Khi nào Quốc hội tiến hành bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước?
Tiếp tục phiên họp thứ 28, chiều nay (16.10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về dự kiến kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ảnh TTXVN).
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đóng góp, chương trình công tác của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội đã dự kiến điều chỉnh thứ tự, thời điểm xem xét một số nội dung cho phù hợp, trong đó, Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền.
Cụ thể, theo dự kiến, trong ngày khai mạc kỳ họp (22.10), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Sáng ngày 23.10, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Buổi chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Sau đó Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Dự kiến vào 15h ngày 23.10, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Chủ tịch nước mới được bầu sẽ tuyên thệ.
Video đang HOT
Bên cạnh việc bầu Chủ tịch nước, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội cũng sẽ có những nội dung đáng chú ý sau:
Quốc hội xem xét, quyết định nhân sự thành viên Chính phủ trước khi lấy phiếu tín nhiệm; Thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan trước ngày 13.11.2018. Thảo luận tại hội trường dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vào sáng ngày sẽ không bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp như đề nghị của đại biểu; Không bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp phiên thảo luận ở hội trường các báo cáo về công tác tư pháp, phòng, chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo.
Về xem xét các báo cáo việc thực hiện các nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn và tiến hành chất vấn: Đề nghị nghiên cứu có cách thức tiến hành cho phù hợp, đạt hiệu quả cao, đồng thời tạo điều kiện để nhiều đại biểu tham gia thảo luận và chất vấn (mỗi đại biểu Quốc hội chỉ nên thảo luận và nêu chất vấn trong thời gian không quá 5 phút; người trả lời chất vấn không quá 3 phút đối với chất vấn của 01 đại biểu, việc giải trình ý kiến đại biểu nêu cần ngắn gọn, súc tích, bao quát các vấn đề.
Về dự án Luật Hành chính công (dự án Luật theo sáng kiến của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Mội trường của Quốc hội), tại phiên họp trù bị, sẽ báo cáo Quốc hội về việc không tiếp tục xây dựng dự án Luật này, đồng thời sẽ gửi tài liệu của dự án Luật (nếu có, do Ban soạn thảo đề nghị) đến đại biểu Quốc hội để làm tài liệu nghiên cứu.
Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 24 ngày, khai mạc ngày 22.10 bế mạc vào ngày 21.11.2018.
Phát biểu góp ý nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí với dự kiến chương trình do Tổng Thư ký trình. Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, việc Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước cần có sự tập trung cao để kết quả làm sao cũng cao như của Ban Chấp hành Trung ương.
Trước đó vào chiều ngày 3.10, trong ngày làm việc thứ 2 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng,Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.
Sáng ngày 8.10, sau khi Hội nghị Trung ương 8 khóa XII kết thúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội tại đơn vị bầu cử số 1 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hà Nội. Tại đây, Tổng Bí thư đã nói: Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau. Nói kiêm thì vai nào là chính, vai nào là phụ, cũng không nên nói “nhất thể hóa” vì không phải nhất thể hóa.
Tổng Bí thư cho biết, việc này xuất phát từ tình huống không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời, hiện giờ khuyết chức danh này và cần phải có người làm ngay. Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận nhiều phương án, quá trình thảo luận diễn ra rất dân chủ, rất trách nhiệm, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Theo Danviet
Ông Lê Khả Phiêu nói gì về việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước?
Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, một người giữ chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước là cách lựa chọn tốt. Cách làm như vậy sẽ càng thúc đẩy công việc thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (ảnh PV).
Trao đổi với PV Dân Việt, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhớ lại, cách đây gần 20 năm việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đã được đưa lấy ý kiến. "Thời điểm này dư luận từ các vị cán bộ lão thành phản đối. Họ nói truyền thống của Đảng ta như thế, tại sao lại học ở đâu. Mấy lần tôi thăm dò thấy dư luận nơi này, nơi kia đều phản ứng, không đồng tình. Có người còn cho rằng làm như vậy là hỏng Đảng, họ nói người giữ hai chức vụ cao như vậy sẽ quyền uy, rồi thế này, thế kia. Tôi mới nói lại với một số người, để một người giữ một chức thì vẫn có thể xảy ra độc đoán, chuyên quyền nếu như người cán bộ đó được lựa chọn không tốt, thiếu việc giám sát, kiểm tra chứ không người giữ hai chức vụ mới xảy ra chuyện như vậy", nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kể.
Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, việc một người giữ chức Bí thư, Chủ tịch, chúng ta đã thí điểm ở cơ sở. Có nơi xã đã làm, có nơi huyện đã làm, mặc dù làm chưa được nhiều nhưng có thể thấy đã đem lại kết quả tích cực. "Điều quan trọng nhất là chất lượng của người cán bộ đứng đầu. Người đó phải có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Chính vì thế công tác đào tạo cán bộ, lựa chọn cán bộ hết sức quan trọng, phải làm đến nơi, đến chốn, quy chế đưa họ lên giữ chức vụ phải đảm bảo, như vậy sẽ phát huy tác dụng. Nếu chuẩn bị cán bộ sơ sài, chất lượng cán bộ thấp, lại ở vào trường hợp người hám quyền lực khi họ giữ cả hai chức thì rất nguy hiểm", nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói.
Nói về việc người giữ cả hai chức vụ lãnh đạo cao nhất, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng, chất lượng cán bộ của đồng chí làm Tổng Bí thư thì có thể làm luôn Chủ tịch nước vẫn được. Ông cho rằng đến nay trình độ cán bộ nói chung cũng như cán bộ lãnh đạo cấp cao nói riêng đã được nâng lên nhiều, về bằng cấp tương đối đồng đều.
Về giám sát quyền lực, theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, chúng ta có cả cơ chế giám sát của tổ chức Đảng nói chung, trong đó có cơ chế giám sát đảng viên, cơ chế giám sát của Trung ương... "Trong công tác lãnh đạo, điều hành, người cán bộ nào mà tỏ ra chuyên quyền, độc đoán, mắc vi phạm khuyết điểm thì bị tổ chức thay ngay chứ không bao giờ để", nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói.
Theo ông, để giám sát tốt quyền lực thì cơ chế giám sát càng phải rõ ràng, chặt chẽ vừa để cho người giữ hai chức vụ lãnh đạo làm đúng chức năng nhiệm vụ, vừa không thể độc đoán, chuyên quyền. Cơ chế đó phải làm cho người cán bộ lãnh đạo không thể có tiêu cực (nghĩa là muốn làm cũng không được), không dám (nghĩa là sợ), đó là sự ràng buộc trách nhiệm, kiểm soát quyền lực.
Tại buổi tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử số 1 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hà Nội (sáng 8.10), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau. Nói kiêm thì vai nào là chính, vai nào là phụ, cũng không nên nói "nhất thể hóa" vì không phải nhất thể hóa.
Tổng Bí thư cho biết: Việc này xuất phát từ tình huống không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời, hiện giờ khuyết chức danh này và cần phải có người làm ngay. Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận nhiều phương án, quá trình thảo luận diễn ra rất dân chủ, rất trách nhiệm, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Việc này bước đầu dư luận trong nước, quốc tế đều đồng tình, ủng hộ. Cá nhân tôi xin trân trọng cảm ơn và sẽ tùy thuộc vào kết quả Quốc hội bầu, lúc bấy giờ có gì sẽ hứa sau.
Theo Danviet
Việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ khi nào? Theo TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, từ khi ông còn công tác, cơ quan chức năng đã đề xuất với Trung ương việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương thống nhất giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước (ảnh TTXVN). Vào chiều qua, Ban...