Khi nào thì nên cạo gió?
Tôi đọc báo thấy cạo gió là một phương pháp trị bệnh hiệu quả. Xin hỏi, trường hợp nào thì nên cạo gió? ( Hồ Thị Minh – Quảng Bình).
Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu cùng với các loại dầu cao, dầu gió, dầu tràm, dầu bạc hà… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn, cách xa cơ sở y tế.
Cạo gió được sử dụng thực sự thích hợp khi bị cảm mạo. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm). Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt…
Video đang HOT
Khi cạo gió không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.
Không áp dụng phương pháp này cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự chẩn đoán và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc chuyên khoa.
Theo TNO
Quế và bệnh tiểu đường
Quế không chỉ làm tăng độ ngon của món ăn, mà còn có thể tác động tốt đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Ảnh: Đ.N.Thạch
Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ở những người được bổ sung quế đúng liều lượng, hàm lượng đường huyết lúc đói của họ thấp hơn so với nhóm không đụng đến loại gia vị này. Không những thế, báo cáo còn cho thấy quế có thể cải thiện một vài chỉ số quan trọng cho sức khỏe tim mạch, từ giảm toàn bộ lượng cholesterol, lẫn hàm lượng cholesterol xấu, và chất béo trung tính triglyceride, đồng thời tăng liều lượng các cholesterol tốt.
Trong báo cáo mới đăng trên chuyên san The Annals of Family Medicine, các chuyên gia phân tích dữ liệu thu thập được từ 10 cuộc thử nghiệm có sự tham gia của 543 bệnh nhân tiểu đường dạng 2. Các cuộc nghiên cứu này so sánh nhóm người được bổ sung viên quế (liều lượng dao động từ 120 mg đến 6 gr trong lúc ăn hoặc sau khi ăn các cữ mỗi ngày, trong vòng từ 4 đến 18 tuần) với những người không dùng quế. "Khi tổng hợp kết quả của mọi cuộc thử nghiệm, chúng tôi phát hiện ở những bệnh nhân tiểu đường dạng 2, hàm lượng đường huyết lẫn cholesterol đều được cải thiện", theo chuyên gia Olivia Phung của Đại học phương Tây về y khoa tại Pomona, bang California, Mỹ.
Các nghiên cứu trước đây về sự ảnh hưởng của quế đối với đường huyết đã cho những kết quả khác nhau. Trên thực tế, khi những nhà nghiên cứu trong báo cáo mới tiến hành cuộc thử nghiệm về loại gia vị trên vào năm 2008, họ cho rằng nó chẳng có tác dụng gì đối với lượng đường huyết lẫn cholesterol. Tuy nhiên, trong cuộc phân tích mới nhất, họ gộp luôn dữ liệu của những cuộc khảo sát gần đây ở các bệnh nhân tiểu đường. Các cuộc nghiên cứu ban đầu đã xác định được cinnamaldehyde, một hợp chất được cho là có tác động cải thiện đường huyết, có thể là do kích thích sự sản xuất và hiệu quả của insulin. "Bằng cách củng cố hoạt động của insulin, việc kiểm soát đường huyết được cải thiện. Trong cuộc nghiên cứu, bệnh nhân được dùng quế giảm được lượng đường huyết lúc đói còn ở mức 25 milligram/deciliter, không bằng thuốc metformin (58 mg/dL), nhưng tốt hơn các loại thuốc mới hơn là sitagliptin (16 đến 21 mg/dL).
Vẫn chưa rõ liều lượng quế chính xác cần dùng để có tác dụng đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2, cũng như thời gian và tần suất bổ sung loại gia vị này. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được các nhóm bệnh nhân có thể nhận được hiệu quả tốt nhất từ quế, cũng như chèn liệu pháp mới vào những liệu pháp hiện nay để phát huy tối đa tác dụng. Cần phải triển khai thêm các cuộc nghiên cứu mới về ảnh hưởng của quế đối với quá trình điều trị căn bệnh nguy hiểm này, nhưng dựa trên kết quả phân tích mới nhất, có vẻ như quế hữu ích đối với người bị chứng tiểu đường dạng 2.
Theo TNO
Lá lốt "thân thiện" giúp trị bệnh đổ mồ hôi tay Từ giờ căn bệnh đổ mồ hôi tay không còn ám ảnh bạn nữa! Lưu ý: - Các bạn nên ngâm tay 1 lần/ngày trước khi đi ngủ. - Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp lên tay trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé! Theo VNE