Khi nào thai nhi quay đầu trong bụng mẹ?
Ban đầu, khi thai nhi hình thành trong bụng mẹ sẽ ở tư thế quay đầu lên phía trên. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc chui ra ngoài được thuận lợi nhất bé sẽ quay đầu ngược lại.
Vậy thời điểm nào thai nhi sẽ quay đầu trong bụng mẹ?
Thời điểm thai nhi quay đầu ở mỗi thai phụ là khác nhau. Vậy thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? và làm sao để thai nhi quay đầu ở tư thế tốt nhất? Các mẹ cùng tìm hiểu nhé.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Nếu là đứa con đầu lòng, bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35 của thai kỳ. Còn nếu là đứa thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn. Thông thường là tuần thứ 36 hay 37. Tuy nhiên đây là đa số trường hợp, ngược lại có nhiều bé quay đầu sớm hơn hay muộn hơn mốc thời gian này.
Thai nhi quay đầu như thế nào thì tốt nhất?
Vị trí tốt nhất để bé chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.
Một số đứa trẻ tuy nằm đúng chiều (ngôi tỳ vào tử cung) nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của người mẹ thì được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, sẽ có một số trường hợp không tốt sau:
- Sẽ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ.
- Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ (cả khi có cơn co tử cung hay không).
- Thời gian chuyển dạ lâu hơn.
- Có thể phải dùng tới các thủ thuật lấy thai như phooc-sep hay giác hút.
Do đầu bé tì vào cột sống nên thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tư thế tốt nhất cho quá trình chuyển dạ sẽ là tư thế bò 4 chân. Ở vị trí này, đầu bé sẽ rời khỏi cột sống, giúp giảm đau lưng.
Khi bé đã ở đáy xương chậu, bé có thể sẽ tự xoay 180 độ để trở về vị trí tốt nhất khi bé chui ra. Trong trường hợp bé giữ nguyên vị trí thì khi sinh ra, mặt bé sẽ quay lên trên. Lúc này sẽ cần phải dùng tới thủ thuật phooc-sep hay giác hút để lôi bé ra.
Làm sao để thai nhi quay đầu tốt nhất?
Video đang HOT
Có rất nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để thai nhi quay đầu và ở vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Trong đó, các bà bầu có thể “khuyến khích” thai quay đầu theo vị trí ngôi trước bằng cách:
Tư thế tốt nhất để thai nhi chào đời an toàn
- Luôn để đầu gối thấp hơn hông:
Đặt 1 miếng đệm lên ghế ô tô để nâng “bàn tọa” lên.
Chiếc ghế bạn thường xuyên ngồi phải đáp ứng tiêu chí người đổ về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.
Thường xuyên giải lao, đi lại nếu công việc phải ngồi nhiều.
Vừa xem tivi vừa bò 4 chân 10 phút mỗi ngày.
- Lau sàn nhà sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn lau sàn ở tư thế bò, gáy của bé sẽ dần dịch chuyển về phía bụng thay vì “dính” vào cột sống của mẹ.
- Rất thú vị là tư thế nằm của mẹ cũng có thể làm vị trí ngôi thai thay đổi theo hướng tích cực. Khi nằm ngửa, bé sẽ không thể quay đầu xuống phía hông. Chỉ ở tư thế nằm nghiêng bên phải bé mới xoay được người và ở vị trí ngôi trước hay ngôi sau.
- Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ mà dùng cả tay và chân để tập các bài thể dục cho hông từ tuần thứ 37 thai kỳ sẽ sinh con thuận lợi hơn do ngôi thai ở vị trí lý tưởng. Tuy nhiên, với những phụ nữ có ngôi thai chưa thuận, tập động tác này 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút sẽ giúp ngôi thai xoay chuyển như ý ở thời điểm chuyển dạ hay trước đó.
