Khi nào văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ?
Theo quy định tại Điều 96, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009), các cá nhân và tổ chức sẽ có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ huỷ bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được đăng ký quá 5 năm hay nhiều hơn, nếu cung cấp được bằng chứng cho thấy chủ văn bằng đã không trung thực khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trong một tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa xảy ra gần đây, một bên đã đề nghị cơ quan chức năng hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ với lý do người nộp đơn – bên liên doanh- đã không trung thực.
Doanh nghiệp nộp đơn cho biết, hợp đồng li-xăng giữa công ty mẹ ở Nhật Bản đã chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là 3 từ tiếng Nhật, tuy nhiên, công ty tại Việt Nam đã đăng ký nhãn hiệu là “hình”. Cho rằng đây là yếu tố không trung thực, doanh nghiệp đã nộp đơn yêu cầu hủy bỏ tới cơ quan chức năng.
Được biết, nhãn hiệu trong vụ việc tranh chấp nói trên đã được đăng ký từ hàng chục năm trước đây. Trong khi Điều 96, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định rằng, thời hiệu yêu cầu hủy bỏ đối với nhãn hiệu là 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng. Do đó, xét về thời hiệu yêu cầu hủy bỏ thì đã hết thời hiệu.
Tuy nhiên, có trường hợp ngoại trừ là văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn. Nếu có căn cứ chứng minh người nộp đơn không trung thực thì thời hiệu yêu cầu hủy bỏ là vô thời hạn.
Theo Luật sư Lê Quang Minh (Trưởng văn phòng luật Minervas, một văn phòng luật chuyên về sở hữu trí tuệ), hợp đồng li-xăng nhãn hiệu là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình với những điều kiện nhất định được hai bên thống nhất.
Việc một doanh nghiệp ở Việt Nam đăng ký một nhãn hiệu dưới tên của mình, tùy thuộc vào tình huống cụ thể có thể có hoặc không chịu sự điều chỉnh của hợp đồng li-xăng đã ký với công ty mẹ ở Nhật Bản.
“Cần phải xem xét mọi yếu tố liên quan trước khi có thể đưa ra được nhận định chính xác. Tuy nhiên, nói chung, không thể căn cứ vào việc doanh nghiệp ở Việt Nam đăng ký một nhãn hiệu nào đó khác với nhãn hiệu đã được cấp quyền sử dụng theo hợp đồng li-xăng để cho rằng doanh nghiệp đó không trung thực trong việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chữ theo quy định tại điều 96 khoản 3 Luật Sở hữu trí tuệ”, Luật sư Lê Quang Minh cho biết.
Cũng theo Luật sư Minh, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay chưa có hướng dẫn hay liệt kê cụ thể trường hợp nào mà trong đó, một người sẽ bị coi là không trung thực trong việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Tuy nhiên, các trường hợp nộp đơn cho mục đích không trung thực có thể bao gồm các trường hợp như: người nộp đơn nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu, mặc dù đã biết rõ rằng mình không có quyền nộp đơn theo quy định của pháp luật; người nộp đơn gian dối trong việc cung cấp các thông tin trong đơn đăng ký nhãn hiệu.
Lấy ví dụ, một doanh nghiệp là đại lý cho một doanh nghiệp khác (nước ngoài) và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa mà họ đang làm đại lý bán hàng. Đây là trường hợp mà người nộp đơn không có quyền nộp đơn.
Có thể còn có nhiều trường hợp bị coi là không trung thực khác tùy theo căn cứ chứng minh của bên nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp có đơn yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
Video đang HOT
Khoản 3, Điều 96, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản (1) và (2) Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Mẹ đơn thân cần tiền, "rao mình" trong "ma trận"... chợ thận online
Khi phóng viên báo Người Đưa Tin thâm nhập vào thế giới online của chạy thận đã phát hiện những điều hoàn toàn khác so với những gì mang tên... hiến tặng.
Rao mình trong thế giới... chợ ảo
Giữa thời điểm mạng xã hội facebook đang trở thành một kênh tiện dụng cho mọi liên lạc, kinh doanh buôn bán, kể cả buôn bán những mặt hàng cấm như cỏ mỹ, tiền giả, cần sa... việc tiếp thị nội tạng trên facebook tất nhiên là một kênh khá "hot".
Không khó để tìm đến những địa chỉ hiến thận có trên mạng internet từ facebook đến các trang web không rõ cơ quan chủ quản, chỉ cần đăng nhập vào địa chỉ google và search các cụm từ như "hiến tạng", "hiến thận" đã cho ra hàng ngàn kết quả về nhu cầu người mua lẫn người bán.
