Khi người bị “hôi” bia trở thành tiêu biểu
Bạn nghĩ sao khi anh tài xế trong vụ “hôi” bia trở thành công dân tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai? Rất khó mô tả cảm xúc? Không định danh được chính xác điều muốn nói?
Gia đình anh Hồ Kim Hậu đang sống trong nhà trọ
Nhất là khi tiêu chí của “công dân tiêu biểu” là nhân vật đó, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn quan dân, nam phụ lão ấu, “phải là nhân vật tích cực, mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho địa phương và cho quốc gia”.
Điều đó là dễ hiểu thôi khi vụ “hôi bia” chưa hề phôi pha trong tâm trí chúng ta như một nỗi hổ thẹn. “Ở Việt Nam, cái gì rơi ra là mất” – chẳng phải là khi những hình ảnh xấu xí đó xuất hiện trên một đài truyền hình nước ngoài, người ta đã đưa ra một lời bình chẳng khác gì sự sỉ nhục đó sao.
Nhưng những người dân Đồng Nai cũng có lý khi tự nhìn lại mình, vẫn thấy còn có thứ để đáng lạc quan về lòng tốt của con người. Chẳng phải sau vụ “hôi bia” đáng xấu hổ, đã có người giăng lên ở đó một tấm băngrôn về nỗi xấu hổ. Chẳng phải sau vụ hôi bia, không ít những người dưng – mà chắc chắn trong đó có cả những người Đồng Nai – đã lặng thầm gửi tới anh tài xế khốn khổ những đồng tiền như một cách thức hối lỗi thay cho đồng bào mình.
Xã hội có quá nhiều nhiễu nhương, khiến mỗi ngày chúng ta phải vắt tay lên trán để tự hỏi “Có cái gì đó đang xảy ra?”; hoặc thậm chí “Chúng ta đang làm gì và sống vì điều gì trên trái đất này?”.
Vậy thì, hãy cứ vào nụ cười của anh tài xế là thanh thản, là thành thực khi anh trả lại 230 triệu đồng cho những người đã hoặc công khai hoặc thầm lặng giúp mình, thay vì bảo là bị ép trả, hoặc tệ hơn “hôi” luôn lòng tốt của người khác
Những con người “chân đất”, những điều đẹp đẽ bình dị của cuộc sống đang quá thiếu vắng trong những cuộc bầu chọn, vinh danh vào mỗi cuối năm; dù ngoài thực tế, sự tốt đẹp hoàn toàn không ít hơn những điều xấu xa.
Hãy cứ lạc quan rằng bên một sự xấu xa lại có một điều đẹp đẽ, mà chỉ riêng việc nhìn thấy một hành vi đẹp đẽ của một người bình dân để vinh danh cũng là một cái đẹp của cuộc bầu chọn.
Video đang HOT
Đồng Nai cũng không tự trào.
Nói như nhà giáo dục người Mỹ William Arthur Ward “Người bi quan phàn nàn về cơn gió; người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều; người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm”. Hãy cứ tin rằng người Đồng Nai đang tin vào những điều tốt đẹp, để ít nhất quên đi những điều đáng xấu hổ.
Theo Đào Tuấn
Lao Động
Người chen ăn buffet miễn phí: Chúng tôi không chết đói
Sau hàng loạt những ý kiến cho rằng chuyện hàng nghìn người, được cho là sinh viên, chen lấn, xô đẩy để được vào ăn miễn phí tại một nhà hàng sushi trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội là việc đáng xấu hổ, nhiều bạn sinh viên tham gia vào sự kiện này đã lên tiếng giải thích.
Ăn miễn phí vì không có tiền có lỗi không?
Là người đến tham dự chương trình từ sớm, bạn Nguyễn Nga - Đại học kinh tế quốc dân mô tả lại không khí ngày 24/10: "Buổi sáng rất đông và hỗn loạn, lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh đông người như thế, mọi người chen chúc vào một cái quán bé tẹo, xô đẩy nhau đến phát sợ".
Mà nguyên nhân theo Nga thì một phần là do tâm lý mọi người nghĩ ai đứng trước sẽ được vào trước nên cứ chen nhau như vậy.
Cũng giống với lúc tắc đường, mạnh ai nấy đi, mình cứ đi được là được, không cần quan tâm người khác, thói quen xấu này ẩn sâu trong tâm thức người Việt Nam, nên cũng khó mà từ bỏ. Không giống với người Nhật họ xếp hàng từ từ, ai đến trước xếp trước, đến sau xếp sau.
Người này chèn lên người kia để được vào bên trong trước
Nhưng may mắn hơn nhiều người khác, Nga cười và cho biết: "Tôi và mấy người bạn vẫn chen được vào sau một hồi vật lộn, giờ nghĩ lại vẫn thấy sao mình có thể bon chen giỏi thế".
Theo quan sát của Nga thì hôm đó đúng là hầu hết toàn sinh viên: "Sinh viên thì mới có thời gian rảnh như vậy, người đi làm lấy thời gian đâu mà chờ từ sáng tới chiều để ăn".