- Thỉnh thoảng thai phụ sẽ thấy nhiều con gò chuyển dạ trước khi thực sự chuyển dạ. Những cơn gò này có thể khiến các bà mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, những cơn co bóp tử cung này chính là sự hỗ trợ để thai quay mặt về phía cột sống thay vì hướng mặt ra phía bụng. Cách tốt nhất khi gặp những tình huống này là nghỉ ngơi thật nhiều, vận động nhẹ; nhấm nháp cả ngày để đảm bảo năng lượng.
- Các mẹ đừng quá lo lắng nếu kết quả kiểm tra cho thấy ngôi thai chưa ở vị trí như mong đợi. Bởi ngày nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp “mẹ tròn con vuông”.
Theo Duocanbinh.vn
Dấu hiệu mang thai đôi
Bạn vừa phát hiện mình mang thai, tuy nhiên, những dấu hiệu của lần mang thai này khác với lần trước. Bạn tự hỏi không biết có phải mình mang song thai? Những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.
Mệt mỏi triền miên
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của những người mẹ mang thai đôi. Buồn ngủ, nôn, kiệt sức trong 3 tháng đầu tiên có thể nghiêm trọng hơn vì cơ thể mẹ phải "lao động" nhiều hơn để tạo dinh dưỡng cho bào thai. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể là do các yếu tố khác (công việc, căng thẳng, nghèo dinh dưỡng... ) chứ không phải dấu hiệu của thai đôi.
Dựa theo nồng độ HcG
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ có thể theo dõi nồng độ HcG (human chorionic gonadotropin). HcG là một nội tiết tố được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này thông qua xét nghiệm.
Nhịp tim thai
Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể nhờ bác sĩ đo nhịp tim để xác định xem liệu có phải bạn đang mang song thai hay không. Đây là cách chẩn đoán hoàn toàn vô hại nhưng đôi khi không chính xác hoàn toàn, bởi có thể bạn phát hiện ra nhiều hơn một nhịp tim là do sự nhầm lẫn một âm thanh nào đó trong bụng mẹ.
Nồng độ AFP trong máu
Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên - còn được gọi là kiểm tra huyết thanh của thai phụ. Đây là xét nghiệm giúp nhận biết các nguy cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh và cũng có thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay không.
Tăng cân nhiều hơn bình thường
Phụ nữ mang song thai thường tăng cân nhiều so với các thai phụ bình thường. Cân nặng của phụ nữ khi mang thai có thể phụ thuộc vào chiều cao, đặc điểm cơ thể và cân nặng trước lúc mang thai, thế nhưng tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn có thể là do bạn đang mang trong bụng nhiều hơn một em bé.
Nghén nặng
Khoảng 50% phụ nữ mang thai buồn nôn hoặc nôn trong thai kỳ. Người mẹ mang thai đôi cũng vậy nhưng không có nghĩa là họ bị nghén gấp đôi. Chỉ khoảng 15% người mẹ mang thai đôi bị nghén nặng.
Thai nhi chuyển động sớm và nhiều
Cảm giác em bé "cựa quậy" trong bụng quả là không hề dễ chịu đối với phụ nữ mang thai, riêng đối với phụ nữ mang song thai thì việc này có xu hướng xảy ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết liệu có phải mình đang mang thai nhiều hơn một em bé hay không.
Vòng bụng lớn hơn so với tuổi thai
Trong suốt thai kỳ, hầu như phụ nữ nào cũng được tiến hành đo vòng bụng. Vòng bụng lớn hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó mang song thai cũng là một trường hợp được tính đến.
Lịch sử gia đình hoặc linh cảm bản thân
Đôi khi trực giác của một người mẹ cũng có thể cảm nhận thấy bản thân đang mang song thai. Ngoài ra, lịch sử gia đình cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc về những cảm nhận của mình. Phụ nữ trong những gia đình có tiền sử sinh đôi thì khả năng sinh đôi cũng sẽ cao hơn những người khác. Nhưng nên nhớ, dù sao bạn không nên tự mình "chẩn đoán" mà hãy trình bày với bác sĩ về lịch sử gia đình hay những linh cảm của bạn để nhận được sự giúp đỡ phù hợp.