Số người tham gia sẵn sàng "bán" dưới dạng hiến nhiều vô kể, bên cạnh đó khoản tiền giao dịch theo yêu cầu lên đến hàng trăm triệu đồng. Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, hiện tại "mặt hàng" nội tạng đang được rao bán nhiều nhất vẫn là thận.
Sau khi tham gia vào một số fanpage, chờ đợi sự kiểm duyệt của admin, chúng tôi mới thực sự tham gia vào những cuộc ngã giá chính các phần cơ thể của mình.
Thật bất ngờ khi các trang mạng như vậy la liệt những trường hợp rao bán cơ thể của mình một cách công khai và nhiệt tình. Người rao bán đa số còn rất trẻ, độ tuổi chỉ giao động từ 20 - 30. Hầu hết đều đưa ra lý do cần tiền để trả nợ.
Những lời mời chào "trao đổi" nội tạng trên internet dưới danh nghĩa "hiến, tặng".
Trong đó, các thông tin được mời chào, trao đổi công khai như: "Mình đang cần bán một quả thận để có tiền chữa bệnh cho mẹ, mình nhóm máu B. Ai có nhu cầu liên hệ số điện thoại..." hay "Ai cần hiến tạng, thận hoặc phổi liên hệ với mình qua..."; "Em cần tiền vì đang làm mẹ đơn thân, muốn bán một quả thận liệu có được không?"; hoặc "bạn có bán gan không?"; "Chị mình cần một quả thận nhóm máu A, ai biết liên hệ..."; "Nam 22 t, ở TP.HCM, cao 171cm, nặng 57kg, nhóm máu O, không tiền án, không bệnh truyền nhiễm, cần tiền trang trải nợ nần và cuộc sống, ai có nhu cầu LH: 0932xxx"...
Cũng giống như các thành viên khác tham gia diễn đàn, PV đăng dòng "tiếp thị" bản thân với những cụm từ "mùi mẫn" như "cần tiền trả nợ", "cần tiền chữa bệnh cho ông già, bà già...", sau đó là tên tuổi, tình trạng sức khỏe, nhóm máu và một số chỉ số đường huyết để... thâm nhập vào thế giới "chợ nội tạng online".
Hai ngày đầu PV đăng thông tin lên một số diễn đàn nhưng khá im ắng. Không thấy ai gọi điện "quan tâm" đến... nội tạng của mình, chúng tôi nghĩ có thể gặp một số trục trặc gì đó. Tuy nhiên, đến ngày thứ ba rao bán... bản thân, chúng tôi đã bắt đầu nhận được tín hiệu phản hồi.
Cuộc ngã giá sau tờ giấy hiến tặng
Trước khi rao bán bộ phận cơ thể, công việc đầu tiên của chúng tôi là đi tìm "mối hàng" với những người cần mua thận thông qua các địa chỉ trên diễn đàn.
Trên các trang benhthan, hientang... thật bất ngờ khi đa số những người mua bán nội tạng nhanh chóng tìm được "đầu vào, đầu ra". Tuy nhiên, giá cả thì lại khác hoàn toàn so với mong muốn ban đầu của họ.
Trở lại việc "nhập vai" của PV, một ngày đầu tháng 5/2016, chúng tôi nhận được cuộc điện thoại từ số thuê bao 0912606xxx, ở đầu dây bên kia một người đàn ông tự giới thiệu đang sống tại Hà Nội và nói có nhu cầu... mua thận.
Biết rằng "cá đã cắn câu", chúng tôi càng tỏ ra khá rụt rè trong câu chuyện mua bán. Người này ngay lập tức "đi thẳng vào vấn đề" khi hỏi lại tới tấp rằng, việc chúng tôi rao bán thận có được bố mẹ đồng ý hay không, nếu người đàn ông kia muốn mua thận thì chúng tôi sẽ hợp tác với anh ta để hợp thức hoá giấy tờ như thế nào...
Thấy PV tỏ ra khá ngu ngơ trong việc làm các giấy tờ thủ tục, chủ nhân số điện thoại trên cho biết, việc chúng tôi cần làm là hoàn thiện giấy tờ cho, hiến tặng thận và các giấy tờ chứng nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Khi PV đặt vấn đề về kinh phí, người ngày tỏ ra rất "xông xênh", sẵn sàng ứng trước 100 triệu đồng, tức là 50% giá trị của quả thận 200 triệu đồng.
