Khi nào thế giới có tỷ phú sở hữu khối tài sản nghìn tỷ USD?
Tỷ phú đầu tiên chạm đến mốc nghìn tỷ USD được cho là sẽ xuất hiện ngay trong thế kỷ này, trong bối cảnh cuộc đua chinh phục không gian trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Cuộc đua trở thành người đầu tiên sở hữu tài sản nghìn tỷ USD có thể thuộc về 3 tỷ phú Mỹ.
Theo Daily Star, dự báo mới nhất cho thấy đến năm 2040, thế giới sẽ có tỷ phú đầu tiên sở hữu khối tài sản nghìn tỷ USD. Cột mốc này nhiều khả năng sẽ do một trong ba tỷ phú Richard Branson, Elon Musk hoặc Jeff Bezos vượt qua đầu tiên.
Đây là những tỷ phú Mỹ đã và đang dấn thân vào kế hoạch chinh phục không gian. Các chuyên gia tin rằng, khai thác tài nguyên vũ trụ, bao gồm khoan thiên thạch và chiếm đóng các hành tinh khác, sẽ tạo ra tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên.
Các công ty vũ trụ mà 3 tỷ phú này sở hữu đều tham vọng mở ra con đường chinh phụ không gian. Bởi trong thời đại hiện nay, sứ mệnh chinh phục không gian không chỉ còn là nhiệm vụ của các nhà khoa học.
Từ lâu, Bezos, Musk và Branson đã đổ tiền vào 3 công ty khám phá không gian dựa trên mục đích thương mại, bao gồm Blue Origin, SpaceX và Virgin Galactic.
Video đang HOT
Khai thác tài nguyên vũ trụ là miếng bánh béo bở đang chờ các tỷ phú Mỹ.
“Bắt đầu từ những năm 2000, những tỷ phú này đã đặt ra tham vọng chinh phục những nơi xa xôi ngoài vũ trụ”, báo cáo của RS Components viết. “Nhưng ai sẽ là người đầu tiên cán mốc sở hữu khối tài sản nghìn tỷ USD?”
Theo RS Components, cả 3 công ty của 3 tỷ phú Mỹ đều đang cạnh tranh rất khốc liệt, không ai chịu thua kém ai.
Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos nói sẽ bắt đầu bán vé du lịch không gian ngay trong năm nay, sau chuyến bay thử thành công ở sa mạc Texas.
Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson cũng không chịu thua kém khi nói sẽ sớm mở đầu các chuyến bay thương mại vào không gian.
SpaceX của Elon Musk thì đã thành công trong việc phóng tên lửa Heavy Falcon, mang theo chiếc xe điện Tesla vào không gian.
Năm nay, Musk nói sẽ giới thiệu mẫu tàu vũ trụ đầu tiên phục vụ cho nhiệm vụ thám hiểm Mặt trăng và sao Hỏa.
Theo Danviet
Từ công nhân nhà máy đến nữ tỷ phú giàu nhất hành tinh
Từ một kỹ thuật viên nhà máy mức lương 16 USD/tháng, Wu Yajun đã trở thành tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới với tài sản ước tính khoảng 9,4 tỷ USD.
Wu Yajun là người đồng sáng lập của Longfor Properties, một công ty phát triển bất động sản hiện có tên Longfor Group Holdings. Bà là giám đốc điều hành (CEO) của công ty trong sáu năm và là chủ tịch hội đồng quản trị từ năm 2007 đến 2018. Longfor có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc) nhưng hoạt động tại 47 thành phố, mang lại doanh thu 10,7 tỷ USD (~248 nghìn tỷ VND) trong năm 2017.
Vào tháng 11/2018, công ty cho biết Wu đã từ chức chủ tịch và chuyển 44% cổ phần công ty của mình cho con gái Cai Xinyi. Con gái của bà được cho là ở độ tuổi 20. Số tài sản này vẫn được báo Bloomberg coi là của bà Wu thay vì của con gái, để phản ánh vị thế của bà với tư cách là người sáng lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin về tài sản ròng của bà Wu khi không tính cổ phiếu Longfor không được công khai.
