Khi nhà mạng bắt đầu “đói”…
Trong một ngày cuối năm Quý Tỵ, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng – Phó TGĐ Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel – đã trao đổi với báo chí về xu hướng chuyển dịch của các nhà mạng trong năm 2014 khi “miếng bánh” alo đang bị co lại…
Cần có mối đe doạ để đổi mới sáng tạo
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó TGĐ Tập đoàn Viettel – cho rằng sự chuyển dịch của ngành viễn thông đã xảy ra nhưng có thể chúng ta không để ý và phát hiện ra. “Nếu để ý trên hoá đơn điện thoại của mình, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra sự chuyển dịch này. Hiện nay, ở Hàn Quốc, Nhật Bản… thoại chỉ chiếm khoảng 30-35%. Như vậy là miếng bánh alo của các doanh nghiệp viễn thông đang bị co lại”, lãnh đạo Viettel nhấn mạnh.
Trước hiện tượng này, các doanh nghiệp viễn thông hoặc là muốn cản trở quá trình này, làm cho tốc độ nhỏ đi của miếng bánh chậm lại, hoặc có cách ứng xử thứ hai tích cực hơn là đi tìm cái mới, miếng bánh mới, thị trường mới, lĩnh vực mới.
Ông Hùng cho rằng cách suy nghĩ sẽ quyết định cách hành động trước xu hướng dịch chuyển của lĩnh vực viễn thông. Viettel chọn cách thứ hai. Thực ra, theo vị lãnh đạo này, Viettel đã chủ động đi tìm miếng bánh mới từ cách đây hơn nửa thập kỷ khi bắt đầu đầu tư ra nước ngoài. Hiện giờ Viettel đến được 9 quốc gia, đó là những nơi điện thoại mật độ đang thấp hoặc đất nước đó đang còn ít công ty thì Viettel vào làm công ty thứ 3, thứ 4. Tuy nhiên ông Hùng cho biết những cơ hội đó giờ cũng không còn. “ Thế giới bây giờ mật độ điện thoại đã lên tới 96%, có nghĩa là, nếu tiếp tục đầu tư nước ngoài bằng nghề điện thoại thì không còn cửa”.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng – Phó TGĐ Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
Ông Hùng nói rằng Viettel hôm nay cũng đã bắt đầu ì ạch và cần một cú huých, một sự đe doạ về doanh thu suy giảm nhanh để đổi mới, để sáng tạo. “Bình thường con người rất ít khi chủ động đi tìm cái mới nếu như mình đang yên ổn. Khi đang ổn, họ nghĩ đến việc hưởng thụ. Không phải vô cớ mà huyền thoại Steve Jobs của Apple luôn rất nhấn mạnh từ “Đói khát”. “Đói khát” là động lực rất quan trọng của quá trình đổi mới sáng tạo. Bởi vậy, sự co lại của alo là một cơ hội, một cú huých cho Viettel”, Phó TGĐ Viettel tỏ ra lạc quan khi đứng trước áp lực từ sự biến đổi của ngành viễn thông với sự đe doạ về doanh thu trong lĩnh vực di động.
Ông Hùng nhận thấy quá trình chuyển đổi từ alo sang những dịch vụ khác chỉ mới có một vài quốc gia làm được. Ví dụ như Hàn Quốc, họ còn nhanh chân hơn Mỹ. “Nhìn câu chuyện Hàn Quốc mới hiểu đó là tầm nhìn, là ý chí. Nếu Viettel cũng nhanh chân hơn các doanh nghiệp viễn thông khác (hiện vẫn đang mải mê giữ miếng bánh alo, chưa kịp đổi mới) để chuyển đổi sang các dịch vụ phi thoại thì không những làm cho Viettel phát triển mà chúng ta còn có thể lập được kỳ tích giống như Samsung của Hàn Quốc”.
Đã đến lúc đi tìm “miếng bánh” mới
Ông Hùng cho biết Viettel đã nhìn thấy thị trường rất rộng lớn của miếng bánh mới, đó là tích hợp công nghệ thông tin cùng viễn thông vào thiết bị điện tử chuyên ngành. Công thức này có thể ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ như câu chuyện trừ tiền điện theo giờ. Giờ cao điểm giá cao, giờ thấp điểm giá thấp (điện giờ cao điểm thì thiếu, giờ thấp điểm về đêm thì thừa) chỉ cần cắm sim vào công tơ điện và cài đặt phần mềm là chúng ta làm được. Một vài tính năng mới được đưa thêm vào mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho ngành điện, mà viễn thông vẫn có tiền và lập tức có thêm 22 triệu khách hàng là các hộ gia đình đang dùng điện.