Thêm vào đó, mọi chi phí chăm sóc hậu phẫu, người này sẵn sàng lo cả. Lấy lý do cần suy nghĩ thêm, chúng tôi hẹn với anh ta sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất.
Nhiều điều bí ẩn sau những phi vụ "hiến thận" được hé lộ.
Sau khi "giao dịch" với vị khách thứ nhất, chúng tôi tiếp tục nhận được cuộc điện thoại của vị khách thứ hai.
Tuy nhiên, khác với vị khách trước đó, người này tỏ ra khá "chắc" khi khẳng định việc mua thận cho mình và chỉ giao tiền sau khi hoàn tất giấy tờ thủ tục và người bán đã lên bàn mổ. Thế nhưng, lần này có vẻ "được giá" hơn, một quả thận anh ta trả 250 triệu đồng.
PV lấy lý do chưa có sự đồng ý của bố mẹ, chỉ có sự đồng ý của "vợ" nên người này cho biết sẽ hẹn lại chúng tôi sau.
Theo tìm hiểu của PV, các chợ trên mạng xã hội như vậy đang hoạt động vô cùng nhộn nhịp. Trên trang web benhthan.org, địa chỉ này không ghi rõ cơ quan chủ quản hay đại diện là cơ quan nào nhưng số lượng member (người tham gia) lên đến hàng trăm người. Đa phần là những người muốn hiến thận và cho thận.
Điểm qua các thành viên phản hồi trên trang web, giá một quả thận thường do 2 bên tự thỏa thuận, dao động từ 100-200 triệu đồng, mọi chi phí khám, xét nghiệm, ăn uống, đi lại trong thời gian bán thận là do người mua thanh toán.
Ngoài ra, trang web này còn tư vấn cả thủ tục bán các loại nội tạng khác và giới thiệu tường tận về từng loại chi phí. Theo giá cả được "tiếp thị" trên trang web này cho thấy một "mặt hàng" nội tạng khác giao động từ 200 - 300 triệu đồng.
Theo ghi nhận của PV, tại các trang web tương tự cũng đã thu hút hàng trăm thậm chí có trang lên đến hàng nghìn thành viên tham gia. Tại một số nhóm kín mà PV tìm hiểu, cũng có rất đông member.
Thậm chí trên trang Hiến - Nhận nội tạng mà quản trị viên là Nguyễn Bá B. có cả mẫu đơn đăng ký cụ thể cho từng trường hợp.
Trong đó, có một mẫu đơn đăng ký hiến và nhận tạng bao gồm các thông tin cá nhân cụ thể, muốn hiến hay nhận tạng, bộ phận muốn hiến hoặc nhận, nhóm máu, giới tính, mô tả tình trạng bệnh (dành cho người nhận tạng), yêu cầu của người hiến tạng (dành cho người hiến tạng). Tờ giấy hiến tạng này có giá trị pháp lý hay không và các thông tin của người cho, hiến, tặng sẽ đi về đâu, chính người hiến cũng không hề biết.
Chưa kể, một số website còn cung cấp những địa điểm đăng ký gần nhất, bao gồm hàng chục bệnh viện, cả bệnh viện tư nhân có thể nhận hiến tạng và có một số cơ sở chưa hề ghép tạng bao giờ.
Vô tình tiếp tay cho "cò thận" Theo ghi nhận của PV, những thông tin trong các mẫu đơn đăng ký của người muốn "hiến, tặng, cho" nội tạng tại các trang mạng xã hội, rất có thể sẽ lọt vào tay "cò nội tạng", những đối tượng này hoạt động một cách công khai dưới hình thức "chợ ma online". Và với số lượng lớn những người muốn "bán" bộ phận cơ thể như hiện nay, nghiễm nhiên mạng xã hội đang trở thành thế giới "tiềm năng" cho những đối tượng "làm giàu" trên cơ thể người khác.
Nhóm phóng viên
Theo_Người Đưa Tin
Khuất tất sau lời khai báo mất ô tô tại khu chung cư Không phải là một vụ trộm mà là chủ nhân thực sự của chiếc xe đến lấy xe đi nhưng ông Hiền khi trình báo với cơ quan Công an đã không trung thực, gây khó khăn cho công tác điều tra. Ngày 30/4, Thượng tá Trịnh Văn Sâm - Đội trưởng Đội Cảnh sát ĐTTP về TTXH - Công an quận 9,...