Khi ngân hàng “chiều” khách hàng tiểu thương
Để tạo lợi thế riêng cho mình, một số ngân hàng thương mại không chỉ lập khối kinh doanh phục vụ nhóm khách hàng đặc thù như tiểu thương, hộ kinh doanh, chủ cửa hàng,… mà còn có rất nhiều cách giúp họ gia tăng chữ tín, nâng sức cạnh tranh.
Hiểu khách hàng để phục vụ
Rất nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh ngại tiếp cận vốn ngân hàng vì hồ sơ, thủ tục phức tạp mà nhiều nơi còn yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Điều này lý giải vì sao nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh khi cần vốn lưu động cho hoạt động buôn bán, kinh doanh, nhập thêm hàng thường chọn cách vay nóng người thân, bạn bè, thậm chí cả tín dụng đen với mức lãi suất rất cao.
Chị Ngọc Thanh (ngụ quận 9, TP HCM) là chủ một cửa hàng bánh kẹo hàng nhập ở trong khu dân cư đông đúc. Nhờ lượng khách hàng thân thiết lâu năm, chị Thanh dự tính mở thêm cửa hàng ở các chung cư lân cận. Nhưng không sẵn vốn là một trở ngại lớn khiến chị còn ngần ngại. Nếu vay ngân hàng, chị phải có tài sản thế chấp, trong khi cửa hàng hiện tại của chị đang đi thuê. Phương án kinh doanh cũng rất khó chứng minh vì buôn bán chủ yếu trả tiền mặt, món hàng lại nhỏ lẻ,…
“Không ít đợt nhập hàng, tôi phải vay nóng tiền từ bạn bè, thậm chí vay ngoài lãi suất cao rồi bán hàng xong mới trả. Nếu có nguồn vốn vay cố định, lãi suất hợp lý, tôi sẽ yên tâm mở thêm cửa hàng” – chị Ngọc Thanh chia sẻ.
Tuy chưa có con số thống kê cụ thể gần nhất, nhưng chắc chắn phải có tới hàng triệu cửa hàng bán lẻ của các hộ kinh doanh, tiểu thương trên khắp cả nước. Nhu cầu vốn cho phân khúc khách hàng này có thể nhìn thấy là rất lớn. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà một số ngân hàng đã xây dựng riêng bộ phận chỉ phục vụ khách hàng tiểu thương, không chỉ qua kênh truyền thống mà còn qua mạng xã hội, áp dụng công nghệ số.
VPBank là một trong những ngân hàng như vậy. Ngay từ tháng 7-2015, VPBank đã thành lập một mô hình kinh doanh độc lập nhằm phục vụ riêng phân khúc hộ kinh doanh tiểu thương với tên gọi CommCredit. Điều này cho thấy ngân hàng này đã sẵn sàng “chiều” khách hàng theo quy mô đầu tư chuyên nghiệp hơn. Khi có bộ phận phục vụ riêng, ngân hàng sẽ có đủ nguồn lực để tập trung vào nghiên cứu các giải pháp tài chính dành riêng cho phân khúc khách hàng này, từ đó đưa ra những gói tín dụng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người vay.
Video đang HOT
“May đo” sản phẩm riêng cho tiểu thương
Các sản phẩm vay tín chấp dành cho tiểu thương, hộ kinh doanh được CommCredit VPBank thiết kế riêng từng gói, với độ linh hoạt và khả năng đa dạng hóa cao. Theo đó, gói vay không “áp đặt” một cách cứng nhắc mà được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tập quán kinh doanh của các hộ Tiểu thương. Các tiểu thương, hộ kinh doanh là những người bận rộn thường xuyên với công việc buôn bán, do đó các thủ tục ngân hàng đã được tối giản, thậm chí cán bộ ngân hàng cũng chủ động thân chinh đến tận nơi để phục vụ bà con.
