẽ lựa chọn tiếp tục cống hiến.
Vậy sự thực, người trong cuộc khi đối mặt với bài toán hóc búa này, họ có suy nghĩ và hành động như thế nào? Cùng lắng nghe chia sẻ từ người trong cuộc để biết rõ hơn nhé!
Lý do thật sự khiến nhân viên muốn nghỉ việc
Đức Duy (26 tuổi, TP.HCM), hiện tại đang làm quản lý truyền thông. Duy đã có kinh nghiệm làm ở vị trí truyền thông marketing của 1 công ty trong 2 năm, Duy cũng vừa lựa chọn nghỉ việc để chuyển sang một môi trường mới tốt hơn.
Khi được hỏi về lý do nghỉ việc, Duy chia sẻ: “Mình đã có khoảng thời gian khá dài gắn bó với công ty cũ, đã dành rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành tốt các dự án mà sếp giao. Tuy vậy, khi mình đạt được những thành tích nhất định, tạo ra được giá trị cốt lõi cho công ty, thì đãi ngộ dành cho sự cống hiến ấy lại không như những gì mình muốn. Vì thế mình lựa chọn nghỉ việc để tìm kiếm một môi trường có thể phát triển tốt hơn”.
Đức Duy (26 tuổi, TPHCM)
Hay như Nhi Nhi (1994, Hà Nội), cô nàng đã từng có trải nghiệm làm tại khá nhiều công ty và luôn đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong team, chia sẻ: “Mình đã đi làm được vài năm, có trải nghiệm ở 1 số môi trường khác nhau. Du lịch cũng có, truyền thông cũng có, bất động sản cũng có. Có lúc mình nghỉ vì muốn đổi môi trường làm việc, có lúc lại là do chính sách lương thưởng không rõ ràng, thời gian làm việc khắc nghiệt, lúc thì do tình hình sức khỏe của mình không đảm bảo. Nhưng hầu như lần nào cũng thế, khi mình xin nghỉ, các sếp đều có ý muốn giữ chân mình lại”.
Ngoài những đàn anh, đàn chị đã có kinh nghiệm đi làm được nhiều năm, thì những người trẻ vừa tốt nghiệp đại học, lại có những lý do nghỉ việc có thể nói là khá tương đồng.
Video đang HOT
Tình trạng của Khánh Linh (23 tuổi, Hà Nội, trợ lý Marketing) và Lan Anh (23 tuổi, TPHCM, Sáng tạo nội dung), 2 cô bạn đều mới ra trường và bắt đầu đi làm được 1 thời gian, lại cùng có chung lý do muốn nghỉ việc, đó là: phải tự “bơi” là chính, công việc không có hướng phát triển tiếp.
Khánh Linh chia sẻ: “Sau khoảng 1 năm đi làm, mình thấy công việc cũ không còn phù hợp với định hướng tương lai của mình nữa. Vị trí đó không được đẩy mạnh bồi dưỡng, khiến mình phải tự thân vận động khá nhiều. Hơn nữa, công ty cũng không có kế hoạch dài hạn cho vị trí của mình”.
Lan Anh (23 tuổi, TPHCM)
Lan Anh cũng chia sẻ: “Ban đầu, khi trúng tuyển vào công ty lớn, mình đã nghĩ đây là cơ hội để mình có thể học hỏi sâu thêm về ngành marketing. Nhưng những gì mình học được lại ít hơn rất nhiều so với điều mình kỳ vọng. Có những ngày, mình đến công ty và chỉ lặp đi lặp lại công việc của ngày hôm qua. Điều đó khiến mình không thực sự nhìn thấy tương lai cho vị trí công việc hiện tại”.
Tăng lương hay thay đổi chính sách có thể giữ chân nhân sự không?
Bất kỳ nhân sự nào đó nghỉ việc, cũng sẽ gây ảnh hưởng không lớn thì nhỏ đối với công ty. Vậy nên, khi được hỏi về việc sếp có ý giữ chân bạn không, Đức Duy (TPHCM) chia sẻ thẳng thắn: “Sếp cũ khi nghe mình muốn xin nghỉ, cũng đã hứa hẹn tăng lương để giữ chân mình lại. Nhưng để xét về khía cạnh làm tiếp hay không, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Mà một trong những điều mình thấy quan trọng, đó là môi trường có tạo ra được năng lượng thúc đẩy bạn cống hiến nhiều hơn hay không? Và câu trả lời là không. Thế nên mình dứt khoát nghỉ để tìm kiếm những điều mình muốn”.