Qua hình ảnh siêu âm
Cách chính xác nhất để khẳng định việc bạn đang mang thai đôi hay không là nhìn vào kết quả siêu âm. Qua hình ảnh siêu âm các mẹ sẽ dễ dàng nhận ra hai túi ối nằm cạnh nhau. Nếu bạn không nhận ra điều này thì bác sĩ khám thai trực tiếp cho bạn cũng thông báo về tình hình thai kỳ của bạn.
Mang thai hai em bé sẽ nhọc nhằn hơn một em bé rất nhiều. Vì vậy khi phát hiện mình mang song thai, việc của mẹ là ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và kiểm tra sức khỏe thai thường xuyên theo lịch hẹn bác sĩ. Bù lại cho những nhọc nhằn, bạn sẽ có một lúc 2 thiên thần nhỏ, thật tuyệt vời phải không.
Những người phụ nữ có khả năng mang thai song sinh cao
Phụ nữ trên 30 tuổi.Phụ nữ đang ở thời kì mãn kinh.Phụ nữ có chiều cao hơn mức trung bình.Những phụ nữ béo phì có chỉ số BMI ( Tỷ số khối cơ thể )> 25.Phụ nữ có cặp song sinh hoặc nếu có anh em sinh đôi trong gia đình ví dụ như mẹ, cô dì, chị em của bạn đã có cặp song sinh khác trứng.Phụ nữ đã từng thực hiện hỗ trợ khả năng sinh sản.Phụ nữ là người người Mĩ gốc Phi.Những phụ nữ đã từng có thai.
Các biến chứng có thể có của việc mang thai song sinh
Rủi ro tăng cao trong trường hợp mang thai song sinh,nhưng cũng có trường hợp không có rủi ro xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trong thời gian mang thai.
Sinh non ( sinh khi thai chưa đến 38 tuần)Các bé nhỏ hơn bình thường do có hai thai phát triển trong cùng một không gian.Một bé nhỏ hơn bé kia. Đó là vì một thai nhận được nhiều dinh dưỡng, chiếm khoảng không gian nhiều hơn. Điều này là phổ biến ở mang thai song sinh.Tiền sản giật. Các bà bầu cần có bác sĩ theo dõi trong suốt quá trình mang thai. Giữ nước và chất đạm qua nước tiểu là dấu hiệu của tiền sản giật.Tiểu đường thai nghén.
Những vấn đề quan trọng cần ghi nhớ khi mang thai song sinh
Các bà bầu cần được nữ hộ sinh chăm sóc thường xuyên.Cần có chuyên gia hướng dẫn, tư vấn về vấn đề dinh dưỡng.Bạn cần tận dụng các cơ hội nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, giúp cho việc chăm sóc hai bé song sinh được tốt hơn.Cần siêu âm thường xuyên hơn.Chăm sóc các bé song sinh rất tốn kém. Tìm hiểu về những quyền lợi của bạn được bảo hiểm, truy cập vào hệ thống y tế công cộng để giảm các chi phí không phải chi trả.Các bé song sinh có xu hướng ra đời sớm hơn dự kiến vì vậy cần phải đầu tư nhiều để tổ chức tốt cho việc ra đời của các bé.
Theo Duocanbinh.vn
Chảy máu thai kỳ đừng nên chủ quan Nhìn thấy có vết máu lưu lại trên nội y là nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của các bà bầu. Có thể đây là dấu hiệu bé nhà bạn đang gặp nguy hiểm nhưng cũng có thể là một biểu hiện hết sức bình thường của thai phụ. Theo một nghiên cứu, cứ khoảng 10 thai phụ thì có 1 người từng...