Khi nào thị trường BĐS du lịch mới phục hồi?
Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương, kể cả khi đường bay thương mại quốc tế được kết nối trở lại với một số quốc gia, chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng vào sự phục hồi ngay lập tức từ thị trường khách quốc tế như thời điểm năm 2019.
* Thị trường có thể nói vô cùng khó khăn trước tác động của dịch Covid-19. Vừa qua hàng loạt khách sạn buộc phải đóng cửa, rao bán. Ông nhận định gì về hiện tượng này , x u thế này kéo dài đến bao giờ?
Ông Mauro Gasparotti : Ngành du lịch Việt Nam đã trải qua những biến động lớn trong thời gian qua vì dịch bệnh. Hoạt động kinh doanh khách sạn đang phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề khi bị sụt giảm mạnh cả về công suất lẫn giá cho thuê khiến phần lớn các khách sạn rơi vào tình trạng thua lỗ. Hoạt động kinh doanh bị sụt giảm có thể khiến một số chủ sở hữu mất khả năng chi trả các khoản vay và dẫn đến nhu cầu thoái vốn khỏi các tài sản đang nắm giữ.
Thị trường Việt Nam hiện cũng đang có nhiều tin tức về làn sóng “bán tháo” các khách sạn, nhưng hầu hết là các khách sạn quy mô nhỏ, khách sạn gia đình được tự vận hành bởi các chủ sở hữu. Đối với các khách sạn thuộc phân khúc cao cấp 4-5 sao quốc tế, chúng tôi vẫn chưa nhận thấy làn sóng thoái vốn.
Video đang HOT
Ông Mauro chia sẻ tại sự kiện “”Meet the Experts – Hội ngộ Chuyên gia” lần thứ chín mới đây
Lý giải vấn đề này, nguyên nhân đầu tiên là vì phần lớn chủ sở hữu của các dự án lớn có nền tảng tài chính vững chắc, có thể tiếp tục hỗ trợ hoạt động kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trong khi đó, chủ sở hữu của các khách sạn nhỏ sẽ khó có đủ tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Lý do thứ hai là nhờ vào kết quả hoạt động ấn tượng của ngành khách sạn trong những năm trước mà một số khách sạn lớn có đủ tích luỹ để trang trải chi phí trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các chủ sở hữu của phân khúc cao cấp 4-5 sao quốc tế có thể sẽ cởi mở hơn trong việc đàm phán chuyển nhượng tài sản thay vì đòi hỏi mức giá rất cao như trước đây.
* Cá c nhà đầu tư có nên tranh thủ cơ hội tìm kiếm mua lại các dự án BĐS du lịch, khách sạn… khi thị trường chuyển nhượng đang nhộn nhịp như thế này không?
Ông Mauro Gasparotti : Luôn tồn tại rủi ro và cơ hội trong mọi hoạt động kinh doanh. Đối với việc tranh thủ cơ hội mua lại các dự án BĐS du lịch, theo tôi đây là thời điểm phù hợp để cân nhắc.
Trong những năm gần đây, ngành nghỉ dưỡng Việt Nam luôn rất hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nhờ vào tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. Tuy nhiên, đó cũng là rảo cản khiến nhiều nhà đầu tư khó gia nhập vào thị trường vì các chủ sở hữu đều không muốn thoái vốn trong điều kiện thị trường đang tăng trưởng tốt. Trong giai đoạn này, một số chủ sở hữu có thể có kế hoạch thoái vốn và các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội này để đầu tư vào những tài sản tốt mà trước đây họ khó có cơ hội để có thể đầu tư.
* Theo ông, khi nào thị trường du lịch mới có thể phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại như thời điểm năm 2019 và vài năm trước đó?
Ông Mauro Gasparotti : Kể cả khi đường bay thương mại quốc tế được kết nối trở lại với một số quốc gia, chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng vào sự phục hồi ngay lập tức từ thị trường khách quốc tế như thời điểm năm 2019. Có thể sẽ có nhu cầu du lịch xuất ngoại từ nhóm khách cá nhân hoặc nhóm nhỏ, nhưng phần lớn du khách, đặc biệt là nhóm khách đoàn và khách gia đình sẽ cần thêm thời gian để đánh giá mức độ an toàn trước khi quyết định du lịch trở lại.
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ phiên 21/9
Trong phiên giao dịch sáng ngày 21/9, phần lớn thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm, giữa lúc các nhà đầu tư đang theo dõi những diễn biến mới về gói kích thích kinh tế của Mỹ và vắc-xin phòng COVID-19 trong bối cảnh các ca lây nhiễm tăng mạnh tại châu Âu
Chứng khoán châu Á tăng nhẹ ( hình minh họa)
Cụ thể, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) ở mức thấp , dù ở gần mức đỉnh tháng 6/2018 là 568,84 điểm.
Thị trường chứng khoán Tokyo đóng cửa nghỉ lễ trong phiên giao dịch này.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) tăng nhẹ khi nhích 0,12% (28,50 điểm) lên 24.483,91 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) cũng tăng 0,32% (10,81 điểm) lên 3.348,90 điểm. Hòa theo xu hướng đi lên này, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul (Hàn Quốc) tăng 0,24% (5,67 điểm) lên 2.418,07 điểm.
Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 2,30 điểm (0,04%), xuống 5.862,20 điểm.
Nhiều chuyên gia của ANZ cho rằng các nhà đầu tư đang chuyển sự chú ý trở lại các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế mới cũng như cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra tại Mỹ.
Số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt con số 30 triệu người, gây thêm sự ảm đạm cho triển vọng phục hồi kinh tế trên thế giới. Giới chuyên gia lo ngại đà tăng trưởng kinh tế và lạm phát có thể bất ngờ giảm trong năm sau.
Ngoài ra, nhiều quốc gia châu Âu từ Đan Mạch tới Hy Lạp đều vừa đưa ra những hạn chế mới để hạn chế sự gia tăng số ca lây nhiễm COVID-19 tại một số thành phố lớn, trong khi Anh cân nhắc khả năng phong tỏa quốc gia để ngăn chặn sự lây lan nhanh của đại dịch.
Còn tại Việt Nam, vào lúc 9 giờ 49 phút phiên 21/9, chỉ số VN-Index tăng 0,76% (6,83 điểm) lên 907,78 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index tăng 1,44% (1,87 điểm) lên 130,93 điểm./.
JLL: Đầu tư bất động sản lao dốc trên toàn châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn là điểm sáng Nửa đầu năm 2020, lượng đầu tư và giá cho thuê giảm ở hầu hết các tài sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương, theo Jones Lang LaSalle (JLL). JLL: Đầu tư bất động sản lao dốc trên toàn châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn là điểm sáng Đầu tư giảm sút tại các thị trường hàng...