Khi người trẻ thích ‘đổ lỗi’
“Đổ thừa” đang là căn bệnh lây lan khá nhanh trong một bộ phận giới trẻ Việt. Đó là thái độ không nhận trách nhiệm về mình và đổ lỗi sang người khác mỗi khi vấp ngã để rồi than phiền và nhìn cuộc sống qua lăng kính phiến diện.
Trong học tập, căn bệnh này lại càng ngày càng trở nên trầm trọng. Qua khảo sát trong giới sinh viên học sinh, lý do khiến các bạn không có hứng thú trong học tập hoặc thỉnh thoảng cảm thấy chán nản là vì thầy cô, giảng viên không nhiệt tình; chương trình học quá nặng nề, nhiều lý thuyết, ít thực hành, phải học lệch…. Chỉ có một số ít thú nhận mình chán học là do ham chơi, do gia đình có chuyện không vừa ý và…do thất tình!
Để cuộc sống tươi sáng hơn, nhiều niềm vui hơn, các bạn trẻ hãy tự soi xét lại chính mình, và điều quan trọng là cần lạc quan hơn. (Ảnh minh họa)
Dạo quanh các trang mạng xã hội, hàng loạt ý kiến mang ra tranh luận chỉ liên quan đến nội dung duy nhất là chán ghét giáo dục, muốn hủy bỏ một số môn mà các bạn cảm thấy không cần thiết. Thậm chí nhiều ý kiến đưa ra tranh luận chỉ nhằm vào một đề tài duy nhất là…nói xấu thầy cô!
Ngay cả những môn học thực sự cần thiết cho sự giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe toàn diện cũng bị các bạn học sinh phản ánh và đề nghị bãi bỏ. Một thành viên trên mạng tên là Ken Zira nói: “Tôi cực ghét những môn như thể dục, quốc phòng, công nghệ, GDCD, không biết dạy để làm cái gì”… một bạn khác tên Mimi thì cho rằng “Mình muốn bãi bỏ môn địa lí, văn học và vật lí vì thấy không cần thiết” (?!)
Thay vì tự nhìn lại chính mình, các bạn học sinh lại quay sang đổ lỗi cho đào tạo. Một ý kiến trên diễn đàn cho rằng “Hôm nay thi kiểm tra chất lượng học kì, môn văn thì bắt học 7, 8 bài. Lịch sử thì phải học cả chương. Học sao vô. Đúng là hành… học sinh”.
Học tốt hay không là bởi bản thân mỗi người. Nếu nỗ lực và cố gắng thì sẽ được đền đáp xứng đáng. Nhưng hình như một số bạn thời nay luôn tìm mọi cớ để đổ lỗi. Dẫu có những bất cập, nhưng chỉ là một phần rất nhỏ. Thay vì tự nghiền ngẫm và nhìn lại bản thân để nỗ lực cố gắng, một số bạn lại chọn cách “thở dài” và đổ lỗi cho hệ thống đào tạo. Tại sao ngày xưa thiếu thốn, học trò phải đi bộ hàng chục cây số để đến trường nhưng thế hệ đi trước vẫn có rất nhiều những người tài giỏi?
Theo Mực Tím
Video đang HOT
Những chàng trai mê 'nhạc miệng'
Khi tiếng "nhạc miệng" cất lên, gần 30 bạn trẻ say sưa nhún nhẩy theo điệu giai điệu "bụp bụp, chát chát"...
Từ gần 1 tháng nay, tầng 9 nhà C, Trường ĐH Hà Nội đã trở thành "đại bản doanh" của nhóm L8Z, một nhóm bạn trẻ yêu thích, say mê beatbox.
1 số thành viên của L8Z.
Cứ thứ 5, chủ nhật hàng tuần, gần 30 thành viên của nhóm lại có mặt để luyện tập say sưa một thứ âm nhạc còn khá mới mẻ với giới trẻ Việt mang tên beatbox. Beatbox được hiểu nôm na là những âm thanh phát ra từ miệng mô phỏng tiếng trống, đàn, và nhiều nhạc cụ khác.
"Nhiều người gọi đây là sở thích... hâm hâm"
L8Z mới được thành lập từ đầu tháng 11 bởi 3 thành viên là: Vinh Hiển, Đức Anh và Minh Thắng. Cho đến nay mới hơn 1 tháng nhưng nhóm đã "chiêu mộ" được khá nhiều bạn trẻ ở Hà Nội, với nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong đó, lớn nhất là 22, nhỏ nhất là 13 tuổi... Theo Nguyễn Vinh Hiển, ĐH Hà Nội, tất cả những bạn trẻ có niềm đam mê beatbox đều có thể tham gia vào câu lạc bộ.
3 trưởng nhóm của L8Z.
"Có người đã tập vài năm, có người mới làm quen với beatbox được vài tháng, nhưng ai đã tập, đã mê thì say như người nghiện. Bất kể lúc nào miệng họ cũng lẩm bẩm những âm điệu bụp, chát, ngay cả trên đường, trong lớp, trong phòng ngủ thậm chí ngay cả... nhà vệ sinh. Vì thế, nhiều người gọi beatbox là sở thích... hâm hâm", Hiển vui vẻ chia sẻ.