“Khách hàng không cần rời địa điểm kinh doanh, các nhân viên của ngân hàng sẽ đến tận nơi để hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng tiếp cận các khoản vay phù hợp nhất với điều kiện của từng cá nhân” – đại diện VPBank cho biết.
Ví dụ với sản phẩm vay tín chấp Thuế , tiểu thương và hộ kinh doanh nộp thuế khoán (hay thuế thu nhập cá nhân) chỉ cần sử dụng tờ biên lai nộp thuế khoán kỳ gần nhất mà không cần chứng minh thu nhập hay tài sản đảm bảo.
Một sản phẩm khác cũng được “may đo” riêng cho nhóm khách hàng này là vay tín chấp Siêu tốc. Mọi cá nhân có hoạt động kinh doanh sẽ được vay vốn tối đa lên tới 150 triệu đồng trong 36 tháng mà không cần chứng minh thu nhập hay tài sản đảm bảo, được giải ngân chỉ trong vòng 24 giờ.
Với những sản phẩm này, CommCredit VPBank đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng vì tính thuận tiện, đơn giản về mặt thủ tục giấy tờ cũng như khả năng thấu hiểu khách hàng. Chính sự thuận tiện, đơn giản và hiệu quả đó đã thuyết phục được Hội đồng bình chọn của Asian Banker and Finance dành cho CommCredit VPBank giải thưởng “Sản phẩm tín dụng tốt nhất của năm 2017″.
Theo danviet.vn
Định mức tín dụng cá nhân: Thị trường của niềm tin
Đã xuất hiện một số công ty tư nhân cung ứng dịch vụ định mức tín dụng cá nhân, song hoạt động của họ vẫn khá mờ nhạt. Để thị trường này phát triển, các công ty như vậy phải tạo được chữ tín với khách hàng và cần được quản lý chặt chẽ để hạn chế rủi ro cho người dùng.
Hi ện nay, hầu hết các ngân hàng dựa vào thông tin xếp hạng tín dụng do Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước cung cấp trước khi ra quyết định cho vay. Ảnh: Lê Tiên
Thị trường thiếu người chơi
Thông tin về định mức tín dụng của cá nhân đi vay và những cá nhân có liên quan đến tài sản thế chấp cho khoản vay là điều kiện cần để một bộ hồ sơ tín dụng được thông qua. Mạnh Cường, nhân viên tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội cho biết: "Những thông tin này do Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước cung cấp và phải trả phí. Một bộ hồ sơ tín dụng thường mất khoảng vài trăm nghìn đồng tiền phí cho nội dung này. Các thông tin được CIC cung cấp là: lịch sử vay nợ của cá nhân, tình trạng trả nợ, nợ xấu, nợ tốt... Đây là yêu cầu bắt buộc trước khi ngân hàng quyết định giải ngân khoản vay".
Số liệu từ CIC cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, trung tâm này đã cung cấp trên 15,7 triệu báo cáo tín dụng các loại, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2017. Với đơn giá ở mức tối thiểu là 20.000 đồng/báo cáo, tổng doanh thu của Trung tâm trong nửa đầu năm nay dự kiến ở mức hơn 300 tỷ đồng. Định kỳ hàng tháng, CIC thực hiện chấm điểm trên 34 triệu khách hàng vay là thể nhân.
Bên cạnh CIC, thị trường đã lác đác có sự xuất hiện của một số công ty cung ứng dịch vụ định mức tín dụng cá nhân, song gần như không nổi bật về dịch vụ này. Năm 2007, Công ty CP Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB) được thành lập bởi 11 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam với mục tiêu trở thành trung tâm thông tin tín dụng tư nhân tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Nhưng đến nay, PCB vẫn không phải là địa chỉ tham vấn của các bộ phận tín dụng ngân hàng khi hoàn thiện hồ sơ đề nghị giải ngân.
Tương tự, Công ty CP Sài Gòn Phát Thịnh Rating chuyên cung ứng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm được thành lập từ tháng 7/2017 nhưng vẫn chưa được biết đến rộng rãi.