Theo nhà quản lý của Viettel, một lĩnh vực khác cũng rất cần được triển khai sớm đó là y bạ điện tử. Chúng ta đi khám mất nhiều tiền, xong một thời gian thường không để ý và vứt đi các xét nghiệm. Khi đi khám lần sau, lại chụp lại, nhưng không có so sánh của quá khứ, vừa khó cho bác sĩ lại khó cho chính bệnh nhân. Y bạ điện tử có nghĩa là dù 30 năm hay 50 năm thì chúng ta vẫn lưu lịch sử mỗi lần khám. Ở các nước tiên tiến, người ta còn đã sản xuất các thiết bị y tế đeo tay. Ví dụ như thiết kế một thiết bị đo tim, nhắc nhở chúng ta khi nhịp tim lên tới trên 100, nhắc chúng ta phải uống thuốc để bảo vệ sức khỏe. Hoặc câu chuyện tiêu hao calo, có thiết bị y tế đeo tay sẽ nhắc nhở mọi người mức thừa thiếu và đưa ra giải pháp.
Video đang HOT
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã chia sẻ những trăn trở của mình trong lĩnh vực giáo dục. Ông nói rằng, chắc ít người dám nghĩ là sẽ có một trường chất lượng cao như trường Amsterdam ở Yên Bái. Nhưng nếu các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào lĩnh vực truyền hình thì điều này là hoàn toàn khả thi.
Viettel sẽ đưa truyền hình cáp đến các hộ gia đình, rồi đầu tư để những thầy giáo giỏi nhất nước dậy trên truyền hình, phát sóng liên tục 24/24h để trẻ em ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam cũng đều bình đẳng với nhau về cơ hội học tập.
Ông Hùng cho biết Viettel cũng có giấc mơ làm một kênh lịch sử phát suốt ngày và có thể xem lại nếu cần, trẻ em ở nhà có thể học được. Khi đó, con em chúng ta đến trường có nhiều thời gian hơn để chơi, để trò chuyện, có nhiều thời gian để học làm người bởi hiện nay trường học dạy chữ quá nhiều. “Đến trường là để học giao tiếp cộng đồng thì phải thực sự là nơi dạy giao tiếp, học chơi, học nói chuyện với nhau và học làm người. Nếu tưởng tượng như vậy thì sẽ có nhiều thứ để làm và điều đó chỉ làm cho đất nước mình hiệu quả hơn, chất lượng hơn”, lãnh đạo Viettel chia sẻ suy nghĩ của mình về phương thức giáo dục hiện nay.
Ông Hùng nhấn mạnh, những ví dụ trên này cho thấy, khi nhà mạng bắt đầu “đói” sẽ bắt đầu đi tìm những mảnh đất mới và những mảnh đất này làm cho đất nước tốt lên, các lĩnh vực sẽ “thông minh” hơn. “Bình thường chúng ta sẽ không làm, không thay đổi nếu không “đói khát”. Đó là điều tự nhiên của con người. Ngành viễn thông 100 năm nay mới bắt đầu “đói khát”. Ngành này đã trở nên quá cũ kỹ khi quá lâu vẫn bán một dịch vụ là thoại và tin nhắn. Song, đã đến lúc “đói khát” và viễn thông buộc phải đổi mới và sáng tạo”, Phó TGĐ Viettel chờ đợi sự đổi mới của ngành viễn thông trong tương lai.
Khôi Linh
Theo Dantri
Khi những người cha... bật khóc
Cũng như bao bạn đọc, ngoài những cảm xúc thương xót, lo lắng, đau với nỗi đau của các em nhỏ bé bỏng sớm mất mẹ, không có bàn tay mẹ vỗ về trước bệnh tật cũng như nghèo đói bủa vây, đọng lại trong chúng tôi là sự cảm phục trước những người đàn ông yêu thương con hơn chính bản thân mình.
Những đứa con không có mẹ, mất mẹ khi lớn lên hẳn sẽ hiểu rằng, cha của chúng cũng là mẹ, cha của chúng luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cuộc sống này.
* Hình ảnh của bé Ngô Thành Tự khiến nhiều người khi mới nhìn, có lẽ hơi chút sờ sợ. Một đứa bé 8 tuổi dị dạng ở khuôn mặt khi mất vòm miệng và hốc mũi, trơ lại vài cái răng. Chưa kể đôi mắt em cũng nhỏ bé, luôn cụp xuống như muốn tránh đi những ánh nhìn có chút gì xa lánh, sợ sệt của mọi người dành cho em.
