Khi nào trẻ được xem là biếng ăn
Trẻ biếng ăn là khi ăn ít hơn 60% nhu cầu và kéo dài từ một tháng trở lên.
Biếng ăn ở trẻ em rất thường gặp, chiếm đến 40% lý do trẻ được đưa đến bác sĩ. Tỷ lệ biếng ăn cũng khá cao ở các nước như Mỹ, Anh, Trung Quốc.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế City, cho biết cha mẹ cần hiểu đúng về biếng ăn và xác định con mình có đúng là biếng ăn hay không. Trẻ biếng ăn là khi ăn ít hơn 60% nhu cầu cần ăn và biểu hiện này phải kéo dài từ một tháng trở lên. Biếng ăn sẽ dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng, chậm tăng cân.
Bác sĩ Dung cho biết, trẻ biếng ăn được chia làm 3 nhóm chính. Nhóm trẻ biếng ăn thật sự là không có cảm giác ngon miệng, hầu như không cảm thấy đói. Nhóm trẻ kén ăn là chỉ có thể ăn một số món nhất định và không chịu thử hay ăn những món khác. Nhóm trẻ sợ ăn là tới bữa ăn sẽ khóc, chỉ cần thấy đĩa đồ ăn đã thấy muốn buồn nôn.
Ảnh: pinterest.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Trẻ mắc các bệnh như viêm họng, hô hấp…
Thiếu vi chất cũng làm bé không có cảm giác ngon miệng.
Video đang HOT
Do tâm lý, bé đến tuổi thích chơi hơn thích ăn hoặc bé buồn, xa ba mẹ nên chán và không có cảm giác thèm ăn.
Bé bị tổn thương về đường tiêu hóa.
Ba mẹ chưa đúng về cách chế biến món ăn khiến bé bị ngán.
Giải pháp cho trẻ hết biếng ăn
Ba mẹ phải có sự hợp tác và kiên nhẫn theo nguyên tắc:
- Giúp con có cảm giác đói bụng. Chia các cữ ăn nên cách 3-4 tiếng. Giữa các cữ này không cho con ăn vặt như bánh, nước trái cây, sữa…
- Một bữa ăn phải giới hạn thời gian 20-30 phút, không cố ép bằng được khiến trẻ sợ hãi.
- Chỉ cho con ăn khi đói bụng và ngừng ăn khi đã no. Cha mẹ nên tôn trọng sở thích ăn uống của con.
- Nên tập trung vào chất lượng hơn là số lượng.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Bé gái 18 tháng tuổi ở Phú Thọ nhiễm HIV khiến bố mẹ bàng hoàng
Cầm kết quả xét nghiệm máu của con gái ghi dương tính với HIV, vợ chồng chị Hoài tưởng như ngất đi, bởi bố mẹ đều âm tính.
Kết quả xét nghiệm máu có vào thứ ba tuần trước (ngày 7/8). Suốt một tuần sau đó, chị Hoài sợ hãi, trốn ở nhà ôm con không dám đi ra ngoài vì sợ người làng kỳ thị. Con gái chị chỉ mới 18 tháng tuổi, kết quả xét nghiệm máu của bố mẹ đều âm tính với virus HIV. Câu hỏi của người mẹ "tại sao con tôi nhiễm HIV", hiện chưa có ai trả lời được.
Gia đình chị Hoài ở khu Chiềng 3, xã Kim Thượng, Phú Thọ, nơi nhiều ngày qua dấy lên thông tin nhiều người nhiễm HIV do được một y sĩ trong vùng cho dùng chung kim tiêm. Cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc. Y sĩ khẳng định "không dùng chung kim tiêm cho bệnh nhân". Tuy vậy người dân trong vùng đều hoang mang lo lắng. Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã cử bác sĩ đến xã lấy mẫu máu toàn bộ người ở các gia đình để xét nghiệm. Gần 500 mẫu máu đã được thu thập.
