Khi nào Trái đất sẽ hết ôxy nuôi dưỡng sự sống?
Sau một tỉ năm nữa, khí quyển Trái đất sẽ chứa rất ít khí ôxy, biến hành tinh chúng ta trở thành vùng đất chết cho những sự sống đa bào và phức tạp như loài người, theo báo cáo trên chuyên san Nature Geoscience .
Một tỉ năm nữa, Trái đất sẽ rất khác SHUTTERSTOCK
Ngày nay, khí ôxy chiếm khoảng 21% khí quyển Trái đất, mang đến sự sống cho các loài sinh vật, bao gồm con người.
Tuy nhiên, vào thời điểm địa cầu còn non trẻ, hàm lượng dưỡng khí trong khí quyển thấp hơn nhiều lần, và tình trạng này sẽ tái diễn trong tương lai.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Kazumi Ozaki của Đại học Toho (Nhật Bản) và Chris Reinhard của Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) đã rút ra kết luận trên sau khi xây dựng mô hình khí hậu, sinh học và địa chất của Trái đất, nhằm dự báo các điều kiện của khí hậu trong nhiều năm tới.
Kết quả cho thấy khí quyển địa cầu sẽ duy trì được hàm lượng ôxy cao trong vòng 1 tỉ năm nữa, trước khi giảm mạnh xuống mức như trước Sự kiện Ôxy hóa Lớn cách đây khoảng 2,4 tỉ năm.
“Chúng tôi phát hiện khí quyển nhiều dưỡng khí của Trái đất sẽ không duy trì vĩnh viễn”, chuyên gia Ozaki cho biết.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi trên là, trong quá trình già đi, mặt trời của chúng ta sẽ nóng hơn và phóng thích nhiều năng lượng hơn trước. Điều này sẽ dẫn đến hàm lượng CO 2 trong không khí giảm mạnh, khiến số lượng thực vật quang hợp, như thực vật, ít đi.
Khi đó, sự sống trên Trái đất sẽ chỉ còn ở dạng vi khuẩn, theo dự báo.
Phát hiện 'triệu năm có một': Tìm ra sự sống ở nơi khắc nghiệt nhất Trái đất
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện sự sống bị chôn vùi bên dưới lớp băng dày gần 1 km ở Nam Cực, thách thức giả thuyết cho rằng chẳng có loài nào có thể tồn tại ở nơi khắc nghiệt nhất của Trái đất.
Một trong hai động vật lạ vừa được tìm thấy bên dưới băng tầng Nam Cực SỨ MỆNH KHẢO SÁT NAM CỰC CỦA ANH
Lâu nay, giới nghiên cứu cho rằng điều kiện nhiệt độ lạnh giá, sự thiếu thốn ánh sáng mặt trời lẫn thức ăn đã khiến Nam Cực trở thành vùng đất chết của địa cầu.
Thế nhưng, có những sinh vật dẻo dai đang bám trụ bên trên một tảng đá trong lòng biển, bên dưới thềm băng Filchner-Ronne ở Nam Cực. Đội ngũ chuyên gia của đội Khảo sát Nam Cực Anh đã phải khoan xuyên lớp băng dày gần 900 m trước khi đến được nơi này.
"Khu vực bên dưới các thềm băng Nam Cực có lẽ là một trong những nơi dung dưỡng sự sống nhưng ít được biết đến nhất trên bề mặt Trái đất", báo The Guardian dẫn lời ông Huw Griffiths, một trong các nhà khoa học tham gia khám phá mới.
"Chúng tôi chưa bao giờ cho rằng có động vật ở đây", ông cảm thán.
Thềm băng Filchner-Ronne có diện tích khoảng 430.000 km 2 , lớn thứ hai ở Nam Cực, và ban đầu các nhà khoa học không hề có ý định săn lùng sự sống tại khu vực này.
Thay vào đó, họ khoan xuyên băng để thu thập mẫu ở thềm biển, cho đến khi camera của họ ghi nhận được điều bất thường trên một tảng đá.
"Chúng tôi chưa hề nghĩ rằng có thể tìm được dạng sống như thế trong cả một triệu năm", ông Griffiths nhớ lại.
Họ ghi hình được 2 dạng sự sống chưa từng được ghi chép trước đó, với một loài động vật màu đỏ có những cuống dài, trong khi loài màu trắng lại giống như bọt biển.
"Phát hiện của chúng tôi nêu lên nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, chẳng hạn như bằng cách nào chúng đến được nơi đó? Chúng ăn gì? Chúng đã bám trụ ở đây từ khi nào?", chuyên gia Griffith liệt kê những điều cần phải làm rõ trong thời gian tới.
Người ngoài hành tinh không thăm Trái đất "vì chúng ta quá ngốc" Đó là suy nghĩ của một vị giáo sư trường Havard. Ông ấy tin rằng sự sống ngoài Trái đất vẫn chưa tới thăm chúng ta bởi các chủng tộc ngoài hành tinh nghĩ rằng chúng ta không sáng dạ. Chúng ta đã phát minh ra bánh xe, động cơ ô tô và máy gia tốc hạt lớn, nhưng những người ngoài hành...