Trước một số ý kiến cho rằng, sinh viên hầu hết là dân ngoại tỉnh đến thì mới ham hố mấy trò khuyến mãi, miễn phí làm xấu hình ảnh người Tràng An - Hà Nội gốc, Nga bức xúc: "Tôi thấy quan điểm trên hoàn toàn sai, không riêng gì các bạn ngoại tỉnh mà các bạn Hà Nội cũng vậy thôi. Thiết nghĩ nếu nói sinh viên đi ăn miễn phí vì không có tiền thì có quá đáng hay không, cái tư tưởng được ăn miễn phí không mất tiền ai mà chẳng thích. Nếu lựa chọn giữa mất tiền và không mất tiền mà được ăn ngon các bạn chọn bên nào".
Còn nói về lí do tham dự sự kiện này, Nga nói rõ: "Thật sự, không chỉ riêng tôi, mà tôi nghĩ tất cả các bạn trẻ đến đấy chỉ vì thích cái lạ cái mới, tò mò muốn xem món ăn ở đó như thế nào vì các quán ăn của người Nhật giá cả cũng tương đối đắt đối với sinh viên".
Và theo quan điểm của Nga thì đến chỉ để nếm thôi, chứ sinh viên mặc dù chưa giàu nhưng cũng không đến nỗi thèm và khát ăn, không những vậy, cuộc sống của sinh viên hiện giờ cũng phải nói là khá sung túc.
Nhiều bạn còn chen vào cả bếp để lấy thức ăn
Trong tâm thế người đã vào được bên trong thưởng thức các món ăn Nga chia sẻ:"Các bạn được vào hay không được vào chắc cũng chả có ai vui, vì hôm đó một phần phải chen chúc, phần thì người ta nghĩ mình đang đi ăn xin. Mất tiền thì cũng sẽ khác hơn, được ăn uống đàng hoàng, không bị chỉ trỏ, thích ăn lúc nào thì ăn, không phải chen lấn, đợi chờ".
Nga nói thêm: "Xét đi xét lại thì lỗi lớn nhất thuộc về nhà hàng, có khi biết đâu đây là chiêu quảng cáo của nhà hàng. Giá mà nhà hàng tổ chức tốt, đúng như theo chỉ tiêu ghi sẵn trong quảng cáo thì cũng không đến mức lộn xộn".
Chen bẹp ruột từ sáng, chiều mới được ăn
Trong khi đó, bạn Thu Phương - sinh viên năm 3 (Học viện tài chính) cho biết: "Hôm đó đông lắm, phải nói là chen bẹp ruột mới vào được, giới trẻ xô đẩy đi xem Kpop như nào thì hôm đó cũng y như vậy, cảm giác cứ như người chồng lên người".
Theo quan sát của Phương thì hôm đó hầu như là sinh viên, cũng có cả người đi làm nhưng hầu hết ai cũng bỏ về trước vì không đợi được. Chỉ có sinh viên thừa thời gian thiếu việc làm nên mới đứng đợi lâu như vậy.
Phương kể: "Hôm đó tôi đến từ 11h mà hơn 3h chiều mới được vào ăn, đứng ở ngoài chen chân mà không thở được. Đúng là miếng ăn là miếng...nhưng do tâm lý đã chót chờ rồi nên cố chờ đến cùng".
Trước phản ánh của nhà hàng một số bạn ăn không hết còn đề thừa rất nhiều thức ăn rất lãng phí, trong khi nhiều người chưa được ăn, Phương nói: "Chuyện này xảy ra vào ca sáng khi nhà hàng làm tiệc buffet, nhưng đến chiều khi chúng tôi vào thì nhà hàng sắp cho ngồi bàn và lấy theo từng suất, họ xếp vừa đủ ăn nên không thừa nhiều lắm".
Một số người lấy nhiều thức ăn xong để thừa rất lãng phí
Còn chuyện sinh viên đến nhiều thì theo Phương âu cũng chỉ đi theo phong trào, một đứa đi thì rủ cả hội đi, đi vì tò mò, chứ chuyện tiền nong chỉ là một phần nhỏ.
Đồng quan điểm, bạn Lê Thu Hoài - Sinh viên năm 3 - Học viện tài chính cũng cho biết: "Tôi thấy không khí lúc đó ngột ngạt lắm, mà người chen không chỉ là sinh viên, có cả bà bầu, bà cụ tóc bạc phơ, buồn cười nhất là 1 anh đã đi làm, vác cả đại gia đình đến, đến quán còn giới thiệu cho vợ, chủ quán là em học cùng trường với anh".
Thu Hoài cũng nói về bữa ăn lãng phí của nhiều người: "Buổi sáng mọi người ăn buffet rất lãng phí lấy xong để thừa, chính vì vậy đến ca chiều mỗi người sẽ được nhân viên mang cho 1 điã ăn hương hoa, có thừa chắc cũng thừa đồ ăn không ngon. Một lần chứng kiến thôi chứ có lần hai mời tôi cũng không đến".
Theo Đất Việt
Đề xuất đưa tên các đảo thuộc chủ quyền vào quỹ tên đường Đề xuất bổ sung tiêu chí chọn các loài hoa, đặc sản tiêu biểu của Nam Bộ để đặt tên đường còn nhiều băn khoăn, đại biểu HĐND TPHCM kiến nghị nên đưa tên các đảo thuộc chủ quyền nước ta vào quỹ tên đường. UBND TPHCM có tờ trình gửi đến kỳ họp HĐND TP lần thứ 10 về tiêu chí để...