Nhi Nhi (Hà Nội) cũng đưa ra quan điểm khá nhất quán: “Sếp dù báo tăng lương, thay đổi chính sách, hứa hẹn nhiều điều, nhưng mình đã quyết định nghỉ là nghỉ thôi. Tiền lương hay thăng chức chỉ là 1 phần, có nhiều thứ trong công việc đã đi quá giới hạn thì dù sếp có hứa hẹn thêm cũng không thay đổi quyết định của mình”.
Về phần Lan Anh (TPHCM), cô bạn lại có suy nghĩ khác anh chị một chút: “Thời điểm mình xin nghỉ, các anh chị quản lý trong nhóm cũng hỏi han rất nhiều, bảo mình cân nhắc thêm về chuyện ở lại. Sau 1 thời gian suy nghĩ, mình quyết định đồng ý làm việc tiếp, nhưng chỉ theo hình thức làm việc từ xa (online). Tăng lương hay thăng chức đều là những mục tiêu mà mình nghĩ mọi người đi làm đều hướng tới. Mình sẽ cho mình cơ hội để trải nghiệm, để thử và biết đâu được, mình có thể tìm thấy lại sự nhiệt huyết của mình, hoặc ít nhất là học hỏi thêm một số kinh nghiệm. Và nếu như nó vẫn không như kỳ vọng, mình vẫn có thể xin nghỉ, vì quyết định là ở mình mà”.
Sếp nên làm gì khi nhân sự đột ngột xin nghỉ việc?
Còn khá nhiều lý do khiến cho nhân viên muốn nghỉ việc, nhưng trong đánh giá của sếp, được quy về 2 lý do chính.
Nguyễn Nam (1989, Hà Nội), đã có kinh nghiệm hơn 5 năm trong việc quản lý nhân sự, anh chia sẻ: “Khi nhân viên muốn xin nghỉ việc, theo mình thường có 2 vấn đề lớn nhất: Thứ nhất, là nhân viên họ lấn cấn về chế độ lương thưởng, định hướng phát triển lâu dài trong công việc. Thứ hai, là vấn đề về môi trường làm việc, có thể là không hòa hợp được với sếp hoặc đồng nghiệp”.
Hay như Đỗ Trang (33 tuổi, Giám đốc điều hành 1 công ty du lịch), đã có 8 năm kinh nghiệm trong việc quản lý nhân sự, kể cả ở môi trường lớn với quy mô 100-500 người, và môi trường start-up với khoảng 10-30 nhân viên, cho biết: “Ở nửa cuối thế hệ 9X, 10X mình thấy các bạn có yêu cầu với công ty và môi trường nhiều hơn các thế hệ 7X, 8X trước đó.” Khi công ty không còn đáp ứng được những nhu cầu đó, họ có xu hướng muốn chuyển việc và đổi sang môi trường mới tốt hơn. “Bản thân mình luôn quan niệm, giữa nhân viên và sếp nên là mối quan hệ 50-50″.
Khi được hỏi về việc sếp nên làm gì để giữ chân được nhân sự, Nguyễn Nam (Hà Nội) cũng chia sẻ quan điểm khá thẳng thắn: “Nhân sự giỏi thì tăng lương, thăng chức, cứ nắm lấy nhu cầu của họ đưa ra để giải quyết, và quan trọng là mình phải bày tỏ mình muốn giữ họ lại. Còn nếu như nhân sự không phù hợp với công ty, thái độ làm việc lại không tốt, hoặc thật sự muốn nghỉ việc, thì mình cũng không cố gắng để giữ họ lại nữa”.
Cũng như Nam, Đỗ Trang cũng cho biết: “Nếu một nhân viên làm việc có hiệu quả, họ hoàn toàn có thể yêu cầu tăng lương và đề nghị sếp đưa ra lộ trình thăng tiến rõ ràng. Nếu đạt được sự thỏa thuận đôi bên, mình sẽ lắng nghe và thấu hiểu họ. Mình đề cao việc trao đổi thẳng thắng giữa 2 bên như thế. Và doanh nghiệp cần có những tiêu chí đánh giá rõ ràng, để xem xét nhân viên nào nên giữ, và nhân viên nào thì không”.