Bà Wu có số tài sản khoảng 9,4 tỷ USD (~218 nghìn tỷ VND), giàu hơn 3 tỷ USD (~69,6 nghìn tỷ VND) so với người phụ nữ tự thân giàu nhất nước Mỹ, Diane Hendricks, người có khối tài sản trị giá khoảng 6,3 tỷ USD (~146 nghìn tỷ VND). Hendricks là chủ tịch, chủ sở hữu duy nhất và đồng sáng lập của ABC Supply, nhà phân phối bán buôn vật liệu lợp mái nhà lớn nhất ở Mỹ.
Wu không sinh ra trong gia đình giàu có. Bà sinh năm 1964 tại Trùng Khánh (Trung Quốc), ngày nay là một thành phố có khoảng 30 triệu dân. Bà bắt đầu học tại Đại học Bách khoa Tây Bắc ở Tây An khi bà 16 tuổi và tốt nghiệp với bằng cử nhân kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp, Wu được phân công làm việc tại một nhà máy quốc doanh ở quê nhà và làm việc ở đó được bốn năm, kiếm được khoảng 16 USD/tháng (~371.000 VND).
Chân dung vị nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới (Ảnh: Business Insider)
Năm 1988, khi 24 tuổi, Wu bắt đầu khoảng thời gian năm năm làm nhà báo chuyên về bất động sản tại Thông tấn xã Shirong Trung Quốc. Theo The Economist, đây là "thời kỳ hoàng kim lợi nhuận" đối với các tờ báo Trung Quốc.
Năm 1993, sau khi trải qua vô số vấn đề khi cố gắng mua căn hộ đầu tiên của mình, từ việc thiếu khí đốt tự nhiên đến dịch vụ thang máy và ánh sáng kém, Wu và chồng bà là Cai Kui đã được truyền cảm hứng để bắt đầu sự nghiệp mà sau này trở thành Longfor Properties.
Năm 1997, Longfor đã bán được dự án nhà ở đầu tiên tại Trùng Khánh, thành phố quê nhà của Wu, với giá 157 USD/mét vuông (~3,6 triệu VND), cao gấp đôi thu nhập của hộ gia đình trung bình của Trung Quốc vào thời điểm đó. Longfor là một trong những nhà phát triển trung tâm mua sắm sớm nhất ở Trung Quốc. Ước tính khoảng 300 triệu người đã đến thăm trung tâm này vào năm 2017.
Wu giữ chức CEO từ năm 2005 đến 2011 và sau đó giữ vị trí chủ tịch. Năm 2012, bà là người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc cho đến khi ly hôn vào năm đó. Bà đã mất gần 3 tỷ USD (~69,6 nghìn tỷ VND) khi chuyển khoảng 40% cổ phần của mình trong công ty cho Cai. Tuy nhiên, tài sản của Wu đã tăng lên. Năm 2017, bà đứng thứ bảy trong danh sách toàn cầu gồm các nữ tỷ phú tự thân, với tài sản ròng trị giá 4,6 tỷ USD (~106,7 nghìn tỷ VND). Hiện tại, bà đã vượt lên đứng ở vị trí dẫn đầu.
Vị tỷ phú này nổi tiếng kín đáo. Năm 2003, vì thiếu thông tin công khai về Wu, tên của bà đã bị viết sai trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc và bà bị nhầm là đàn ông. Khi được hỏi tại sao bà tránh công chúng, Wu nói: "Chà, tôi không có gì để nói. Tôi chỉ là một người tập trung vào việc của chính tôi thôi."
Theo Danviet
Trung Quốc là nước có tốc độ 'sản sinh' tỷ phú nhanh nhất Trung Quốc vừa mới "góp" thêm 106 tỷ phú mới vào danh sách những người siêu giàu trên thế giới, đồng nghĩa cứ 3 ngày thì ở nước này lại xuất hiện 1 tỷ phú mới. Theo kết quả cuộc khảo sát thường niên do Ngân hàng Thụy Sĩ UBS và công ty kiểm toán PwC thực hiện và công bố ngày 26/10,...