Khi người trẻ ăn chay: Là thật sự tịnh tâm hay chỉ ăn cho có?
Chắc hẳn mỗi một người sẽ có một cách suy nghĩ và cách sống riêng, nhưng có lẽ cái đích cuối cùng hướng đến vẫn là Chân – Thiện – Mỹ.
Ăn chay là gì?
Ăn chay hay ăn lạt là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.
Ăn chay đã xuất hiện từ rất lâu, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Nếu như trước đây việc ăn chay chỉ dành cho những bậc cao niên, người lớn tuổi thì bây giờ đã trở nên phổ biến, được rất nhiều lứa tuổi và giới tính ưa chuộng.
Lợi ích của việc ăn chay
Ăn chay đúng cách, biết kết hợp các thứ rau đậu hài hòa, bạn không những có đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phát triển trí não, mà còn tránh xa được bệnh tật. Trước hết bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh, tránh xa tiểu đường, xơ vữa động mạch bởi những chất béo có hại từ động vật. Các món ăn chay thường giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, những món này lại vô cùng lành tính, thanh lọc cơ thể bạn, thải bớt những chất độc ứ đọng trong cơ thể để bạn có thể sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ hơn.
Ăn chay cũng là một cách để bạn ăn kiêng, giữ gìn vóc dáng thanh mảnh, gọn nhẹ, thanh thoát. Ăn chay để bạn có một cuộc sống thanh tịnh hơn. Khi ăn chay, bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn, dễ trút bỏ những buồn vui quá mức, những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, bạn dễ lấy lại được cân bằng trong cuộc sống. Việc ăn chay sẽ khiến lòng bạn thanh thản, nhìn cuộc sống bằng một ánh mắt nhân từ và bao dung, bạn dễ dàng yêu lấy những thứ giản dị xung quanh mình, dung hòa vào thiên nhiên, vào cảnh vật.
Ăn chay và những điều cần lưu ý
Video đang HOT
Chế độ sức khỏe của bạn phải phù hợp để ăn chay. Thức ăn chay có một số gia vị đặc biệt như dầu đậu phộng, muối mè, nước tương,… bạn cũng cần xác định rõ để tránh tình trạng dị ứng và bị sốc phản vệ khi sử dụng thức ăn chay.
Nếu ăn chay trường, bạn nên ăn các thực phẩm tự nhiên thay gì lựa chọn ăn các thức ăn chay được chế biển sẵn hoặc thức ăn chay đóng hộp. Như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe chút nào! Nếu ăn chay theo mùng 1, 30 Âm lịch mỗi tháng, bạn cũng nên sắp xếp để không gây khó khăn trong việc lực chọn, chế biến thức ăn chay.
Ăn chay và những tình huống dở khóc dở cười của các bạn trẻ
Theo yếu tố tâm linh, ăn chay sẽ giúp cho cuộc sống chay tịnh và giảm bớt tội trạng. Người ăn chay khi chết, xuống địa ngục cũng sẽ đỡ đau khổ hơn. Các bậc cao niên, người lớn tuổi thường dặn con cái nên ăn chay vào những ngày mùng 1,30 Âm lịch hàng tháng để cho cuộc sống hiện tại thanh thản hơn và tích chút công đức. Nếu thật sự không muốn ăn chay, các bạn cứ nói thẳng chứ không nên im lặng và làm trái hoàn toàn với ý nghĩa thiêng liêng của việc ăn chay.
Theo tâm linh, một ngày ăn chay được tính từ 12 giờ đêm nay cho đến hết 12 giờ đêm tối mai. Thế nhưng, cũng có nhiều bạn trẻ hay ăn chay chống chế bằng cách ăn chay cả ngày, nhưng tối khuya lại ăn mặn với lí do nghe có vẻ hài hước: “Giờ này thần linh đi ngủ hết rồi, nên xuống núi ăn mặn cũng không sao”. Đây thật sự là một điều không nên!
Cũng có những người mà việc ăn chay của họ đôi khi làm cho bạn bè cảm thấy khó xử, thậm chí khó chịu. Như trường hợp của Tài Trần, anh chàng mới là sinh viên Đại học năm 2 nhưng có lối sống không khác gì của một nhà tu hành vì vốn sinh ra trong một gia đình rất mộ đạo. Tài thường hay nói triết lí kinh phật với bạn bè, nhìn mọi thứ dưới góc độ nhân-quả và đặc biệt khẩu phần ăn của anh chàng chẳng có gì khác ngoài rau củ chay tịnh. Đám bạn của Tài thì toàn những đứa có tâm hồn ăn uống phong phú, lượn lờ hàng quán suốt ngày. Có lẽ, với những người trẻ sành điệu thì việc ăn chay dường như là một khái niệm hoàn toàn xa lạ. Lúc đầu rủ Tài theo, gọi cái gì anh chàng cũng kêu không ăn được. Vào KFC anh chỉ dám kêu một suất salad trộn làm mấy đứa đi cùng không khỏi ngán ngẩm và những lần ăn chơi tiếp theo, ai cũng đồng loạt gạch tên anh chàng ra khỏi cuộc vui.
Ăn chay trường và sống thật tốt chính là cách mà Thục Quyên chọn cho cuộc sống của mình. Trong những buổi đi chơi hay đi cùng công ty, Thục Quyên đều ăn chay đàng hoàng, hẳn hoi chứ không hề “ngã mặn” chút nào. Không nghĩ là mình bị thiệt thòi và thua thiệt, Thục Quyên luôn cảm ơn ba mẹ đã nuôi dạy mình theo một thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe và cho cô một đức tính lương thiện như chính thói quen ăn uống của bản thân mình.