Xin nghỉ việc vì phải tăng ca liên tục 3 tháng liền, cô gái shock nặng khi nhận được câu trả lời từ HR: "Cứ đột tử đi rồi nói tiếp"
Câu chuyện đang gây xôn xao khắp MXH.
Trừ một số trường hợp đặc biệt, hầu hết mọi người đi làm đều hy vọng sẽ gắn bó với công ty mình đã lựa chọn thật lâu dài. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, có thể chủ quan cũng có thể khách quan, đôi khi quyết định nghỉ việc vẫn được đưa ra.
Về phía doanh nghiệp, một số nơi sẽ khẳng khái "chia tay" bạn trong hòa bình trong khi một số khác thì không được vậy. Không những không cho bạn nghỉ, có đôi khi họ còn làm ra những hành động quá đáng mà chính bạn cũng không thể tưởng tượng nổi.
Theo thông tin từ Jiupai News Video, vào ngày 17 tháng 3, trên MXH xuất hiện thông tin nhân viên của một công ty ở Thượng Hải khi xin nghỉ việc đã bị phía nhân sự (HR) đáp trả thẳng bằng một câu: "Cứ đột tử đi rồi nói tiếp". Sự việc đã trở thành chủ đề tranh luận ồn ào.
Bài đăng ban đầu của nữ nhân viên
Cụ thể, một nhân viên có tên Tiểu Lý đã viết đơn xin nghỉ việc vì lý do đã phải tăng ca liên tục trong 3 tháng liền. Thế nhưng trong quá trình trao đổi, cô và bộ phận nhân sự lại không tìm được tiếng nói chung. Khi phía nhân sự đặt câu hỏi về thời điểm Tiểu Lý nghỉ việc, Tiểu Lý trả lời rằng cô đã nói chuyện với bộ phận sản xuất và đã nhận được sự đồng ý. 2 ngày vừa qua cô vừa phải đi khám sức khỏe về vì sợ mình không kham nổi. "Nếu tôi đột tử, công ty có chịu trách nhiệm hay không?", Tiểu Lý bổ sung.
Đáng chú ý là trước câu hỏ i của Tiểu Lý, phía nhân sự công ty chỉ đáp lại vỏn vẹn một câu: "Cứ đột tử đi rồi nói tiếp".
Nguyên văn đoạn hội thoại giữa Tiểu Lý và HR
Chiều cùng ngày, phóng viên Jiupai đã liên hệ với công ty kể trên. Đại diện công ty cho biết đã nhận được phản ánh và đang tiến hành tìm hiểu, xác minh sự việc trước rồi sẽ có thông báo cụ thể sau.
Câu chuyện sau khi được đăng tải đã gây xôn xao khắp cõi mạng. Ai nấy đều tỏ ra vô cùng bức xúc với cách giải quyết vấn đề của phía HR, đồng thời không quên để lại bình luận an ủi, đồng cảm dành cho Tiểu Lý.
- Bắt nhân sự HR đó tăng ca 3 tháng liền xem, có khi còn đột tử trước người khác ấy chứ.
- HR thì cũng chỉ là nhân viên công ty thôi, vị trí ngang bằng nhau mà sao ăn nói hách dịch thế?
- Tôi cũng từng bị làm khó dễ khi xin nghỉ việc, thậm chí bị mỉa mai vô ơn, ăn cháo đá bát các kiểu. Nhưng càng nói vậy thì tôi càng quyết tâm nghỉ, môi trường toxic như vậy không xứng đáng để tiếp tục ở lại.
- Làm nhân sự mà thiếu EQ, thiếu kỹ năng giao tiếp. Phát ngôn ra câu không ai chấp nhận được, không chỉ thiếu chuyên nghiệp mà còn vô duyên, vô nhân tính nữa.
Ảnh: Tổng hợp
Giám đốc từng được Forbes vinh danh bị sốc vì: Nhân sự xin nghỉ việc đi du học - cả công ty bịn rịn chia tay, ngày hôm sau thấy làm cho đối thủ! Đây là một trong những tình huống nhân sự xin nghỉ việc oái oăm nhất mà anh Nguyễn Hoàng Hải - Co-founder startup tuyển dụng Canavi từng gặp phải. Sau nghỉ Tết, "nghỉ việc" trở thành từ khoá nhạy cảm với nhiều người, cả hội làm công ăn lương lẫn phe làm chủ. Người dứt áo ra đi loay hoay tìm "bến đỗ"...