Bé Ngô Thành Tự với khuôn mặt dị dạng đáng thương
Đã 8 năm rồi em sống trong cảnh cô đơn, không một người bầu bạn, chơi đùa. Cũng đã từng ấy năm rồi, em không có tình thương của mẹ. Người mẹ của em vì một lý do nào đó mà đã bỏ rơi em, bỏ rơi cả bố em để đi biệt tích. Có thể mẹ em không đủ lòng can đảm để thương đứa con bị dị dạng của mình. Có thể mẹ em muốn tìm một hạnh phúc mới ở một lựa chọn mới. Tôi cũng không muốn trách người mẹ đó, bởi cuộc sống mỗi người đều có một lối đi cho riêng mình. Tôi chỉ thương em.
Càng thương cậu bé Tự, tôi càng cảm phục anh Ngô Văn Thái bấy nhiêu. Nhìn anh vỗ về, ôm ấp đứa con trai bé bỏng đáng thương bằng tình yêu vô bờ bến của người cha, bỗng nhiên tôi có cảm giác như đang được đứng trước một con người vĩ đại. Sự vĩ đại của lòng yêu thương. Sự vĩ đại của một nhân cách. Sự vĩ đại của một người đàn ông khi đón nhận hình hài có thể không được như mong đợi nhưng vẫn lạc quan và mạnh mẽ.
Anh Ngô Văn Thái vẫn dành hết tình yêu của mình cho đứa con đáng thương suốt 8 năm qua
Đồng nghiệp của tôi kể, sau bài viết về hai cha con được lên báo, đã có rất nhiều tấm lòng muốn được sẻ chia với cha con với mong muốn tìm lại một khuôn mặt người bình thường như bao đứa trẻ cho bé Ngô Thành Tự. Nhiều người gửi tiền cho anh, nhưng anh đều từ chối. "Tôi không dám nhận của mọi người đâu, vì con tôi đã được chữa đâu. Mà tôi nghe nói bệnh con tôi bác sĩ không chữa được, lại đi cầm tiền của mọi người thì áy náy lắm", anh Thái từ chối những tấm thịnh tình bằng sự thật thà bằng sự chân chất vốn có. Mãi đến khi được mọi người thuyết phục, bảo anh cứ nhận đi để "làm vốn lận lưng" cho con trai anh tìm cơ hội chạy chữa, anh mới nhận.
Tôi với anh, và rất nhiều người nữa, ắt hẳn sẽ rất vui khi biết có nhiều tấm lòng tốt hứa sẽ giúp phẫu thuật cho bé Tự, như các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương, ở Bệnh viện đa khoa quốc tế VinMec. Nếu bé Tự được hỗ trợ phẫu thuật thẩm mỹ lại khuôn mặt, còn gì vui hơn đối với một người cha "yêu con bằng trái tim" như anh Thái.
* "Tôi sợ lắm, anh ơi", đó là câu nói quen thuộc của ông Đỗ Hòa Hiệp mỗi khi ông nhấc điện thoại gọi cho tôi để cầu cứu. Người đàn ông hơn 60 tuổi gậy rộc, tóc bạc phơ sau bao đêm thức trắng ngồi canh giấc ngủ cho đứa con gái, đang nằm cấp cứu do tai nạn bỏng gas tại Viện bỏng Quốc gia (trong bài Bỏng gas hơn 50% cơ thể, tính mạng người mẹ trẻ nguy kịch)
Chị Lương, con gái ông Đỗ Hòa Hiệp bị bỏng gas 50% cơ thể và đã không qua khỏi
Ông bảo sợ lắm nhưng tôi biết không phải ông lo cho ông, mà lo cho tính mạng nguy kịch của đứa con gái đáng thương, lo cho 2 đứa cháu ở quê nhà sẽ vĩnh viễn không còn được gặp lại mẹ. Ông cũng lo cho người vợ đáng thương của mình vì những quyết định của ông mà sẽ không có nhà để ở, chưa kể còn mắc nợ cả một số tiền khổng lồ với người thân, đều là họ hàng anh em thân thích đã thương ông mà cho ông vay những món tiền không hề nhỏ để cứu con gái.