Tạm kết
Chắc hẳn mỗi một người sẽ có một cách suy nghĩ và cách sống riêng, nhưng có lẽ cái đích cuối cùng hướng đến vẫn là Chân – Thiện – Mỹ. Việc ăn chay là một trong những việc làm “tâm linh” để giúp bản thân cảm thấy thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn. Đây cũng là một cách ăn uống để giúp sức khỏe của bạn luôn tốt. Tuy nhiên, nếu không thích hay không quen với việc ăn chay, đừng tự mình khiến nó trở thành áp lực. Tâm tốt và sống tốt hay không thì chỉ có mỗi người chúng ta biết, không cần giả tạo trong thói quen ăn uống đâu các bạn ạ!
Theo yan
Ăn chay có thực sự tốt?
Ăn chay nhằm bảo vệ sức khỏe, điều hoà thức ăn hàng ngày để tạo cân bằng năng lượng, là một điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu ăn chay không đúng phương pháp không những không có lợi mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhiều người nghĩ rằng ăn chay là chỉ ăn toàn rau củ. Họ cũng không thể hoặc không có điều kiện chế biến các món chay để thay đổi hàng ngày mà chỉ sử dụng nguồn rau củ địa phương trong một thời gian dài dẫn đến làm mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể không được cung cấp đủ đạm.
Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, đối với con người, đặc biệt là người cao tuổi, các bệnh như suy nhược cơ thể, bạc tóc, rụng răng, loãng xương, tim mạch... đều liên quan đến thiếu mangan. Thiếu mangan sẽ ảnh hưởng đến phát triển xương cốt, đau xương, sức yếu, gù lưng, gãy xương, phản ứng chậm chạp.
Trong khi đó, cơ thể người khó hấp thu nguyên tố vi lượng mangan trong rau quả nhưng lại dễ hấp thu mangan trong thịt cá. Vì thế ăn thịt cá là con đường hấp thu mangan nhanh nhất, vì vậy vẫn nên ăn một số lượng thịt nhất định.
Ăn chay không đúng cách ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ảnh minh họa.
Ăn chay thế nào là đúng phương pháp?
Ăn chay được xem là đúng phương pháp khi chúng cung cấp cho cơ thể chúng ta đủ các chất dưỡng sinh cần yếu và tạo ra một số năng lượng cần thiết vừa đủ cho cơ thể để hoạt động và tăng trưởng và cũng không qúa ít để bị suy nhược. Do đó, ăn chảy phải đảm bảo năng lượng calories giữa cung và cầu của cơ thể.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn chay đúng phương pháp phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản sau:
Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm: Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu một thành phần nào đó lâu dài, dễ gây bệnh như thiếu các loại vitamin A, B2, C, D, E và chất xơ có thể dẫn đến ung thư ruột và dạ dày. Nên nhớ là không có bất kỳ một loại thực phẩm đơn độc nào bao hàm đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần đến, chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12.
Ăn các loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi về dinh dưỡng. Cứ qua một lần chế biến thì chất dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm đi do quá trình chuyển hoá. Ví dụ như gạo được chế biến cho trắng vì qua quá trình đánh bóng gạo, đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ngoài vỏ hạt gạo. Các loại ngũ cốc khác cũng vậy và thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đóng hộp.
Ăn vừa phải: Điều này có nghĩa là không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn quá ít một loại và không ăn quá no hoặc để quá đói và tránh ăn nhanh, nuốt vội.
Một số người vẫn lầm tưởng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh không phải như vậy. Việc thiếu dinh dưỡng và gây ra một số bệnh là do chúng ta đã ăn không đúng cách và thiếu hợp lý về dinh dưỡng. Vì thế yếu tố cân bằng dinh dưỡng là điều cần thiết.
Những loại đồ ăn, thức uống không nên dùng khi đói:
- Quả hồng, táo đen, cà chua: Ba loại quả đó chứa nhiều chất axits và keo quả, khi vào dạ dày gặp chất chua nồng độ cao (do đói), sẽ hình thành sỏi dạ dày khó tan, có thể gây loét dạ dày.
- Khoai lang: Khi đối, sau khi ăn khoai lang có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, dễ bị ợ chua.
- Quả quýt: Trong quả quýt có chứa nhiều lượng đường và axits hữu cơ, sợ kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến đầy bụng, ợ chua, gây rối loạng chức năng của dạ dày, đường ruột.
- Sơn trà: Nhiều chất chua có trong quả sơn trà sẽ có thể gây đau dạ dày nếu bạn ăn trong lúc đói.
- Quả vài tươi: Ăn nhiều vải tươi khi đói, lượng đường vào cơ thể cao sẽ gây nguy hiểm cho dạ dày, cơ thể.
- Uống chè đặc: Khi bụng đang đói mà uống nước chè đặc sẽ gây "say chè", khiến cho người ta cảm tháy tim đập loạn nhiệp, chóng mặt, tay run, bủn rủn, thậm chí bắp thịt bị rung.
- Uống rượu: Uống rượu khi đói, đặc biệt là rượu mạnh sẽ dễ bị trúng độc rượu cấp tính, gây nôn đau dạ dày, thậm chị bị choáng.
Theo VnMedia
Cảnh giác u nhầy nhĩ trái gây đột tử ở người trẻ Dấu hiệu của u nhầy nhĩ trái rất mơ hồ, đôi khi không có triệu chứng, nhanh chóng dẫn đến đột tử. Một bệnh nhân nữ 19 tuổi nhập viện vì yếu nửa người trái đột ngột. Kết quả siêu âm tim cho thấy bệnh nhân bị u nhầy nhĩ trái. Nhờ phẫu thuật kịp thời nên cô gái giữ được mạng sống....