Trong khi đó, một số công ty công nghệ đang tìm cách cung ứng dịch vụ này trên thị trường bằng giải pháp công nghệ và phân tích dữ liệu cá nhân. Những công ty này không thu phí với các dịch vụ cung ứng thông tin về định mức tín dụng cá nhân. Thay vào đó, họ hưởng phí hợp tác khi kết nối giữa người đi vay và người cho vay. Người cho vay thường là các công ty tài chính tiêu dùng.
"Khi khách hàng nạp số chứng minh nhân dân vào hệ thống, hệ thống sẽ tổng hợp dữ liệu của cá nhân đó để cho ra một mức điểm tín dụng nhất định. Từ đó, công ty chúng tôi đưa gợi ý về hạn mức vay và mức lãi suất dự kiến. Dựa trên các thông tin này, những công ty tài chính sẽ liên hệ với người cần vay để thẩm định tín dụng ở các bước tiếp theo trước khi đi đến quyết định giải ngân cuối cùng", một nhân viên tư vấn của dịch vụ định mức tín dụng cá nhân Creditscore thuộc Công ty Đầu tư và Công nghệ Fibo cho biết.
Quản lý hay thả nổi?
Thông tin về định mức tín dụng của cá nhân đi vay và những cá nhân có liên quan đến tài sản thế chấp cho khoản vay là điều kiện cần để một bộ hồ sơ tín dụng được thông qua.
Khuyến khích sự ra đời và phát triển của các dịch vụ tư nhân cung ứng định mức tín dụng cá nhân như trên, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico cho rằng, đây là hoạt động hợp pháp và phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay nên cần được tạo điều kiện để phát triển, và việc có thêm các công ty định mức tín dụng cá nhân uy tín sẽ tăng sức cạnh tranh, giảm giá dịch vụ để có lợi cho người dùng.
Tuy nhiên, cũng theo ông Đức, trong quá trình hoạt động của dịch vụ này, có thể phát sinh một số rủi ro nhất định như: đánh giá không đúng, thông đồng với người đi vay để nâng hạng mức tín dụng. "Đây là những biểu hiện bình thường của thị trường, nếu để xảy ra điều đó, công ty sẽ bị mất uy tín và tự bị đào thải", ông Đức nói.
Chia sẻ góc nhìn về thị trường này, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng - cho biết, lĩnh vực cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng của Việt Nam còn rất non trẻ, trong khi tại Mỹ và các nước khác, đây là hoạt động được tạo điều kiện phát triển theo quy luật thị trường. "Tự bản thân các công ty cung ứng dịch vụ này cũng đã có mức độ tín nhiệm rất cao và là chỗ dựa tin cậy của nhiều ngân hàng trước khi ra quyết định cho vay. Tại Việt Nam, hầu hết ngân hàng dựa vào CIC, trong khi thông tin của trung tâm này không thật sự đầy đủ. Do đó, một số công ty tư nhân tham gia cuộc chơi này là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, điều quan trọng là họ cần tạo được niềm tin trên thị trường", ông Hiếu nói.
Về những rủi ro cho người dùng trong trường hợp chất lượng dịch vụ không đáng tin cậy, theo ông Hiếu, chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, những công ty như vậy phải được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính "để mắt" nhằm đảm bảo những nhận định của các công ty này được phân tích theo phương pháp khoa học, dữ liệu khách quan. "Đây là thị trường của các chuyên gia phân tích và của cả niềm tin. Để thị trường phát triển, chúng ta cũng cần phải có niềm tin vào các công ty non trẻ đó", TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
Hoàng Oanh
Theo baodauthau.vn
Đề xuất cơ chế lương, thưởng "đặc thù" cho Công ty mua bán nợ Bộ Tài chính cho rằng, cần có cơ chế tiền lương phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty mua bán nợ Việt Nam... DATC từng gây xôn xao dư luận vì mức lương "khủng" trả cho nhân viên. Bộ Tài chính đề xuất giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các...