Chính vì bị coi là sở thích "hâm hâm" nên không ít bạn trẻ trong nhóm của Hiển gặp phải sự phản đối dữ dội của phụ huynh. Có người lo sợ con em mình không học nổi vì "ôm sách ôn thi ĐH mà miệng không ngừng "phát ra tiếng trống", có người lại sợ "nó cứ bụp chát suốt ngày kiểu này khéo... phát hâm". Phải đến khi được nghe thử những bản beat với nhiều âm thanh nhạc điệu hay không khác gì các dụng cụ âm nhạc, phụ huynh mới tạm yên tâm.
"Đam mê thôi chưa đủ"
Để có thể "diễn", người tập phải trải qua thời gian khổ luyện những âm thanh cơ bản như kick drum, snare drum và hi-hat (đặt theo tên 3 phần cơ bản của dàn trống), nếu tập thường xuyên cũng mất khoảng 1 tháng. Sau đó mới có thể thực hiện những âm thanh khó hơn như nhạc Jazz, nhạc sàn, DJ, hoặc tùy vào khả năng sáng tạo của mỗi người để những đoạn beat hay.
Muốn "diễn", người tập phải trải qua thời gian khổ luyện bền bỉ.
"Thời gian đầu tập do chưa quen lấy hơi nên rất mệt, thậm chí người tập còn có cảm giác chóng mặt, choáng váng và buồn nôn. Nhưng tập dần sẽ quen và không còn cảm giác khó chịu.
Chính vì thế, đam mê thôi chưa đủ, beatbox đòi hỏi phải thường xuyên tập luyện chăm chỉ, kiên trì. Có nhiều bạn nghe bản beat thì rất thích thú hào hứng, nhưng tập được 3, 4 buổi là bỏ cuộc vì không chịu nổi "nhiệt". Nhưng nếu tập được nối thành 1 đoạn thì cảm giác rất hứng khởi, thậm chí "phê" tưởng như muốn nhảy cẫng lên", Lê Minh Thắng, Hà Đông, một leader của nhóm hào hứng nói.
Ngoài ra, theo Thắng, khả năng thẩm thấu âm thanh tốt, một chút năng khiếu và óc sáng tạo cũng là yếu tố giúp người tập rút ngắn thời gian.
Có người yêu nhờ... beat box
Không chỉ thỏa mãn niềm đam mê, Đỗ Đức Anh, Nam Định, một thành viên của L8Z còn coi beatbox như "cầu nối tình yêu" vì nhờ nó mà cậu chàng đã "giữ trọn trái tim" của một cô gái xinh đẹp.
Số là trong một lần diễn beatbox tại chương trình Teen-idol của Nam Định, chàng trai tài năng đã khiến một cô bé mê mệt, coi như thần tượng. "Chẳng biết cô ấy xin nick chat, số điện thoại của em bằng cách nào. Sau một thời gian hai đứa thường xuyên liên lạc, nói chuyện rồi yêu từ lúc nào không hay", Đức Anh ngượng ngùng chia sẻ.
Các thành viên trao đổi kinh nghiệm trong một buổi tập.
Ngoài ra, đa phần thành viên L8Z đều cho rằng, "nhạc miệng" đã đem lại niềm vui, xả stress sau những giờ học căng thẳng.
"Không những thế, beatbox còn giúp bọn em học tốt hơn ấy chứ. Mấy bạn trong nhóm đều đỗ ĐH và đạt kết quả học tập tốt", Đàm Vinh Hiển, hồ hởi khoe.
Beatbox là một hình hình thức tạo nhạc bằng miệng. Đây là nghệ thuật tạo ra tiếng trống, những âm thanh, nhịp điệu bằng mỗi, lưỡi, răng và họng. Nguồn gốc của Beatbox hiện nay chưa thống nhất. Một số người cho rằng Beatbox có nguồn gốc là cách tạo bộ gõ của Ấn Độ. Một số người khác cho rằng Beatbox có nguồn từ các bộ lạc châu Phi, từ Beatbox lấy cảm hứng từ cách tạo âm trống cổ điển - là âm đầu tiên của Beatbox. Beatbox là yếu tố thứ 5 của Hip Hop, mặc dù ban đầu nó không thực sự liên quan nhiều đến Hip hop. Các beatboxer tiên phong đã phát triển nghệ thuật beatbox hiện đại vào những thập niên 80 là Doug E. Fresh , Scott (swifty) Ference, Buffy từ Fat Boys , và Wise (Stetsasonic). Nhờ những thành tựu của họ mà Beatbox trở thành 1 yếu tố của Hip hop.
Lê Trang
Theo Bưu Điện Việt Nam
Giới trẻ Việt rộ mốt đón dâu bằng siêu xe Một cậu "quý tử" dù đã sở hữu một chiếc Cruze nhưng vân quyêt đinh thuê Bentley cho ngay cươi. Con môt đai gia co tiêng ở Phú Thọ thì tô chưc cươi ơ Ha Nôi, đon dâu băng chiêc Chysler Limousine đen. Ai thích thuê xe siêu sang? Tai Ha Nôi hiên nay, những công ty cho thuê xe siêu sang không...