Gia đình chị Hoài 4 người cũng được lấy mẫu máu xét nghiệm lần này, gồm hai vợ chồng và con trai lớn, con gái nhỏ. Kết quả chỉ có con gái nhỏ dương tính với virus HIV trong khi bố mẹ và con trai không mắc bệnh.
Người mẹ cho biết, bé sinh ra khỏe mạnh, hầu như không phải đi bệnh viện. Thỉnh thoảng bé ốm vặt, gia đình đưa đến nhà y sĩ gần nhà khám chữa. "Khoảng hai tháng gần đây bé biếng ăn, nổi hạch ở cổ. Y sĩ tiêm cho cháu 6-7 mũi nhưng vẫn chưa khỏi", chị Hoài cho biết.
Bé gái 18 tháng tuổi ở Phú Thọ nhiễm HIV trong khi bố mẹ và anh trai không mắc bệnh. Ảnh: L.N.
Cả xã Kim Thượng có 42 người được xác định nhiễm HIV. Ở khu Chiềng 3, ngoài con gái chị Hoài còn có hai người nữa dương tính với HIV. Một trong hai người bệnh này chính là anh ruột của chị Hoài, nhà ở bên cạnh. Người còn lại là một phụ nữ tuổi trung niên. Trước đó người phụ nữ này bị viêm loét miệng mãi không khỏi. Kết quả kiểm tra từ tuyến bệnh viện huyện đến trung ương đều khẳng định bà nhiễm HIV. Trong khi đó người phụ nữ khẳng định cả đời chỉ quanh quẩn ở nhà, không có bất kỳ hoạt động nào có nguy cơ nhiễm bệnh, ngoại trừ tiêm thuốc ở nhà một y sĩ trong xóm.
Hoang mang, những người bệnh từng thăm khám tại nhà y sĩ này bắt đầu ý kiến về vụ việc lên chính quyền xã Kim Thượng. Vài ngày sau, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn phối hợp với Trạm Y tế xã Kim Thượng đến từng gia đình lấy mẫu máu từ người già đến trẻ nhỏ để tiến hành xét nghiệm HIV.
Từ khi cán bộ đến lấy máu, người dân trong xã Kim Thượng đứng ngồi không yên. Trong 42 người được xác định dương tính HIV, hầu hết đều không biết tại sao mình nhiễm virus chết người này. Một phụ nữ chia sẻ, kể từ ngày cán bộ y tế đến lấy máu, không hôm nào bà không lo nghĩ về kết quả xét nghiệm.
"Liệu tôi và mọi người trong gia đình có bị lây nhiễm HIV hay không?", bà luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi này đến mất ăn mất ngủ. Đến khi có kết quả cả nhà đều âm tính, bà mới nhẹ nhõm phần nào.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Theo khảo sát, có những bệnh nhân đã bị HIV từ lâu, có trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS. Ông Long nói: "Việc điều tra mới dừng lại ở việc tìm hiểu tình trạng chung, cần thời gian để xác định nguyên nhân, có thể mất vài tháng".
Trong khi cơ quan chức năng đang tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh thì chị Hoài gục ngã vì thương con, vì không biết phải xử trí và chăm sóc con thế nào. Ngày 13/8 cán bộ từ Trung tâm Y tế huyện đã đến tận nhà tư vấn, hướng dẫn chị cách chăm sóc điều trị cho con. Dự kiến cuối tuần này, người mẹ sẽ đến bệnh viện tỉnh để nhận thuốc điều trị ARV về cho con uống.
* Tên gia đình bệnh nhân đã được thay đổi.
Lê Nga
Theo Vnexpress
Sữa cao năng lượng có tốt như quảng cáo? Nhiều cha mẹ có xu hướng thích mua sữa cao năng lượng giúp con tăng cân, tránh suy dinh dưỡng, biếng ăn. Liệu loại sữa này có mang lại hiệu quả như quảng cáo của nhà sản xuất? Khi trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, các bậc phụ huynh thường tìm đến sữa cao năng lượng như một giải pháp tối ưu. Tới...