Cả sổ đỏ, sổ lương, tất tần tật những gì có thể bán, có thể "cắm" lấy tiền ông đều đã làm để cứu con. Có những khi cần tiền quá, ông phải lạy lục, van xin mọi người rủ lòng thương. Ông còn đi vay những món tiền với lãi nóng 5 nghìn đồng/ngày cho mỗi 1 triệu đồng vay được. Tổng tất cả món nợ ông vay lên đến hơn 500 triệu đồng, chỉ vì ông tâm niệm "còn người là còn của". Những đứa cháu của ông và cả bản thân ông có thể chịu được nghèo, được đói khát, phải sống kiếp "ăn nhờ ở đậu" nhưng tuyệt nhiên không thể để mất mẹ, mất đi chỗ dựa quý giá nhất.
Ông Hiệp ngồi thất thần tại tòa soạn báo Dân trí sau cái chết của con gái
Hơn 600 triệu đồng viện phí ông Hiệp đã phải vay mượn cũng như từ sự ủng hộ của bạn đọc Dân trí vẫn không thể cứu được con gái. Ông Hiệp rơi vào cảnh nợ nần chồng chất (hơn 480 triệu đồng), nhà cửa cầm cố, con và cháu ông sẽ đói khát, thất học
Vậy mà, ông trời trêu ngươi. Bao nhiêu cố gắng của ông đều đổ sông, đổ bể. Đứa con gái của ông đã không qua khỏi. Ông vĩnh viễn mất con. Những đứa cháu của ông vĩnh viễn mất mẹ. Ngày ông bế con gái trên tay, vuốt mắt con lần cuối, ông tưởng như trời đất sụp đổ dưới chân. Ông chỉ ước mình cũng có thể chết theo con. Nhưng còn vợ ông sẽ ra sao, những đứa con còn lại của ông sẽ ra sao khi một đứa đang học lớp 8, một đứa lớp 6. Còn những đứa cháu của ông ra sao khi một đứa mới 8 tuổi, một đứa thì vừa lên 3.
"Chết thì dễ, nhưng hóa ra hèn nhát. Tôi nợ mọi người thì tôi sẽ phải trả. Còn chút sức tàn nào, tôi sẽ cố gắng, dù cũng chưa biết rồi mai này sẽ phải tính toán thế nào", ông Hiệp nói với tôi. Tôi nhìn vào xấp giấy phiếu đóng viện phí cho con gái trong suốt hơn 1 tháng nằm viện, mà xót xa cho ông. Tôi đếm đúng 63 tờ giấy viện phí, tờ nào cũng 10 triệu, 20 triệu đồng. Thậm chí có tờ viện phí 40 triệu đồng. Tổng số tiền ông đã đóng là 480 triệu đồng. Để rồi kết quả thật đáng buồn: "Tiền thì mất, người vẫn mãi mãi chia ly".
Nước mắt người cha già đáng thương khiến nhiều người phải rơi lệ
"Bạn đọc Dân trí thật là tốt, họ sẻ chia trực tiếp cũng như gửi qua Quỹ Nhân ái cho tôi với số tiền cũng gần 100 triệu đồng. Tôi đã đóng hết vào viện để cứu con nhưng số con tôi yểu mệnh. Tôi cũng không biết phải gửi lời cảm ơn hay là xin lỗi đến mọi người vì con đã không thể sống như hi vọng mọi người đã dành cho", ông nói trong nấc nghẹn. Khuôn mặt ông lại phờ phạc, già nua đi trông thấy.
***
Tết đang đến rất gần, tôi có thể nhẩm qua đầu ngón tay. Nhưng ở nơi này, nơi kia, vẫn còn biết bao mảnh đời đáng thương đang từng ngày chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt. Bệnh tật, đói nghèo bủa vây lấy họ mà không chừa một lối thoát. Tôi cũng tự vấn chính mình, cuộc sống này ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Nhưng biết bao người nào có mưu cầu cho mình, mà chỉ mong hạnh phúc sẽ mỉm cười với người khác. Cho vợ, cho con, cho cháu, cho những người quanh ta. Với họ, Tết không phải là một khái niệm lấy gì làm vui vẻ, khi xung quanh họ còn lắm những nỗi buồn...
Thế Nam
Theo Dantri
Cắt nhiều số điện thoại quảng cáo rao vặt Sở TT-TT Hà Nội cho biết, cơ quan này vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn ngừng cung cấp dịch vụ đối với 71 số điện thoại và chấm dứt hợp đồng đối với các doanh nghiệp sử dụng đầu số để nhắn tin rác, nhắn tin lừa đảo, đồng thời ngừng cung cấp dịch vụ...